Đại tướng Võ Nguyên Giáp, con người làm thay đổi dòng chảy lịch sử
Tiếp PV Thanh Niên Online tại ngôi nhà riêng ở phố Liễu Giai (Hà Nội), khi nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng), nhắc lại lời đánh giá của nhà sử học nổi tiếng người Anh Peter MacDonald, rằng Đại tướng là “một trong những người hiếm hoi của thế giới này đã làm thay đổi dòng chảy của lịch sử.”
Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trung tướng Phạm Hồng Cư – Ảnh: Độc Lập
Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh những mối quan hệ trong gia đình vì trung tướng Phạm Hồng Cư vừa là đồng đội nhưng cũng là người em cột chèo của Đại tướng.
Trung tướng Phạm Hồng Cư nói: Anh Văn (tên thường gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – PV) vừa là anh cả của quân đội nhưng vừa là anh cả trong gia đình. Chúng tôi đều là con rể của cố giáo sư Đặng Thai Mai. Anh Văn lấy chị Bích Hà là chị cả, sau chị Hà là nhà tôi, bà Đặng Thị Hạnh, và còn một số em nữa.
Trong mối quan hệ gia đình chúng tôi rất thân mật. Đặc biệt gia đình có những buổi sum họp như chúc mừng năm mới, chúng tôi đều đến chúc mừng anh chị. Có lần tôi bế cháu nội của tôi mới ba tuổi đến và được anh Văn bế ngồi ngay cạnh chụp ảnh. Bây giờ nó đã 27 tuổi rồi và coi bức ảnh đó như báu vật.
Cũng có những lúc anh có gọi tôi và một số người đến giúp anh thể hiện một bài báo nào đấy. Đặc biệt là anh Hữu Mai, nhà văn quân đội, đã thể hiện hồi ức của anh Văn từ khi gặp cụ Hồ cho đến Điện Biên Phủ. Đại tá Phạm Chí Nhân, nguyên Cục phó Cục Tuyên huấn, giúp anh Văn thể hiện đoạn đại thắng mùa Xuân 1975.
Bộ hồi ức đó được nhiều người, đặc biệt là các nhà văn, đánh giá cao. Nhưng có một vấn đề là giai đoạn từ khi anh Văn chào đời đến khi gặp Bác Hồ thì chưa có ai viết cả. Tôi nhận viết đoạn này và coi đây là một kỷ niệm sâu sắc của đời mình.
* Vậy đứng ở góc độ anh em cột chèo, đồng hao với Đại tướng, ông đánh giá như thế nào về người anh cột chèo của mình?
- Nói tiếp về cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chỉ có tôi mới có đủ điều kiện sưu tầm chi tiết bởi anh Văn trực tiếp kể cho tôi. Nhưng người giúp tôi thể hiện cuốn sách nhiều nhất chính là chị Bích Hà. Tôi đến thăm, hỏi về anh Văn thì chị ấy kể. Tôi còn phải đi vào Quảng Bình tìm lại ngôi nhà xưa, tìm lại kỷ niệm thời niên thiếu của anh Văn, vào cả Huế, đến nhà lao Thừa Phủ nơi giam người thanh niên Võ Nguyên Giáp… để viết cuốn sách.
Chính trong điều kiện ấy, tôi có điều kiện thuận lợi hơn các nhà báo khác trong việc viết những đoạn về tướng Giáp mà không có một tư liệu nào thể hiện. Đặc biệt tôi được chị Hà tin tưởng nên trao cho tôi nhiều tư liệu của gia đình rất quý như thư của bà cụ (mẹ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – PV) viết cho Hà và Giáp gửi ra Việt Bắc. Bức thư này do cháu Hồng Anh khi đó 6 tuổi viết cho bà, nên nét chữ còn trẻ con.
Video đang HOT
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Phạm Hồng Cư có mối quan hệ rất đặc biệt vì vừa là đồng đội nhưng vừa là anh em cột chèo – Ảnh: Độc Lập chụp lại tư liệu của trung tướng Phạm Hồng Cư
Mối quan hệ gia đình cho phép tôi trong một thời gian rất ngắn sưu tầm được rất nhiều tư liệu quý được kể qua những câu chuyện của những người trong gia đình. Thí dụ như có việc thế này, là bên Pháp đưa tin tướng Giáp sinh năm 1910. Họ có đủ tư liệu lưu trữ giấy tờ, kể cả giấy tờ bỏ tù, giấy tờ khai sinh, đi học của tướng Giáp để chứng minh. Có thông tin tướng Giáp sinh năm 1911. Còn trong từ điển bách khoa của Anh lại ghi sinh năm 1912.
Để lý giải mục này, tôi phải đi hỏi chị Hà. Nếu không có điều kiện hỏi chị Hà thì hỏi ai có thể cắt nghĩa được tại sao lại có tới ba năm sinh khác nhau. Khi được hỏi, may quá chị Hà bảo đi hỏi bà cụ. Lúc đó bà cụ vẫn còn sống. Tôi nhờ chị Hà hỏi hộ và được bà cụ trả lời anh Văn tuổi Hợi, tức là sinh năm 1911. Bà cụ kể anh Văn sinh ra trong ngày lũ lụt, ở Quảng Bình lúc đó nước dâng rất cao.
Bà cụ còn kể anh Văn được sinh ra gần gốc cây mít, xung quanh nước tràn khắp nơi. Cho nên có thể khẳng định ngày 25 tháng 8 năm 1911 là ngày sinh của anh Văn. Còn tại sao ngày 25 tháng 8 bởi bà cụ nói ngày ta rồi nhờ một nhà khoa học tính ra ngày tây.
Sau này tôi có hỏi anh Văn tại sao có nhiều năm sinh như vậy, anh Văn cười bảo có gì đâu, khai tăng tuổi để đi thi. Thế là vấn đề được giải quyết. Kể cho anh biết như vậy để thấy rằng nếu không phải là tôi thì khó có người hỏi được những thông tin trên. Cho nên đồng hao mang lại những thuận lợi cho tôi.
- Thế giới đã đánh giá, như một câu của ông Peter MacDonald, một nhà sử học người Anh đã đánh giá: “Đó là một trong những người hiếm hoi của thế giới này đã làm thay đổi dòng chảy của lịch sử”. Hay là đánh giá Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những vị thống soái của mọi thời đại của nhà sử học Mỹ Cecil B. Currey.
Tôi chỉ là một cán bộ dưới quyền của Đại tướng, đồng thời cũng có mối quan hệ chút ít trong gia đình. Muốn đánh giá Đại tướng nên đánh giá ở góc độ khoa học, lịch sử, của lòng dân. Mấy hôm nay, anh đi xem thấy đó, người dân quý trọng Đại tướng đến mức nào. Người dân quý trọng Đại tướng không chỉ vì cái tài mà còn vì cái đức.
Một lần anh Văn có nói với tôi là người đầu tiên dạy anh về đạo đức cách mạng chính là Bác Hồ. Đôi mắt tinh tường của Bác Hồ đã phát hiện ra con người từ một nhà giáo, nhà báo để thành lập nên Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Anh Văn rất thân mật, yêu thương con cháu. Rõ ràng anh là một người chồng, người cha, người ông hết lòng vì công việc và yêu mến con cháu.
Theo TNO
Dòng người đến viếng Đại tướng như dài thêm...
Sang ngày thứ ba viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng (ngày 9.10), dòng người đến ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) như dài thêm...
Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn không dứt
Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, tối 8.10, bà Nguyễn Thị Tâm, quê ở gần dốc đèo Pha Đin (Điện Biên) tất tả đón xe đò về Hà Nội.
Đến 5 giờ sáng 9.10, bà Tâm có mặt ở số 30 Hoàng Diệu, xếp hàng vào viếng Đại tướng. Hơn 7 giờ sáng, bà Tâm là người đầu tiên có mặt ở cổng để chờ bảo vệ mở cửa vào viếng Đại tướng. Sau lưng bà, cả đoàn người dài dằng dặc chờ đến lượt mình vào viếng Đại tướng kính yêu.
Những người ở xa về viếng Đại tướng như bà Tâm ngày càng nhiều...
Kiên trì chờ đợi
Cụ Lê Thị Tần, quê ở Vĩnh Phúc, 93 tuổi, hay tin Đại tướng mất, nằng nặc đòi con cháu đưa xuống Hà Nội.
Cụ Tần kể: "Tưởng 5 giờ sáng mình đến nhà Đại tướng là sớm nhất. Không ngờ đến đó đã có sẵn đoàn người dài dằng dặc. Xếp hàng gần hai tiếng mới tới lượt mình. Mệt, nhưng được vào viếng Đại tướng tôi đã thỏa nguyện lắm rồi".
Chị Nguyễn Thị Thơm, nhà ở Hà Giang, xin nghỉ làm một ngày để xuống Hà Nội viếng Đại tướng rồi về lại Hà Giang ngay trong tối nay (9.10) để sáng mai còn kịp đi làm.
"Tới nhà cụ lúc 6 giờ 30 phút, xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ mà còn cách nhà cụ gần 2 km. Thấy trong đoàn xếp hàng còn có nhiều người ở xa hơn mình", chị Thơm nói.
Chị Nguyễn Thị Thơm (áo đỏ) đứng trong dòng người, chờ viếng Đại tướng
Những ngày qua, từ 2, 3 giờ sáng, dòng người đổ về nhà Đại tướng để chờ được viếng lúc nào cũng đông. Có khi, dòng người kéo dài đến 3, 4 km, từ đường Hoàng Diệu kéo tới đường Điện Biên Phủ, Độc Lập và vòng xuống đường Hoàng Văn Thụ.
Không có chuyện chen lấn, xô đẩy, thậm chí mọi người còn giúp đỡ nhau. Cựu chiến binh Trần Xuân Năm, nhà ở Hải Phòng, mới mổ chân, xếp hàng được nửa đường, vết thương sưng tấy lên. Ông Năm tính bỏ cuộc thì được mọi người "đặc cách" cho không phải xếp hàng.
Có mặt trong đội giữ trật tự, Lê Quỳnh Chi, Chi đoàn thanh niên P.Điện Biên (Hà Nội), kể: "Đoàn người đông quá nên có một số người vì sức khỏe phải bỏ cuộc giữ đường. Cũng có người cả buổi sáng xếp hàng gần đến cổng nhà Đại tướng thì hết giờ thăm viếng, lại phải chờ xếp hàng buổi chiều".
Bà Lưu Thị Đản, 70 tuổi, nhà ở Hà Nội, ra về khi đã toại nguyện được viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Phát quạt để người đến viếng che nắng
Phát bánh cho mọi người lót dạ bữa trưa
Nhiều bình nước được đặt sẵn ở hai bên đường để ai khát thì uống. Một số người dân gần đó còn phân phát bánh, nước miễn phí cho người đến viếng.
Theo TNO
Vạn ngàn trang sách về một con người Những ngày này, rất nhiều người dân đã tìm mua và đọc những cuốn sách viết về cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một sự tưởng nhớ đến người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tái hiện qua những trang sách gắn liền với chặng đường lịch sử vẻ...