Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chuyện chưa kể về khôi phục hang Cốc Bó
“Khi trao đổi với chúng tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Hang Cốc Bó (trong quần thể khu di tích lịch sử đặc biệt Pác Bó (Cao Bằng) là di tích lịch sử hàng đầu của nước ta. Không có hang này thì không có Cách mạng Tháng Tám, không có Quốc khánh ngày 2.9, không có nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Cần phải khôi phục lại nguyên trạng hang này”, Thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh kể.
Đại tướng Võ Nguyễn Giáp (1911 -2013), Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam (ảnh tư liệu).
Nhân 74 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 5 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 21.12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hóa dân tộc”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều vị tướng lĩnh, nhiều nhà khoa học và giới văn nghệ sĩ.
Tại hội thảo, Thiếu tướng Hoàng Kiền có tham luận kể về câu chuyện rất đặc biệt với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Câu chuyện này có giá trị rất lớn về mặt lịch sử. Tướng Hoàng Kiền kể:
Vào buổi sáng tháng 7.2005, tôi đang trong phòng làm việc. Đại tá Nguyễn Huyên (Thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) gọi điện đến nói: Anh Văn giao Tư lệnh Binh chủng Công binh lên kiểm tra hang Cốc Bó về báo cáo. Tôi băn khoăn mãi, bởi đã hai lần có đồng chí lên kiểm tra và về báo cáo hang Cốc Bó không việc gì.
Thiếu tướng Hoàng Kiền (ảnh L.K).
Tôi gọi cho Đại tá Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm tư vấn khảo sát thiết kế công trình quốc phòng đến trao đổi và giao nhiệm vụ: Đưa ngay một tổ công tác mang theo máy camera lên đo đạc, khảo sát toàn bộ khu Pác Bó và trọng tâm là hang Cốc Bó, kết hợp quay phim để về báo cáo Đại tướng. Anh Sơn lên trước, tôi lên sau. Khi chúng tôi khảo sát về, xem băng ghi hình cũng không phát hiện ra điều gì lạ trong hang, mọi người vẫn bảo nhau rằng hang vẫn như cũ.
Về Hà Nội, chúng tôi làm việc với Đại tướng. Ông dành có một buổi sáng để nghe báo cáo, xem trên màn hình toàn cảnh khu Pác Bó và chi tiết trong hang. Ngồi dự còn có Phu nhân Đại tướng, Thư ký Nguyễn Huyên và anh Võ Hồng Nam (con trai Đại tướng). Đại tướng chăm chú theo dõi màn hình, rồi nói: Khối đá to ở giữa hang kia là bị đánh sập từ nóc xuống. Ông trầm ngâm suy nghĩ, rồi gõ tay xuống bàn nói 3 lần: Tại sao họ lại đánh sập cái hang này?
Video đang HOT
Hang Cốc Bó (ảnh IT).
Hang này bị quân xâm lược dùng bộc phá đánh sập nóc hang vào năm 1979. Sau gần 30 năm, người tham quan nhiều, đi lại sờ vào làm nhẵn mòn mặt đá, nếu không có camera quay để Đại tướng xem và chỉ ra thì cũng không ai biết là hang từng bị đánh sập.
Đại tướng giải thích cho chúng tôi: Ngày 28.1.1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã qua Trung Quốc trở về Việt Nam. Tôi đón Bác và Pác Bó là điểm dừng chân đầu tiên. Hai bác cháu nằm trong hang Cốc Bó tâm sự 7 đêm, Bác nằm trên phản gỗ, còn tôi nằm trên chiếu dưới đất bên cạnh.
Bác nói: Chú Văn ạ, người làm cách mạng trước hết phải dĩ công vi thượng, nghĩa là phải đặt lợi ích cách mạng lên trên hết. Cách mạng Việt Nam phải tiến hành vũ trang khởi nghĩa, giành chính quyền. Đại tướng nhìn chúng tôi rồi chậm rãi nói tiếp: Suốt đời tôi không bao giờ quên lời căn dặn này. Cả đời tôi luôn cống hiến cho sự nghiệp cách mạng theo lời dặn của Bác.
Cũng tại nơi đây, từ ngày 10 đến 19.5.1941, đã diễn ra Hội nghị Trung ương 8 do Bác chủ trì để bàn về chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. Sau đó Bác quay trở lại Trung Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Sau khi được trả tự do về nước Bác cũng nằm trong hang này trước khi về Tân Trào.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Hang Cốc Bó là di tích lịch sử hàng đầu của nước ta. Không có hang này thì không có Cách mạng Tháng Tám, không có Quốc khánh ngày 2.9, không có nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Cần phải khôi phục lại nguyên trạng hang này. Sau đó Đại tướng giao cho Binh chủng Công binh thực hiện. Đại tướng bảo anh Võ Hồng Nam thảo thư tay rồi ông ký đề nghị Thủ tướng hỗ trợ kinh phí. Anh Nam đi gặp các cơ quan chức năng, rồi gặp Thủ tướng lúc đó là ông Phan Văn Khải và được giải quyết.
Theo tướng Hoàng Kiền khi tiến hành khôi phục, điều khó nhất là không có ảnh trần hang ban đầu để thiết kế, anh em phải nghiên cứu, tìm hiểu qua đồng bào khu vực. May mắn lúc đó chúng tôi gặp được cụ Hoàng Văn Lục, người trực tiếp nấu cơm cho Bác tại hang và bà Nông Thị Khìn, người nấu cơm ở bản rồi mang lên cho Bác. Hai cụ vẫn nhớ rất kỹ hình dáng của vòm hang khi xưa giúp chúng tôi ghi chép lại. Đoàn công tác đã kết hợp dùng phương pháp 3 D, hội thảo xin các ý kiến chuyên gia.
Đến tháng 11.2006, công việc khôi phục được khởi công, Công ty xây dựng Lũng Lô (Binh chủng Công binh) đảm nhiệm thi công. Đoàn đã phải dùng máy khoan đá ép hơi chẻ nhỏ đá sập đưa ra ngoài, dựng khung thép ghép chống lên rồi bơm vữa bê tông bù lại tảng đá đã sập. Đến phần phun nhũ đỉnh hang, do tầm quan trọng và ý nghĩa của công trình nên Binh chủng Công binh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng đã thống nhất chọn công ty mỹ thuật hàng đầu của nước ta để thực hiện. Do phía công ty đòi giá cao nên cuộc đàm phán kéo dài. Mãi đến năm 2009, công trình mới hoàn thành. Phó Chủ tịch Quốc hội lúc đó là ông Huỳnh Ngọc Sơn lên thăm đã phê bình việc làm chậm.
Sau khi hoàn thành công trình, Đại tá Nguyễn Thanh Sơn lên báo cáo Đại tướng và chiếu hình ảnh trong hang sau khi khôi phục cho Đại tướng xem. Đại tướng rất hài lòng và khen Bộ đội Công binh làm rất giỏi, hang được khôi phục giống như ban đầu.
Theo Danviet
Nặng lòng với câu hỏi phát triển quê hương Nghệ An
Người thập phương biết đến xứ Nghệ học giỏi, làm việc có trách nhiệm, bài bản; tấm lòng mến khách, thân thương. Song, nhiều người cứ băn khoăn, khó giải thích, thậm chí nặng lòng với câu hỏi: "Tại sao Nghệ An vẫn chậm vươn lên mặc dù không thiếu các tiềm năng để phát triển?"
Ngày 16-17/8, Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào đã thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Từ trong Cách mạng tháng Tám, Nghệ An là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền rất sôi nổi, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của cách mạng cả nước. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Nghệ An đã cùng cả nước đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Bước sang thời kỳ đổi mới, Nghệ An cùng với các tỉnh, thành trong cả nước không ngừng tìm tòi bước đi phù hợp, nghĩ kế vươn lên, thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong tỉnh khá nhất ở miền Bắc".
Người thập phương biết đến xứ Nghệ học giỏi, làm việc có trách nhiệm, bài bản; tấm lòng mến khách, thân thương. Song, nhiều người cứ băn khoăn, khó giải thích, thậm chí nặng lòng với câu hỏi: "Tại sao Nghệ An vẫn chậm vươn lên mặc dù không thiếu các tiềm năng để phát triển ?" và "Tại sao nhân tài Nghệ An chưa thực sự cống hiến nhiều cho sự nghiệp phát triển quê hương ?".
Nghệ An có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc. Ảnh: Thành Cường
Ngày 17/9/1945, Bác Hồ đã có thư gửi các đồng chí tỉnh Nghệ An, trong đó vừa nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám, vừa căn dặn, chỉ ra những khuyết điểm cần sửa đổi. Bác khẳng định: "Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó". "Trong việc phá hoại, chống kẻ thù đòi độc lập thì dễ dàng kéo cả toàn dân. Trong việc kiến thiết thì khó kéo hơn, vì nó đụng chạm đến quyền lợi của một đôi giai tầng". Từ đó, Bác đề nghị tỉnh nhà phải thay đổi những thói quen không tốt, tăng cường đoàn kết, đồng lòng vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh.
Điều mà ai cũng thấy rõ là Nghệ An có đồng bằng, rừng núi và biển cả; nhiều tiền năng để phát triển, giàu tài nguyên khoáng sản, lực lượng lao động dồi dào, nhất là nguồn nhân sỹ trí thức mà có thể nói là các tỉnh khác không có được. Nhưng cho đến này, tuy đã đổi thay nhiều nhưng Nghệ An vẫn còn là tỉnh chưa giàu, đang rất cần có một cú hích để nhanh chóng vươn lên xứng với tiềm năng của mình.
Từ năm 1960, Bác Hồ đã viết: Hồi khởi nghĩa, Đảng ta chỉ non 5 nghìn đảng viên mà lãnh đạo được nhân dân cả nước làm Cách mạng Tháng Tám thắng lợi. Ngày nay, hàng ngũ Đảng ta đã tăng gần 100 lần, chính quyền nhân dân ta vững chắc, quân đội nhân dân hùng mạnh, Mặt trận dân tộc rộng rãi. Công nhân, nông dân và trí thức ta được rèn luyện thử thách và tiến bộ không ngừng... Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Công chức xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh tư liệu
Tỉnh Nghệ An hiện có khoảng số lượng đảng viên gấp nhiều lần so với số đảng viên cả nước năm 1945. Tuy rằng, quan trọng hàng đầu không phải là số lượng mà chính là chất lượng đảng viên, chất lượng của sinh hoạt chi bộ đảng các cấp; tinh thần trách nhiệm và bổn phận của đảng viên đối với Tổ quốc và nhân dân, trước hết là biết tự trọng với chính mình, rồi đến đối với cơ quan, đơn vị mình công tác và địa phương mình cứ trú. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Đảng ta không chỉ cần con số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên".
Cho nên, đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" hôm nay chính là để nâng cao chất lượng của người cán bộ, đảng viên "hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân", "đảng viên đi trước, làng nước theo sau"; đấu tranh đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, giảm sút ý chí chiến đấu, xuống cấp về phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thậm chí có người mượn danh nghĩa của Đảng để trục lợi cá nhân...
Đường phố Quang Trung với những tòa chung cư cao tầng hiện đại. Ảnh tư liệu
Trong khí thế mùa Thu lịch sử cách đây 73 năm đang hiện về cùng non sông đất Việt, đang được khơi dậy và lan tỏa khắp đất trời càng thúc giục mọi người tích cực vận dụng bài học, phát huy tinh thần của Cách mạng Tháng Tám trong điều kiện mới.
Đó là nhất thiết phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, ý chí quyết thắng, vì dân tộc trên hết, tích cực chủ động xây dựng nội lực, nắm bắt thời cơ, phát động các phong trào thi đua, tạo niềm tin vững chắc của nhân dân vào lãnh đạo, tùy từng thời điểm mà tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, bám sát nhu cầu thiết thực của nhân dân...
Với tâm thế đó, Nghệ An cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước đang nỗ lực phấn đấu làm nên "cuộc Cách mạng Tháng Tám của thế kỷ XXI".
Lê Đức Hoàng
Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương
Theo baonghean
Quảng Bình xây tượng đài Bác Hồ gần 79 tỷ đồng UBND tỉnh Quảng Bình mới đây đã phê duyệt dự án Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình. Dự án có mức đầu tư 78,8 tỷ đồng và sẽ thực hiện trong năm 2018 - 2019. Dự án này sẽ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh...