Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 80 năm viết báo
Ngày 7/10/1987, một đồng chí chuyên viên mang thư của anh Trần Quang Huy (nguyên Bộ trưởng Bộ Pháp chế) đến cho tôi, nói về việc anh Võ Nguyên Giáp muốn sưu tầm những bài báo anh viết bằng chữ Pháp thời kỳ vận động dân chủ, hiện những tờ báo ấy được lưu ở Bảo tàng Cách mạng. Mấy ngày sau, tôi viết thư gửi anh Võ Nguyên Giáp, rồi đến gặp anh.
Đây là lần đầu tiên tôi đến với anh, người mà từ lâu tôi đã hết sức quý mến, kính trọng, nói chuyện với tình anh em thân thiết, làm cho tôi nhớ mãi.
Anh nói với tôi nghe về công tác làm báo trong thời kỳ vận động dân chủ và muốn tôi giúp tìm lại những bài báo đó. Tôi nói: “tờ Notre Voix”, ở Bảo tàng Cách mạng có 11 số, tất cả bộ sưu tập là 32 số. Tôi có đủ 32 số bằng ảnh lấy từ vi phim, mang ở Thư viện Quốc gia Pháp về, sẽ được photocopy và phóng to ra giấy A3 cho anh toàn bộ, dễ đọc. Anh mừng quá.
Tôi có cả bộ sưu tập báo Le Travail, trong đó có nhiều bài viết của anh, còn ở dạng vi phim chưa đưa ra giấy. Lâu không mở ra, rất tiếc là phim bị mốc không dùng được. Bảo tàng cách mạng chỉ có mấy số. Tôi còn ghi lại một số tư liệu từ vi phim có liên quan đến hoạt động của Võ Nguyên Giáp về tờ báo này.
Từ nói chuyện về mấy tờ báo chữ Pháp, tôi được nhiều lần nghe anh Võ Nguyên Giáp nói về hoạt động báo chí của anh từ thời làm báo Tiếng dân những năm 1929-1930, và sau thời kỳ vận động dân chủ, đi vào phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật….
Tôi vốn hứng thú với đề tài báo chí cách mạng, đã xuất bản hai cuốn sách (Báo Dân chúng, Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 -1945), vừa viết xong “Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đang viết tiếp về lịch sử báo chí và nhà báo có tên tuổi lớn. Những câu chuyện của anh Võ Nguyên Giáp đã cho tôi biết thêm nhiều điều quý giá về báo chí, đặc biệt biết anh đã viết báo từ lúc 18-19 tuổi.
Tướng Giáp đã bắt đầu viết báo từ những ngày tuổi đời chỉ 18, đôi mươi
Nhân dân cả nước và thế giới đều biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà quân sự lỗi lạc nhất của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, nhưng ít người biết đến ông còn là nhà báo cách mạng lớn, đứng sau Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh.
Là một học sinh mới học xong năm thứ hai trung học, nhưng đã viết những bài đăng trên báo Tiếng dân lúc 18-19 tuổi có thể xem là bất hủ. Tôi đã đọc và kiểm tra lại, tư liệu hoàn toàn chính xác, quan điểm mác xít rõ ràng, ngôn từ chặt chẽ.
Trong điều kiện những năm 1929 – 1930, học lực như thế, trẻ tuổi như thế, cho đến nay học cao, sách báo tham khảo sẵn sàng cũng không mấy ai có thể viết được những bài đại loại như thế. Tôi rất kinh ngạc, khâm phục hết mực, từ đó nảy ra ý định viết cuốn “Hoạt động báo chí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Tôi hỏi ý kiến anh, được anh đồng ý.
Tôi bắt tay sưu tầm tư liệu ở Thư viện Viện Sử học, Thư viện quốc gia, kho Bảo tàng Cách mạng, Thư viện TP.HCM, ảnh chụp từ vi phim của Thư viện Quốc gia Pháp, tìm đọc các tài liệu có liên quan đến những bài báo của Võ Nguyên Giáp, cả những tài liệu theo dõi báo chí cách mạng của mật thám Pháp để lại.
Tôi còn tìm được nhiều bài báo ký tên Vân Đình, Hải Thanh, nhưng quá lâu năm, thư viện không cho photocopy vì sợ đã rách nát lại rách nát thêm. Do đó tôi phải dùng máy ảnh hoặc nhờ người chụp tay. Việc này anh Võ Điện Biên (con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp) đã thực hiện giúp tôi.
Khó nhất là những bài báo chữ Pháp đều không có tên tác giả để mật thám khó theo dõi, vì vậy thật không dễ xác định bài nào là của Võ Nguyên Giáp.
Video đang HOT
Võ Điện Biên cùng tôi soạn các số báo đưa cho Đại tướng, đề nghị Đại tướng đánh dấu chữ V vào bài viết của mình. Tôi đọc lại, căn cứ vào nội dung, xác định đúng, thì Võ Điện Biên đưa đi dịch ra tiếng Việt. Bài nào còn phân vân thì để lại. Dịch xong tôi xem lại, hiệu đính để sử dụng.
Sau Cách mạng Tháng Tám, các bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ký tên Võ Nguyên Giáp hoặc Hồng Nam. Tìm ra những tờ báo, nhất là những tờ xuất bản trong thời kỳ ngay sau Cách mạng Tháng Tám rồi kháng chiến chống Pháp không dễ.
Tôi tìm trong thư viện báo Quân đội nhân dân, Thư viện Trung ương quân đội, Thư viện báo Nhân dân, Thư viện Tạp chí Cộng sản và may mắn được một số cán bộ quân đội đã làm báo ở thời kỳ này từng quen thân với tôi bổ sung cho những tờ mà các thư viện còn thiếu. Nhờ đó tôi chụp được nói chung là đủ.
Còn một mảng báo trả lời các cuộc phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài trong dịp Đại tướng đi thăm các nước Xã hội Chủ nghĩa châu Âu, Trung Quốc, Cu Ba, các nước Châu Phi; các bài phỏng vấn này đã được đăng báo các nước, nhưng chưa sưu tầm được. Một số cuộc phỏng vấn của phóng viên nước ngoài đến Việt Nam và phóng viên báo Việt Nam đăng đây đó, chưa tập hợp được hết.
Võ Nguyên Giáp hoạt động báo chí trải dài theo lịch sử từ năm 1929 đi qua tuổi 94, chỉ gần 6 năm tạm “gác bút” (1931- 1936). Số đầu bài báo đã nhiều, phần lớn bài viết dài, chất lượng cao, có giá trị về nhiều mặt, đề cập đến các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, quốc gia và quốc tế, là tài sản vô cùng quý báu, để lại mãi mãi cho đời.
Những bài báo của Võ Nguyên Giáp đều sử dụng một loại văn chính luận. Với khối lượng đồ sộ và chất lượng cao như vậy, nhà báo Võ Nguyên Giáp rất xứng đáng có tên trong “Từ điển Văn học” với tư cách là nhà văn chính luận (“Từ điển Văn học”, nxb.Thế giới, H.2004, trong mục từ Văn chính luận (tr.1941) không có mục từ Võ Nguyên Giáp).
Trong cuốn sách này tôi cũng đính chính vài đoạn viết trong sách và đưa vào truyền hình không đúng về một số sự kiện trong giới hạn “nhà báo” Võ Nguyên Giáp. Đáng nói là sách của ta viết sai, nhưng đã được một nhà nghiên cứu lịch sử Mỹ đưa vào sách của họ.
Đây là cuốn sách đầu tiên viết về hoạt động báo chí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tài liệu còn thiếu, phân tích và bình luận còn có những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, cho nên không tránh khỏi những khuyết điểm.
Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, tôi chân thành cảm ơn các cơ quan, các anh chị ở thư viện và các bạn đã giúp đỡ tôi tài liệu để viết.
Kính mong bạn đọc nhận xét, góp ý, bổ sung, để khi có điều kiện tái bản sẽ sửa chữa làm cho chất lượng cuốn sách được nâng cao hơn.
Theo Đất Việt
Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp & quy định của Nhà nước
Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được công bố chính thức. Các quy định hiện hành về lễ tang đối với cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước như sau:
Theo Điều 5 Nghị định 105/2012, cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Theo Thông tư 74/2013 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2013) quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách Nhà nước phục vụ lễ quốc tang, lễ tang cấp Nhà nước, lễ tang cấp cao thì mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ Quốc tang tối đa là 800 triệu đồng.
Trong đó, khoản chi mang tính cố định tối đa là 295 triệu đồng, gồm: Chi mua quan tài tối đa 50 triệu đồng; chi làm bàn thờ tại gia đình tối đa 50 triệu đồng; chi xây vỏ mộ tối đa 80 triệu đồng; chi làm bàn thờ, trang trí tại các nơi tổ chức lễ tang tối đa 80 triệu đồng...
Ngoài ra, các khoản chi do ban tổ chức xem xét quyết định tối đa không quá 505 triệu đồng gồm: Chi làm 6 vòng hoa tiêu biểu, 30 vòng hoa luân chuyển; chi thuê xe phục vụ tang lễ; chi thuê nhà bạt, ô che nắng, mưa; chi thuê cây cảnh, thảm trải sàn; chi ăn, ở cho khách địa phương, họ hàng về dự tang lễ; chi quay video, chụp ảnh, truyền hình; chi bảo vệ mộ 10 ngày đầu...
Đối với Lễ tang cấp Nhà nước thì mức chi từ ngân sách tối đa là 250 triệu đồng. Trong đó, các khoản chi do ban tổ chức xem xét quyết định tối đa là 130 triệu đồng, gồm: chi làm 6 vòng hoa tiêu biểu, 25 vòng hoa luân chuyển; chi thuê xe phục vụ tang lễ; quay video, chụp ảnh, truyền hình...
Mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ tang cấp cao tối đa là 60 triệu đồng, trong đó chi mua quan tài tối đa là 10 triệu đồng, chi xây vỏ mộ tối đa 15 triệu đồng.
Đối với Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp nhà nước, Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào mức quy định nêu trên và đề nghị của Văn phòng Trung ương để cấp phát cho Văn phòng Trung ương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.
Thông báo về Lễ Quốc tang
Các cơ quan sau đây cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang:
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
5. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang
1. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,
a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.
Các văn bản về Lễ Quốc tang
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo: Thông cáo về Lễ Quốc tang; danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang, tiểu sử người từ trần; Thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà
Theo ANTD
Tướng Thước run rẩy, bàng hoàng hay tin Đại tướng mất Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã run rẩy, không cầm được nước mắt khi hay tin: Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Tối 4/10, khi nghe phóng viên báo tin về sự ra đi đột ngột của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Nguyên Phó...