“Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã theo Bác đường xa…”
“Theo chân Bác đường xa” là chủ đề bức tượng mà nhà báo, nhà điêu khắc, đạo diễn Vũ Ngọc Khôi sáng tác và trưng bày tại bảo tàng Biên phòng lấy hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bức tượng như muốn nói: “Hãy yên lòng, Đại tướng đã theo Bác đường xa”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi trong lòng dân tộc
Là nhà điêu khắc, nhà báo, đạo diễn trưởng thành từ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, ông Vũ Trọng Khôi có nhiều tình cảm sâu sắc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Biết tin Đại tướng mất, trong lúc vẫn còn hành quân theo lớp con cháu đi dọc biên giới làm phim về “biên thùy”, người đạo diễn già 76 tuổi không khỏi sững sờ và thấy nhói đau. Cùng chuyến công tác với đoàn làm phim “Những trang sử biên thùy”, PV Infonet đã có điều kiện trò chuyện với Đạo diễn Vũ Ngọc Khôi.
Nhà báo, nhà điều khắc Vũ Ngọc Khôi bên tác phẩm là biểu trưng Biên phòng cũng là tác giả tượng “Theo chân Bác đường xa”
Ông Vũ Ngọc Khôi chia sẻ: “Tôi là người dân Việt Nam cũng như những người dân Việt Nam rất tự hào về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng là một anh hùng dân tộc, là một nhà quân sự kiệt xuất. Ông là người đã xây dựng lực lượng vũ trang đầu tiên dưới ngọn cờ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với lòng ngưỡng mộ đó, tôi luôn cảm kích trước những lần có điều kiện gặp gỡ Đại tướng.
Khi tôi còn công tác trong lực lượng vũ trang, tôi cũng nhiều lần tận mắt chứng kiến Đại tướng về thăm. Từ ấy, lòng ngưỡng vọng của tôi với Đại tướng càng tăng lên bội phần”
Ông Khôi cũng ấn tượng về lần gần đây nhất được gặp Đại tướng, trong trí nhớ của mình, cuộc gặp đó không nhớ ngày nhớ tháng nhớ năm nhưng nó hiển hiện như vừa hôm qua. Ông nói: “Khi dòng họ Vũ- Võ Việt Nam được thành lập do Giáo sư Vũ Khiêu làm chủ tịch, khi đó chúng tôi được vinh dự đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự. Ngày đó là ngày rất đáng nhớ, đáng tự hào với chúng tôi- những người con cháu của dòng họ Vũ- Võ”.
Nhà điêu khắc, nhà báo, đạo diễn Vũ Ngọc Khôi bồi hồi chia sẻ: “Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên mất tôi rất buồn nhưng có điều làm cho tôi được an ủi. Đó là, cách đây hơn 30 năm, năm 1980, tôi đã sáng tác một bức tượng mang tên: Theo Bác đường xa.
Bức tượng đó tôi làm với ý tưởng nói về lực lượng trung thành với Bác. Khi tôi sáng tác bức tượng này, tôi tạo hình Bác Hồ ngồi bên bờ suối, 2 chân đặt dưới nước. Bác đang suy nghĩ. Hai bên có 2 nhân vật, một người đeo túi dết, đội mũ giống Công an Vũ trang ngày xưa (ngày nay là Bộ đội Biên phòng) và đặc biệt một người thứ 2 rất giống Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tượng trưng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Với thân hình toát lên vẻ thư sinh nho nhã như Đại tướng.
Mặt khác, theo tôi, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn coi Đại tướng là người cha, người anh cả tiên phong khi thành lập lực lượng, người đã đưa dân tộc ta chiến thắng thì hiện thân của quân đội là hiện thân của Đại tướng và ngược lại.”
Video đang HOT
Như để nói rõ hơn, ông Vũ Ngọc Khôi nhấn mạnh: “Từ những ngày đầu thành lập quân đội dưới tên Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Đại tướng là người chỉ huy đầu tiên, suốt chặng đường dài như vậy, Đại tướng luôn luôn đi cạnh Bác, luôn luôn gắn bó con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra. Sau khi hoàn thành bức tượng Theo chân Bác đường xa, tôi đã chuyển vào Bảo tàng Biên phòng”.
Giọng chùng xuống, ông tiếp: “Khi nghe tin Đại tướng mất, tôi rất buồn nhưng tôi đã làm được một phần để ghi lại hình ảnh đáng kính của một vị tướng vĩ đại với dân tộc ta và đối với nhân loại. Hơn nữa, Đại tướng luôn trung thành, theo đến cùng con đường cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra”.
Bắt nguồn từ ý nghĩ Đại tướng luôn là người trung thành với lý tưởng, trung thành với con đường mà Bác Hồ đã vạch ra, nhà điêu khắc Vũ Ngọc Khôi đã sáng tác bức tượng Theo bác đường xa. Hôm nay, nhận được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, ông Khôi đã rưng rưng thốt lên: “Vậy là Đại tướng đã theo Bác đường xa”.
Giờ đây, hàng triệu người dân Việt lại nhói lòng xếp hàng dài kính viếng Đại tướng, xót thương tiễn đưa Đại tướng về cõi vĩnh hằng. Nhưng với ông Khôi, Đại tướng vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, sống mãi trong lòng người dân yêu chuộng hòa bình Thế giới và Đại tướng vẫn theo Bác đường xa.
Hồng Chuyên
Theo infonet
Cận cảnh Mũi Rồng: Nơi gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cung tiến chuông
Mũi Rồng (Quảng Trạch, Quảng Bình) là một địa danh đặc biệt, hiện mới chỉ có 2 ngôi mộ của người có công với làng được an táng. Tại đây lưu giữ quả chuông có in tên phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình.
Mũi Rồng thuộc thôn Minh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Khu Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cạnh khu vực Khu Công nghiệp Cảng biển Hòn La, cách QL1A 3km và cách Đèo Ngang ranh giới 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh 4km đường chim bay.
Mũi Rồng là một địa danh theo người dân Quảng Bình là rất thiêng, chỉ dành cho bậc khai quốc công thần an nghỉ vĩnh hằng để hộ vệ quốc gia cho con cháu ngàn đời thanh bình.
Đó là Mũi Rồng thuộc thôn Minh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chùm ảnh do Tri Thức Trẻ ghi lại:
Địa danh Mũi Rồng không hề tìm thấy trên bản đồ của cỗ máy tìm kiếm Google.
Nhìn về phía đông nam là một phần của biển Đông, phóng tầm mắt ra xa hơn là Đảo Yến án ngữ, sau lưng là núi Mũi Rồng hùng vĩ.
Mạch đất ở đây rất đẹp, hướng đông nam chính trực tuyệt đối.
Ở mảnh đất này chỉ có 2 ngôi mộ - là những người công thành với làng.
Bãi biển trước Mũi Rồng có cấu tạo địa chất đặt biệt, những thớ đá xếp lên nhau như những chiếc vảy của con rồng đang ngơi nghỉ.
Một tháp chuông trên đó có in tên của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình cung tiến. Bốn chữ lớn đúc vào chuông: "Vũng Chùa Hồng Chung".
Nguồn: Tri thức trực tuyến
Người Quảng Bình đếm ngược ngày Đại tướng về quê hương Hơn hai ngày nay, người dân làng An Xá (xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã có những đêm không ngủ vì những ký ức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người con vĩ đại của quê hương, cứ ùa về, đắp đầy vào nỗi nhớ. Gần lắm, quê hương ơi... Tối qua 6.10, dù đã khuya nhưng hàng trăm...