Đại tướng Trần Đại Quang tiếp xúc nhiều quan chức cấp cao dự Hội nghị tại Nga
Từ ngày 24 – 25/6, tại Ulan-Uđe – Liên bang Nga đã diễn ra Hội nghị lần thứ Sáu lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh các nước. Tham dự hội nghị có 72 đoàn đại biểu đến từ các nước và đại diện của Liên hiệp quốc. Đoàn Việt Nam do Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An làm Trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Hội nghị đã đề cập nhiều chủ đề quan trọng như: Sự tương tác quốc tế chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của chủ nghĩa cực đoan toàn cầu và những biểu hiện mới của nó; nước ngọt là một nguồn tài nguyên chiến lược của sự phát triển bền vững và an ninh quốc tế; hợp tác quốc tế chống lại sự lan rộng của dịch bệnh Ebola; an ninh sinh học và phòng chống khủng bố sinh học; sáng kiến của Nga về thiết lập hệ thống an ninh thông tin quốc tế.
Bộ trưởng Trần Đại Quang và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam
Sau báo cáo đề dẫn của ông V.P Na-ra-rốp, Phó Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, báo cáo của ông Y.V Phê-đô-tốp, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã có bài tham luận với chủ đề: “Tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống khủng bố và hoạt động cực đoan”.
Đại tướng Trần Đại Quang khẳng định, thời gian gần đây, tình hình khủng bố quốc tế diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, lan rộng ở hầu hết các châu lục, gây hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành vấn đề nóng bỏng, mang tính toàn cầu. Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về phòng, chống khủng bố, đã tham gia 12 trong 16 điều ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống khủng bố, là thành viên của Công ước ASEAN về chống khủng bố và đang tích cực xem xét việc gia nhập các điều ước quốc tế về chống khủng bố còn lại. Cùng với việc tăng cường hợp tác đa phương, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định song phương với các nước về tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có khủng bố quốc tế.
Bộ trưởng Trần Đại Quang và quan chức An ninh các nước tham dự hội nghị.
Để cuộc đấu tranh phòng, chống khủng bố và các hoạt động cực đoan ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa cơ quan thực thi pháp luật các nước để kiểm soát, ngăn chặn các nguồn tài trợ và các trang mạng Internet truyền bá tư tưởng khủng bố, cực đoan; phối hợp chặt chẽ trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến di trú; bảo đảm an ninh cộng đồng người nước ngoài trên lãnh thổ của nhau. Tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương về đấu tranh phòng, chống khủng bố và các hoạt động cực đoan; thường xuyên tổ chức các diễn đàn quốc tế và khu vực để cập nhật tình hình, thúc đẩy các cơ hội hợp tác, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm về phương thức, thủ đoạn khủng bố và các hoạt động cực đoan, cũng như đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với loại tội phạm nguy hiểm này.
Video đang HOT
Bộ trưởng Trần Đại Quang và Đại tướng, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga.
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã hội kiến Đại tướng, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Pát-tru-sép Nhi-cô-lai Plat-tô-nô-vich; Ông Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ngài Sa-gan-đa-ri Ét-tút-sin, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Mông Cổ; trao đổi với Thượng tướng X.O Bê-sê-đa, Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga; Ông A-lê-ran-đờ-rô Cát-tờ-rô Ét-pin, Thư ký Thường trực Văn phòng Hội đồng quốc phòng và an ninh Cộng hòa Cuba; Thiếu tướng Thiêng-tham Pa-sít, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Lào; Ngài Na-bin Mát-lum, Tư lệnh lực lượng An ninh, Cộng hòa Li Băng; Ngài Kyaw Zan Myint, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cộng hòa Liên bang Myanmar và nhiều trưởng đoàn các nước tham dự hội nghị để trao đổi về các vấn đề hợp tác song phương trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và khủng bố.
Liêm Trung
Theo Dantri
Chống buôn lậu: Cần trao quyền cho Lực lượng Công an
Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật Tạm giữ, tạm giam là hai dự luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, đã được Quốc hội cho ý kiến tại tổ. Dự án luật tiếp tục được chỉnh lý, bổ sung để Quốc hội thảo luận, thông qua vào kỳ họp cuối năm.
Hai dự Luật rất quan trọng
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, đây là những dự án luật rất quan trọng, liên quan đến quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp 2013 và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Quá trình soạn thảo, Bộ Công an đã quán triệt, thể chế hóa chủ trương, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nha nươc trong hoạt động điều tra, tổ chức, hoạt động của cơ quan điều tra hình sự nhằm bảo vê an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng các dự án luật bảo đảm phù hợp Hiến pháp năm 2013, sựđồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự. "Qua trinh xây dựng hai dựán luật được tiến hành chặt chẽ, khoa học dựa trên việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về hoạt động điều tra hình sự, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan hữu quan" - Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định.
Bộ trưởng Trần Đại Quang trao đổi với các đại biểu bên lề kì họp Quốc hội
Đối với dự án Luật Tổ chức điều tra hình sự, thảo luận tại tổ, nhiều ý kiến đê nghi bổ sung thẩm quyền điều tra các tội khủng bố, tội tài trợ khủng bố cho cơ quan An ninh điều tra. Ngoai ra, đê bao đam tinh linh hoat, đap ưng yêu câu thưc tiên công tac đâu tranh phong, chông tôi pham, dư thao luât cân bô sung quy đinh cơ quan An ninh điêu tra co thâm quyên điều tra môt sô vu an khac do cấp có thẩm quyền giao trong trương hơp cân thiêt. Việc bổ sung quy định kiểm ngư, cơ quan thuế, Uy ban Chứng khoán nha nươc là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đây là nội dung được đề cập trong dự án Luật Tổ chức điều tra hình sự và dự án Luật Tố tụng Hình sự sửa đổi. Tuy nhiên, qua thảo luận tại hội trường, đa số ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định của pháp luật hiện hành, không bổ sung kiểm ngư, cơ quan thuế, Uy ban Chứng khoán nha nươc là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Vê thẩm quyền điều tra cua cơ quan điêu tra cua Viên kiêm sat nhân dân tôi cao quy đinh tai Điêu 30 dư thao luât, nhiều ý kiến đê nghi cơ bản giữ như quy định của Pháp lệnh tô chưc điêu tra hinh sư năm 2004 nhưng quy định cụ thể hơn theo hướng chỉ rõ từng tội danh trong nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của cac cơ quan nay. Cơ quan điêu tra Viên kiêm sat nhân dân tôi cao, cơ quan điêu tra Viên kiêm sat quân sư trung ương không đươc đôc lâp tiên hanh điêu tra cac vu an vê tham nhung, chưc vu do can bô tư phap thưc hiên; chi khi tiên hanh điêu tra vu an hinh sư vê tôi xâm pham hoat đông tư phap ma người phạm tội là cán bộ, công chức tư pháp, phat hiên ngươi đo con pham tôi vê tham nhung, chưc vu thi mới đươc khơi tô, điêu tra đê bao đam tinh liên tuc...
Các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết thành lập lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu chuyên trách; giao quyền điều tra ban đầu cho Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao...
Tội phạm buôn lậu cấu kết chặt chẽ, cần lực lượng đủ mạnh để triệt phá
Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát hoàn toàn nhất trí bô sung Cuc Canh sat điêu tra tôi pham vê buôn lâu, Phong Canh sat điêu tra tôi pham vê buôn lâu thuôc hê thông tô chưc Cơ quan Canh sat điêu tra trong Công an nhân dân như quy đinh tai cac khoan 1 va 2 Điêu 18 dư thao Luât tô chưc cơ quan điêu tra hinh sư. Ông đã đưa ra dẫn chứng cụ thể.
Theo thông kê pham phap hinh sư vê buôn lâu, hang gia, xâm pham quyên sơ hưu tri tuê từ năm 2010 đến nay, cơ quan chưc năng đa phat hiên 57.923 vụ, thu giữ 2.678 tỷ đồng, trong đó khởi tố 4.282 vụ, 4.997 bị can, còn lại xử lý hành chính và chuyển các cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết. Nhìn chung, số lượng các vụ xử lý bằng hình sự chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là xử lý hành chính (do vậy không có tính răn đe cao, các đối tượng càng gia tăng hoạt động phạm pháp để gỡ lại số hàng bị tịch thu, xử lý hành chính, nên không ngăn chặn đẩy lùi được tình hình). Trong đó, số vụ xử lý hành chính của lực lượng hải quan, quản lý thị trường, thuế chiếm tỷ lệ rất lớn, chưa xư ly đươc đôi tương chu mưu, câm đâu ma mơi chỉ xử lý được đối tượng vận chuyển thuê... nên hạn chế về hiệu quả đấu tranh.
Trươc diên biên phưc tap cua tinh hinh tôi pham vê buôn lâu, hang gia, xâm pham quyên sơ hưu tri tuê vơi thu đoan ngay cang tinh vi, xao quyêt, viêc xây dưng cơ quan chuyên trach đu manh nhăm đap ưng yêu câu cua công tac phong ngưa, phat hiên, đâu tranh co hiêu qua vơi loai tôi pham nay gop phân bao vê san xuât, kinh doanh, phat triên kinh tê trong nươc, bao vê sưc khoe va lơi ich cua ngươi tiêu dung la yêu câu khach quan. Ngay 7-4-2015, Bô Công an đa thanh lâp Cuc Canh sat điêu tra tôi pham vê buôn lâu vơi chưc năng điêu tra cac tôi pham vê buôn lâu, hang gia, xâm pham quyên sơ hưu tri tuê se gop phân đâu tranh co hiêu qua đôi vơi cac loai tôi pham nay. Tơi đây, đê nghi thanh lâp Phong Canh sat điêu tra tôi pham vê buôn lâu ơ cac tinh, thanh phô trong điêm, phưc tap vê buôn lâu, hang gia, xâm pham sơ hưu tri tuê đê đâu tranh co hiêu qua vơi loai tôi pham nay.
Thứ hai, ông Hòa đồng ý bao cao thâm tra cua Uy ban tư phap cho rằng, viêc quy đinh Canh sat phong, chông tôi pham sư dung công nghê cao la cơ quan đươc giao nhiêm vu tiên hanh môt sô hoat đông điêu tra là cần thiết.
Trươc diên biên phưc tap cua tôi pham sư dung công nghê cao, ngày 4-2-2010, Cuc Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được thành lập. Từ khi thành lập đến nay, Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên cả nước đã phát hiện, xác minh hàng nghìn nguồn tin liên quan đến hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao và các loại tội phạm khác, trong đó đã trực tiếp tiến hành kiêm tra, xác minh 1.193 vụ việc, xác lập và đấu tranh 75 chuyên án, triêt phá nhiều đường dây tội phạm lớn vơi sô tiên pham tôi lên đên hang nghin ty đông; chuyển Cơ quan điều tra các cấp tổng số 365 vụ, trong đo đã khởi tố 266 vụ án hình sự với 978 bị can. Chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hành chính 265 vụ. Thu giữ hang ngan may tinh xach tay, máy tính bảng, điên thoai di đông, linh kiên điên tư, các loại hàng hóa va may moc thiêt bi chuyên dung tri gia hang chuc ty đông.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chông tội phạm sư dung công nghê cao trong tinh hinh hiên nay, đông thơi đap ưng yêu câu hơp tac quôc tê trong linh vưc nay, việc bổ sung quy đinh Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là cơ quan của lực lượng Cảnh sát được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là rât cần thiết. Việc bổ sung quy đinh này nhằm ghi nhân thẩm quyền tiên hanh môt sô hoat đông điêu tra ban đâu cua Canh sat phong, chông tôi pham sư dung công nghê cao, không làm tăng thêm tô chưc bộ máy, biên chê.
Thứ ba, vê quy đinh Chinh phu thông nhât quan ly công tac điêu tra hinh sư, ông Hòa cho rằng, hiên do chưa co quy đinh vê thông nhât quan ly đôi vơi công tac điêu tra hinh sư dẫn đến tình trạng cơ quan điều tra trong hệ thống điều tra đều độc lập và khép kín về chuyên môn cũng như điều hành và lãnh đạo chuyên môn. Giữa các cơ quan điều tra chưa có văn bản hướng dẫn chung cho hoạt động điều tra của cả bộ máy điều tra tố tụng...
Để khắc phục những vướng mắc, bất cập của Pháp lệnh Tô chưc điêu tra hinh sư năm 2004, dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự bổ sung chương quy định trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và tổ chức, cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự la rât cân thiêt; trong đo quy định Chính phủ thống nhất quản lý về công tác điều tra hình sự, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý về công tác điều tra hình sự. Bộ Công an chỉ thực hiện quản lý chung gồm các nhiệm vụ: ban hành theo thẩm quyền và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về điều tra hình sự, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ điều tra hình sự khi có yêu cầu; sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo cấp có thẩm quyền về hoạt động điều tra hình sự...
Luật sư Trần Viết Hưng, Trưởng Văn phòng luật sư Công lý Hà Nội đồng tình với đề xuất của Bộ Công an về dự Luật, ông Hưng cho rằng: Tội phạm buôn lậu cấu kết chặt chẽ, cần lực lượng đủ mạnh để triệt phá. Việc Bộ Công an quyết định thành lập Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm buôn lậu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, lực lượng này trước đây thường được bố trí trong Cảnh sát kinh tế. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm, loại tội phạm này thường là có tổ chức, hay cấu kết thành đường dây hoạt động xuyên quốc gia rất khó bị phát hiện, chúng còn cấu kết với một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa, biến chất lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Để Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm buôn lậu phát huy hiệu quả, tôi cho rằng Bộ Công an cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm buôn lậu, thể hiện rõ quyết tâm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại của Đảng và Nhà nước ta. Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm buôn lậu phải là đầu mối trong việc hướng dẫn lực lượng cảnh sát chống buôn lậu trong cả nước tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại. Cần quy định rõ trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự về nhiệm vụ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và khởi tố, tiến hành điều tra ban đầu một số tội được quy định tại Chương XVI, Bộ luật Hình sự.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng đồng tình và cho rằng, vừa qua Cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu giúp ổn định sản xuất trong nước. Thực tiễn tình hình buôn lậu, gian lận thương mại để trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt đối với các mặt hàng quan trọng và thiết yếu đối với người dân như xăng dầu, than, đường, điện tử... gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm thất thu thuế cho nhà nước. Bởi vậy việc thành lập lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm buôn lậu là cần thiết để đảm bảo an ninh, trật tự các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Bây giờ, có ý kiến đề nghị bổ sung thêm một số cơ quan có chức năng thực hiện một số hoạt động điều tra ban đầu như thuế, kiểm toán, kiểm ngư. Nhưng đa số đại biểu Quốc hội và cá nhân ông Cương không đồng tình vì những cơ quan này không có đủ lực lượng cũng như chuyên môn cần thiết nên giao cho họ là không đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến bản chất vụ án, dễ nảy sinh vấn đề oan, sai.
Giao quyền điều tra ban đầu cho Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao là cần thiết
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, việc giao quyền điều tra ban đầu cho Cảnh sát PCTP công nghệ cao là cần thiết. Đại biểu An nhấn mạnh, hiện có một thực trạng mà các đại biểu cũng đã nêu, rằng hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ở ngoài tràn vào Việt Nam rất nhiều. Đó là do lực lượng Quản lý thị trường làm chưa tốt, vì thế Công an phải vào cuộc. Có thể nói, vai trò và đóng góp của lực lượng Công an trong phòng, chống buôn lậu giai đoạn vừa rồi rất lớn, các vụ án buôn lậu lớn đều do Công an phát hiện. Do đó khi lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu ra đời thì Chính phủ cần tạo điều kiện hơn cho họ làm tốt việc này.
Về Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tôi cho rằng giao thẩm quyền điều tra ban đầu cho lực lượng này là phù hợp. Bây giờ trình độ khoa học công nghệ phát triển rất cao, thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi với những phương tiện hiện đại, nếu bản thân các cán bộ Công an không có trình độ công nghệ cao thì cũng không phá nổi và nếu không giao thẩm quyền điều tra cho họ thì sẽ rất khó khăn. Vừa qua lực lượng này làm tốt, chứng tỏ họ có cả hai, cả trình độ nghiệp vụ đấu tranh tội phạm và kiến thức về khoa học công nghệ...
Đăng Trường - Thanh Liêm
Theo Dantri
Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp ước NPT Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: Việt Nam tích cực tham gia các sáng kiến, cơ chế quốc tế về giải trừ, chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Sau 4 tuần làm việc khẩn trương, Hội nghị Kiểm điểm việc thực hiện Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vừa kết thúc tại trụ sở chính của Liên...