Đại tướng, Thượng tướng được cấp xe trị giá bao nhiêu tiền?
Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng được sử dụng thường xuyên 1 xe ô tô trong thời gian công tác. Căn cứ tình hình thực tế tại thời điểm trang bị xe, Thủ tướng quyết định định chủng loại giá mua xe theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân đi xe không quá 1,1 tỷ đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2018/NĐ-CP Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo Nghị định, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của cán bộ lãnh đạo trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng và tương đương thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô theo cấp bậc quân hàm. Cụ thể, sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng được sử dụng thường xuyên 1 xe ô tô trong thời gian công tác.
Thủ tướng quyết định chủng loại xe, giá mua xe theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. (Ảnh minh hoạ).
Căn cứ tình hình thực tế tại thời điểm trang bị xe, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại, giá mua xe theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác với giá mua tối đa là 1,1 tỷ đồng/xe.
Video đang HOT
Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác với giá mua tối đa là 920 triệu đồng/xe. Sĩ quan có cấp bậc quân hàm là Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân được sử dụng xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc, đi công tác với giá mua tối đa là 820 triệu đồng/xe.
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chức danh tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Trường hợp một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô hoặc vừa có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô theo chức danh lãnh đạo vừa có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô theo cấp bậc quân hàm nêu trên thì được áp dụng tiêu chuẩn cao nhất.
Khi người tiền nhiệm nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc thôi giữ chức vụ mà xe ô tô đã trang bị chưa đủ điều kiện thay thế theo quy định thì người thay thế tiếp tục sử dụng, không trang bị mới cho đến khi đủ điều kiện thay thế xe ô tô theo quy định.
Ai được đi xe công vụ đi công tác?
Nghị định cũng quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe tô tô phục vụ công tác chung. Cụ thể, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên hoặc cán bộ có hệ số lương từ 7,3 trở lên tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân mà không thuộc đối tượng sử dụng xe ô tô theo chức danh được sử dụng xe tô tô phục vụ công tác chung khi đi công tác.
Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung cho cán bộ nêu trên thực hiện theo quy định định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng; định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Công an.
Số lượng xe ô tô trang bị cho từng cơ quan, đơn vị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho phù hợp nhưng không vượt quá số lượng xe ô tô quy định tại Nghị định này.
Trường hợp do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc bố trí xe ô tô phục vụ công tác chung cho các chức danh không thuộc phạm vi quy định trên khi đi công tác.
Nghị định cũng quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng; xe ô tô phục vụ công tác chung của Ban Quản lý dự án; giá mua xe ô tô; thay thế xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; sắp xếp lại, xử lý xe ô tô.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 15.7.2018.
Theo Tuấn Hợp (Dân trí)
Bộ Chính trị, Ban bí thư quyết định các chức danh nào?
Với lực lượng vũ trang, Bộ Chính trị xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định 105 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, thay thế cho các quy định liên quan trước đây.
Theo quy định này, Bộ Chính trị, Ban bí thư sẽ quyết định việc đánh giá, bố trí, giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với nhiều chức danh cán bộ cụ thể.
Các chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định bao gồm: Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành Trung ương; Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng...
Bộ Chính trị cũng quyết định: Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng các ban của Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ...
Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định Bí thư tỉnh ủy, Thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, TP HCM.
Với Quân đội, Công an, Bộ Chính trị quyết định chức danh Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bộ Chính trị cũng xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm đối với các nhân sự giữ chức vụ nêu trên và phong hoặc thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân cho các nhân sự giữ chức vụ thấp hơn.
Theo Quy định 105, Bộ Chính trị sẽ quyết định trưởng các ban của Trung ương Đảng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ... Ảnh: VGP
Các chức danh cán bộ do Ban bí thư quyết định bao gồm: Phó trưởng ban của Trung ương Đảng, ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; trợ lý của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng...
Ban bí thư cũng có quyền quyết định với các chức danh: Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, phó chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Giám đốc hai Đại học Quốc gia Hà Nội và TP HCM, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố.
Với quân đội, công an, Ban bí thư quyết định với: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó tổng Tham mưu trưởng, Chính ủy, chủ nhiệm tổng cục (trừ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Chính ủy, tổng cục trưởng; Chính ủy, phó chính ủy; tư lệnh, phó tư lệnh, quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chính ủy, Giám đốc Học viện Quốc phòng; Thứ trưởng Bộ Công an; Tổng cục trưởng; chính ủy, tư lệnh bộ tư lệnh,
Ban bí thư cũng xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm đối với những người giữ các chức vụ nêu trên và phong hoặc thăng quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng, Phó Đô đốc, Chuẩn Đô đốc Hải quân đối với các chức vụ thấp hơn.
Theo Hoàng Thùy (VnExpress)
Thầy giáo Tây xin lỗi vì xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây phẫn nộ "Cháu xin được gửi lời xin lỗi chân thành đến gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cháu mong muốn được tới thắp hương cho Đại tướng" - giáo viên tiếng Anh Daniel Hauer bày tỏ. Thầy giáo Tây lên tiếng xin lỗi vì xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cách đây ít ngày, cộng đồng mạng phẫn nộ vì hành...