Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Nhân vật của năm 2013
Qua đời ngày 4/10, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bỗng làm thức tỉnh trong lòng hàng triệu người dân Việt Nam những giá trị và sức mạnh đoàn kết dân tộc. Đó thực sự là một chiến thắng nữa, chiến thắng cuối cùng của ông.
Theo tiêu chí “người có tác động lớn nhất đến thời sự của Việt Nam trong năm”, VnExpress bình chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Nhân vật của năm 2013.
18h09 ngày 4/10, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 103, trong sự tiếc thương của hàng triệu người dân. Anh: DPA.
Trong lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1945 đến 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi nhận là người đã đánh thăng cả quân đội Pháp và Mỹ khi làm thất bại tham vọng Đông Dương của hai thế lực quân sự hàng đầu thế giới này. Ông khiến năm châu kinh ngạc khi quân đội do mình lập ra và lãnh đạo gồm những người nông dân đã khuất phục được đội quân Pháp có trang bị tối tân trong trận Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954.
Với chiến công này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử Việt Nam có sức ảnh hưởng cá nhân vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Nhiều dân tộc đã lấy chiến thắng Điện Biên Phủ để khởi nguồn cho cuộc đấu tranh giành độc lập của mình. Các tướng lĩnh ở bên kia chiến tuyến cũng luôn dành cho ông sự kính trọng và gọi ông là “Đại tướng 5 sao” hoặc không ngần ngại tôn vinh ông là “Vị tướng huyền thoại”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được các chuyên gia biên soạn cuốn Bách khoa toàn thư nước Anh năm 1984 bình chọn là một trong 10 vị tướng kiệt xuất trong lịch sử nhân loại. Người anh cả, tổng tư lệnh tối cao đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam được vinh danh không chỉ vì vai trò của ông trong những thời điểm bước ngoặt của lịch sử đất nước như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 hay chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, mà còn vì trong thời bình ông vẫn luôn tận tâm với những quyết sách lớn của đất nước.
Sự kiện ông qua đời ngày 4/10 được coi như “chiến thắng cuối cùng” của vị tướng của lòng dân, khi làm thức tỉnh những giá trị dân tộc va sưc manh đoan kêt của hàng triệu người Việt Nam. Ông được người dân coi như biểu tượng mà họ mong muốn về một nhà lãnh đạo, đó là sự hấp dẫn quần chúng, sự nghiệp anh hùng, sống trong sạch và yêu nước thực thụ. Ông rời dương gian giống như một cây đại thụ nằm xuống và sự ra đi của một người từng trực tiếp tham gia kiến tạo cả một giai đoạn lịch sử đất nước đã để lại một khoảng trống lớn, khó có thể bù đắp.
Video đang HOT
Lần đầu tiên kể từ sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời hơn 40 năm trước, Việt Nam mới lại chứng kiến một lễ tang mà cả dân tộc dường như xích lại bên nhau để tưởng nhớ một trong những vị tướng lẫy lừng nhất trong lịch sử nhân loại. Chính lớp trẻ, những người chưa từng biết đến chiến tranh và chỉ biết tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các trang sách lịch sử, đã bày tỏ lòng yêu mến và kính trọng với ông một cách nồng nhiệt nhất.
Thanh niên Việt Nam tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: BBC.
Cảm xúc của giới trẻ sau khi nhận tin vị tướng huyền thoại qua đời đã khởi đầu cho một sự kiện thu hút sự quan tâm của giới truyền thông trong và ngoài nước: Hàng vạn người kiên nhẫn và thành kính xếp hàng dài nhiều km để được vào viếng tư gia đại tướng trong suốt 9 ngày. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nhìn nhận: “Những dòng người xếp hàng dài vào viếng cụ tại nhà riêng cho thấy nhân dân rất công minh, lịch sử rất công bằng. Rõ ràng, được lòng dân, dân tôn làm thánh; mất lòng dân, dân ngoảnh mặt đi”.
Đây cũng là minh chứng cho thấy sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ trực tiếp góp phần định hình lịch sử hiện đại của đất nước mà còn tiếp tục ảnh hưởng đến các thế hệ sau ngay cả khi ông đã qua đời. Cuộc đời ông từ một thầy giáo dạy sử đa trở thành vị tướng huyền thoại, đông thơi cũng là biểu tượng của một con người luôn đặt mục tiêu cống hiến cho dân tộc, cho đất nước lên trên hết, điều mà người dân luôn mong đợi ở những người lãnh đạo quốc gia.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Vốn là một thầy giáo, ông trở thành “người anh cả” của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) – những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 – 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I – VII.
Theo VNE
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lời giới thiệu cuốn lịch sử Quân khu 4
"Các đồng chí viết sử phải thể hiện cho được sự phong phú của loại hình đấu tranh, truyền thống vẻ vang của các địa phương Quân khu 4 để làm bài học kinh nghiệm đấu tranh sau này", Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm cán bộ, chiến sỹ Lực lượng vũ trang QK4 năm 1973 (Ảnh Bảo tàng Quân khu 4).
Lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn in rõ trong tâm trí Đại tá Nguyễn Công Thành - Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4. Với anh, đã hơn 20 năm trôi qua nhưng lần đầu tiên gặp Đại tướng và cũng là lần duy nhất cứ ngỡ như mới diễn ra ngày hôm qua.
Năm 1992, khi đó Thượng úy Nguyễn Công Thành đang là trợ lý viết sử của Phòng lịch sử quân sự Quân khu 4 cùng đoàn cán bộ quân khu ra thăm Đại tướng. Món quà mà đoàn mang theo là cuốn sách "Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)". Đồng thời, đoàn cũng có nhiệm vụ đề nghị Đại tướng viết lời đề tựa giới thiệu cuốn "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ xâm lược" mà Quân khu đang biên soạn.
"Khoảng 5h chiều đoàn chúng tôi mới được vào gặp Đại tướng. Tôi vẫn nhớ như in Đại tướng mặc bộ quần áo trấn thủ của những người lính Điện Biên nhanh nhẹn bước ra và ôm hôn tất cả các thành viên trong đoàn. Đại tướng nâng ly trà lên đề nghị mọi người thay rượu chúc sức khỏe "quê hương Khu 4". Đó là "chén rượu" ngon nhất trong đời tôi, ngon hơn cả rượu sâm-panh. Một cử chỉ hết sức thân tình khiến chúng tôi nhớ mãi", Đại tá Thành kể.
Lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ở trong tâm trí của những người làm công tác bảo tàng như đại tá Nguyễn Công Thành.
Tại cuộc gặp gỡ, Đại tướng nói về tầm quan trọng của địa bàn Quân khu 4, truyền thống đấu tranh, phong phú về loại hình đấu tranh của các địa phương Qk4, đặc biệt là vị trí hậu phương đối với cả nước và của cả Đông Dương. Đại tướng căn dặn: "Các đồng chí viết sử phải thể hiện cho được sự phong phú của loại hình đấu tranh, truyền thống vẻ vang của các địa phương QK4 để làm bài học kinh nghiệm đấu tranh sau này".
Trước đề nghị viết lời giới thiệu cuốn sách "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước", Đại tướng vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tự mình chấp bút. Buổi trò chuyện đã hết, ai cũng muốn được chụp ảnh kỷ niệm với vị Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng cứ ngại ngần không dám đề đạt. Hiểu rõ ước muốn của các cán bộ chiến sỹ trong đoàn, Đại tướng vui vẻ: "Các đồng chí Quân khu 4 cũng là người nhà, chúng ta cùng chụp một bức ảnh kỷ niệm". Được lời như cởi tấm lòng, các thành viên đoàn nhanh chóng chỉnh sửa lại quân phục. Đại tướng đi lên gác, lát sau đi xuống với bộ đại lễ và gọi đồng chí Trần Hồng sang chụp ảnh.
Ngày 12/10/1994, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết lời giới thiệu dài 5 trang giấy cho cuốn sách "Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)". Những nét chữ chân phương, rõ ràng, lời văn khúc chiết. Trong lời giới thiệu dài 5 trang giấy được viết tay này, Đại tướng đã khái quát một cách ngắn gọn và đẩy đủ nhất lịch sử truyền thống đấu tranh chống Mỹ cứu nước của lực lượng vũ trang, nhân dân Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Lời giới thiệu viết tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho cuốn sách "Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975".
"Cuốn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Quân khu 4 đã ghi lại được phần nào những tấm gương chiến đấu và phục vụ chiến trường, những thành công và thành tích chiến đấu và sản xuất dưới mưa bom lửa đạn, ghi lại phần nào những kinh nghiệm quý giá, để lại cho các thế hệ mai sau trong toàn quân và trong cả nước", Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết.
Đối với những người làm công tác di sản văn hóa như Đại tá Nguyễn Công Thành, lời căn dặn của Đại tướng luôn là một lời nhắc nhở trong quá trình làm việc, truyền thông để phát huy được các giá trị truyển thống qua các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng, đặc biệt là các di sản quân sự. "Làm sao để phát huy các giá trị, những chiến công của bao lớp người đã làm nên cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện trên địa bàn, đặc biệt là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trên chiến trường Quân khu 4 anh hùng luôn là những trăn trở thường trực của những người làm công tác di sản quân sự chúng tôi", Đại tá Thành cho hay.
Gian trưng bày tư liệu, hiện vật quý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bảo tàng QK4
Bằng tấm lòng của người làm công tác di sản văn hóa và tình cảm của người lính đối với vị Tổng tư lệnh quân sự, cán bộ, chiến sỹ Bảo tàng Quân khu 4 đã dành một vị trí hết sức trang trọng trưng bày những hiện vật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó có thể là chiếc đài, chiếc áo trấn thủ, chiếc ống nhòm hay những bức thư tay chỉ đạo công tác giao thông trên mặt trận Quân khu 4. Hiện tại, công tác sưu tập các kỷ vật của Đại tướng với quân dân Khu 4 vẫn tiếp tục được thực hiện. Đó là một cách tri ân của Đại tá Thành, của cán bộ chiến sỹ Bảo tàng và thế hệ trẻ Khu 4 đối với người anh Cả vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo Dantri
200 hình ảnh, tư liệu quý về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Với gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, triển lãm đã khái quát toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của một trong những nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, một vị tướng tài ba lỗi lạc, một cán bộ tài đức vẹn toàn. Hôm nay 19/12, nhân kỉ niêm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí...