Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Năm tháng và cuộc đời
Năm 1925-1926: Tham gia vào phong trào học sinh ở Trường Quốc học Huế.
Năm 1929: Vào Đảng Tân Việt cách mạng, cùng một số đồng chí cải tổ Đảng Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (lúc đầu là Việt Nam Cộng sản Liên đoàn). Tham gia viết Báo Tiếng Dân.
Năm 1930: Bị bắt trong vụ cứu tế Nghệ An đỏ ở nhà in Báo Tiếng Dân, bị kết án 2 năm tù. Ra tù mất liên lạc với tổ chức; một thời gian sau ra Hà Nội dạy học ở Trường Thăng Long, tuyên truyền và gây cơ sở cách mạng trong thanh niên học sinh, tiếp tục học thêm cho đến đại học.
Từ năm 1936: Tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ, ở trong Ban lãnh đạo nửa hợp pháp của Đảng, lãnh đạo phong trào thanh niên, học sinh ở Hà Nội.
Thành lập Báo Hồn trẻ, cùng một số đồng chí sáng lập và biên tập các báo Le Travail (Lao động), báo Notre voix (Tiếng nói chúng ta), báo En avant (Tiến lên), báo Rassemblement (Tập hợp), viết báo Đời nay, Tin tức, Thời báo, Cờ giải phóng.
Tham gia phong trào Đông Dương Đại hội, được cử làm Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân thăm lại Điện Biên năm 2004 – Ảnh: Việt Dũng
Năm 1940: Được Đảng cử ra nước ngoài gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 6.1940: Làm thủ tục kết nạp vào Đảng. Được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu đi Diên An, giữa đường được chỉ thị trở về Quế Lâm hoạt động ở biên giới Trung – Việt. Về nước, cùng ở với Bác Hồ tại Pác Bó. Sau Hội nghị T.Ư lần thứ 8, được giao nhiệm vụ vận động đồng bào ở Hòa An và Nguyên Bình, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, lập ra những xã hoàn toàn, châu hoàn toàn (hoàn toàn tham gia Việt Minh).
Năm 1941: Tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và xây dựng căn cứ địa ở Cao-Bắc-Lạng.
Năm 1942: Phụ trách Ban Xung phong Nam Tiến, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, tổ chức con đường quần chúng từ Cao Bằng về Thái Nguyên.
Tháng 12.1944: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Tháng 4.1945: Tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, được cử vào Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ.
Tháng 5.1945: Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.
Tháng 6.1945: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng.
Video đang HOT
Tháng 8.1945: Tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư. Sau đó được cử vào Ban Thường vụ Ban Chấp hành T.Ư và Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám thành công, khi thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bí thư Đảng – Đoàn Chính phủ.
Tháng 1.1946: Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (liên tiếp là đại biểu các khóa II, III, IV, V, VI, VII).
Tháng 3.1946: Chủ tịch quân sự ủy viên Hội trong Chính phủ liên hiệp.
Khi thành lập Quân ủy T.Ư là Bí thư Quân ủy T.Ư.
Tháng 11.1946: Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ mới. Trước ngày toàn quốc kháng chiến, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam.
Năm 1948: Được phong quân hàm Đại tướng.
Tháng 2.1951: Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư, được T.Ư cử vào Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy T.Ư.
Tháng 9.1955: Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tháng 9.1960: Tại Đại hội lần thứ III của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư, được cử vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Bí thư Quân ủy T.Ư.
Tháng 4.1976: Là Đại biểu Quốc hội khóa VI nước CHXHCN Việt Nam. Được cử làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bác Hồ đang giao nhiệm vụ cho Đại tướng – Ảnh: TTXVN
Tháng 12.1976: Tại Đại hội lần thứ IV của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư và được T.Ư cử vào Bộ Chính trị. Tiếp tục làm Bí thư Quân ủy T.Ư cho đến năm 1978.
Tháng 1.1977: Được phân công làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, phụ trách quốc phòng và khoa học kỹ thuật.
Tháng 1.1980: Được phân công làm Phó thủ tướng, tiếp tục phụ trách khoa học và kỹ thuật, tháng 12 năm ấy phụ trách thêm công tác khoa giáo (phụ trách khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội).
Tháng 4.1981: Đại biểu Quốc hội khóa VII, được cử lại làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tháng 3.1982: Đại hội lần thứ V của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng.
Là Phó thủ tướng phụ trách công tác khoa học và công tác giáo dục đào tạo và chỉ đạo công tác nghiên cứu dự báo chiến lược khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội.
Từ 1992 đến nay: Chủ tịch Danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Chủ nhiệm đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, kiêm cố vấn chương trình khoa học cấp nhà nước và “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Chủ tịch Danh dự Hội Khuyến học Việt Nam.
Chủ tịch Danh dự Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC).
Chủ tịch Danh dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
Theo TNO
Cha mẹ "quên" bảo vệ con trẻ trong ngày Tết thiếu nhi
Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông là rất cần thiết nhằm bảo vệ an toàn cho trẻ. Nhưng chính trong ngày Tết thiếu nhi, nhiều phụ huynh vẫn thờ ơ với sự an nguy của con em mình.
Có mặt tại tuyến đường Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vào đầu giờ sáng 1/6 rất dễ dàng bắt gặp nhiều phụ huynh không đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ khi tham gia giao thông.
Khi được hỏi vì sao không đội MBH cho con, chị Mai (42 tuổi), một phụ huynh chở con đi chơi nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi, thừa nhận, không đội mũ bảo hiểm cho con là phạm luật giao thông nhưng lúc ra khỏi nhà, chị vội quá nên... quên mũ của con.
Trong khi đó, anh Minh (38 tuổi), một phụ huynh khác cho hay, hôm nay cả nhà cùng đi chơi, gia đình lại có đến 3 cháu, nên một cháu thiếu mất MBH.
Một số phụ huynh khi được hỏi thì cho biết đội mũ bảo hiểm rắc rối, phiền hà nên cho con đầu trần đi chơi. Cũng có không ít người coi việc đội mũ bảo hiểm chỉ là để đối phó với công an, sử dụng những mũ bảo hiểm không bảo đảm an toàn chất lượng.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các phụ huynh đều ủng hộ việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, cứ nghĩ là đi chơi chạy xe cẩn thận sẽ không sao, hay đi xe máy trong thành phố tốc độ chậm nên sẽ không xảy ra tai nạn. Chính vì tâm lý chủ quan này, khi xảy tai nạn giao thông đã để lại nhiều hậu quả thật đau lòng.
Sáng 1/6, trên các tuyến đường như Nguyễn Ái Quốc, Phạm Văn Thuận, Đồng Khởi (TP Biên Hòa, Đồng Nai) cũng tấp nập cảnh phụ huynh đèo con nhỏ đi chơi nhưng đa phần các bậc phụ huynh đều "quên" đội mũ bảo hiểm cho con.
Từ sáng sớm, chị Nguyễn Thị Thuận (35 tuổi) ngụ phường Bình Đa dùng xe máy chở hai con nhỏ đi chơi tuy nhiên cả hai con của chị đều không được đội mũ bảo hiểm. Chị cho hay: "Dù biết không đội mũ bảo hiểm là vi phạm pháp luật nhưng trong nhà chỉ có mũ bảo hiểm dành cho người lớn nên đành chấp nhận để con đầu trần đi chơi. Mình đi gần, lại đi xe cẩn thận nên sẽ không sao".
Chị Hà Thị Thắm ngụ phường Bửu Long, TP Biên Hòa dùng xe máy chở cả ba con đi chơi. Trong số 3 người con của chị Thắm chỉ có đứa con gái thứ 2 là được "trang bị" mũ bảo hiểm còn hai người con còn lại thì đội nón vải thay thế.
Không riêng gì chị Thuận và chị Thắm, trên khắp các con đường TP Biên Hòa ngày này rất nhiều bậc phụ huynh đưa con đi chơi nhưng không đội mũ bảo hiểm.
Theo Dantri
Nét đẹp lăng tẩm Huế Huế đón bạn với vẻ uy nghi của những lăng tẩm, vẻ hoang sơ của biển Lăng Cô, thơ mộng của sông Hương, sự lãng mạn của những tà áo dài tím cùng giọng nói ngọt ngào rất Huế. Địa điểm tham quan Lăng khải Định. Ảnh: vnphoto, netdohoa Những điểm tham quan luôn được nhắc đến đầu tiên của Huế là các...