Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần ở tuổi 103
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần vào hôm nay 4/10/2013, thọ 103 tuổi. Đại tướng qua đời vào cuối giờ chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị lâu nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h chiều nay tại Viện quân y 108 khi ông vừa qua tuổi 103.
Đại tướng qua đời vào 18h9 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi 103.
Thi hài của ông đã được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.
Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành “người anh cả” của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!” – Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Video đang HOT
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) – những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 – 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I – VII.
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Theo Xahoi
Truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công cho 2 liệt sỹ Công an Hà Nội
Sáng nay, 26-7, Đảng ủy Ban Giám đốc CATP Hà Nội đã trang trọng tổ chức lễ truy điệu liệt sỹ và trao bằng Tổ quốc ghi công của Thủ tướng Chính phủ cho 2 liệt sỹ Công an Hà Nội đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công cho 2 liệt sỹ Công an Hà Nội: Nguyễn Ngọc Phong (tức Lê Thăng) và Nguyễn Văn Lưu (tức Lưu Phệ) được trang trọng tổ chức tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ công an Hà Nội, số 67 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm; với dự tham dự của Trung tướng Trần Văn Nhuận, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Cục Chính sách - Bộ Công an, Sở Lao động, thương binh, xã hội TP.Hà Nội; Ban liên lạc kháng chiến chống Pháp, Ban Chủ nhiệm CLB sỹ quan hưu trí công an Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP, cùng trưởng các phòng nghiệp vụ, công an quận, huyện, thị xã...
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ chủ chốt vào dâng hương Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ Công an Hà Nội
Liệt sỹ Nguyễn Ngọc Phong (tức Lê Thăng) sinh năm 1929, quê quán Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nguyên là cán bộ công an quận 6 Hà Nội (nay là huyện Thanh Trì). Tháng 6-1948, đồng chí Phong được điều động lên hoạt động trên địa bàn quận 4 (nay là huyện Từ Liêm), làm Phó trạm trưởng trạm Diên An (trạm giao liên hoạt động trong vùng địch chiếm đóng làm nhiệm vụ giao liên từ ngoại thành vào nội thành và từ ngoại thành đi ra vùng tự do).
Sáng 16-7-1948, trên đường đi công tác, đồng chí Phong bị bọn biệt kích đi tuần tra, phát hiện và bắn. Đồng chí Phong đã hy sinh ở đầu thôn Lộc, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm. Công an Hà Nội và các gia đình kháng chiến đã chôn cất và cải táng hài cốt đồng chí Nguyễn Ngọc Phong vào nghĩa trang Liệt sỹ Mai Dịch.
Lễ truy điệu có những người đồng đội, đồng chí của hai liệt sỹ đến dự
Liệt sỹ Nguyễn Văn Lưu, sinh năm 1926, quê quán khu phố chợ Hôm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; nguyên cán bộ Điệp báo Ty Công an Hà Nội thời kỳ 1947-1949. Ngày 2-9-1949, đồng chí Lưu trong lúc đang làm việc tại trụ sở Ty Công an Hà Nội đóng tại thôn Văn Ông, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa (tỉnh Hà Tây cũ), thì bị máy bay của Pháp ném bom trúng nơi cơ quan đóng quân. Đồng chí Lưu đã hy sinh cùng 4 đồng chí khác.
Tên của hai liệt sỹ đã được khắc trang trọng lên Đài tưởng niệm Liệt sỹ
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, gần 70 năm đã trôi qua, do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử những năm kháng chiến chống Pháp, Hà Nội là vùng địch tạm chiếm, hoạt động nội thành hết sức khó khăn, quyết liệt; các cán bộ công an Hà Nội là những người đầu tiên trở về nội thành hoạt động, dũng cảm, kiên cường bám trụ cho đến ngày giải phóng Thủ đô, và hy sinh tổn thất rất nhiều. Bản thân các đồng chí đều hoạt động bí mật, chỉ biết tên nhau qua bí danh, giữ bí mật với cả gia đình. Chính vì vậy, việc tìm đồng đội cũ của các liệt sỹ để xác nhận là rất khó khăn. Việc tìm được thân thân gia đình các liệt sỹ lại càng khó khăn hơn.
Với tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc, Công an Hà Nội đã đăng tải rất nhiều số báo An ninh Thủ đô để tìm thân nhân của hai liệt sỹ từ hàng chục năm nay nhưng chưa có kết quả.
Xuất phát từ đề nghị của các đồng chí trong Ban liên lạc cán bộ Công an Hà Nội kháng chiến chống Pháp, trong đó tâm huyết nhất là đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh, nguyên cán bộ Công an Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an; cùng với xác nhận của đồng chí Nguyễn Tài, nguyên Trưởng ty Công an Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an...được sự đồng ý của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Công an, nên mặc dù vẫn chưa tìm được thân nhân, nhưng để ghi nhận công lao đóng góp, chiến đấu và hy sinh anh dũng của 2 đồng chí Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong, CATP Hà Nội đại diện cho thân thân liệt sỹ đã nhanh chóng hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ, báo cáo lên các cấp có thẩm quyền đề nghị công nhận liệt sỹ lực lượng CAND đối với hai đồng chí Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong.
Ngày 24-6-2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định cấp bằng Tổ quốc ghi công cho hai đồng chí Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung và Thiếu tướng Lưu Quang Hợi nhận bằng Tổ quốc
ghi công của hai liệt sỹ Nguyễn Ngọc Phong và Nguyễn Văn Lưu
"Trải qua 67 năm xây dựng, trưởng thành, lực lượng Công an Hà Nội luôn nhận được những chỉ đạo sát sao của Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố; sự thương yêu đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân Thủ đô, và đã lập được nhiều thành tích xuất sắc. Để có được những chiến công, thành tích đó, máu của các thế hệ chiến sỹ công an Thủ đô đã đổ. 330 liệt sỹ của Công an Hà Nội đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Hàng trăm đồng chí thương binh đã để lại một phần xương máu, tô thắm thêm là cờ truyền thống của Công an Thủ đô", Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP xúc động nói.
Sự hy sinh dũng cảm của hai liệt sỹ Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong nói riêng trong khi thực hiện nhiệm vụ, là tấm gương sáng để lớp lớp các thế hệ CBCS Công an Hà Nội học tập, noi theo; là nguồn động viên, khích lệ CBCS dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ gìn ANTT thành phố, sự bình yên của người dân. Các đồng chí Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong là liệt sỹ thứ 331, 332 của Công an Hà Nội qua các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng CNXH, được Nhà nước công nhận và trao bằng Tổ quốc ghi công.
Theo ANTD
Trung ương về làm việc với người tố cáo "anh hùng khai man thành tích" Ngày 11/6, tại Huyện ủy Phong Điền (tỉnh TT-Huế), đoàn làm việc của Trung ương đã chính thức giải quyết đơn tố cáo của các cựu chiến binh về ông Hồ Xuân Mãn khai man thành tích nhằm có được danh hiệu AHLLVTND thời kỳ chống Mỹ. Đoàn làm việc gồm đại diện của Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng, Ban Tổ chức...