Đại tướng Phùng Quang Thanh dự Đối thoại Shangri-La 13
Sáng 30/5, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã rời Hà Nội đi Singapore dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13.
Đại tướng Phùng Quang Thanh. Ảnh: TTXVN
Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 diễn ra từ ngày 30/5 đến 1/6/2014 với 5 phiên họp toàn thể tập trung vào các chủ đề: Đóng góp của Hoa Kỳ đối với ổn định khu vực; tăng cường hợp tác quốc phòng; quản lý những căng thẳng chiến lược; quan điểm của các cường quốc về hòa bình và an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương; bảo đảm quản lý với sự thay đổi xung đột ở châu Á – Thái Bình Dương.
Tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 có đại diện của nhiều quốc gia với thành phần gồm: Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Quốc vụ khanh Quốc phòng, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng và các học giả. Theo kế hoạch, Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 chính thức bắt đầu tối 30/5 với bài phát biểu trung tâm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Video đang HOT
Theo TTQS
Báo tin tức
ASEAN kêu gọi Trung Quốc tuân thủ cam kết an ninh
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ngày 20.5 kêu gọi Trung Quốc tuân thủ những điều khoản trong bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đồng lòng kêu gọi Trung Quốc thực hiện các cam kết an ninh với khu vực - Ảnh: Bộ Quốc phòng Singapore
Lời kêu gọi được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 8 ở thủ đô Naypyitaw (Myanmar), diễn ra từ 19 - 21.5. Tại đây, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Singapore, các bộ trưởng đã thảo luận những vấn đề an ninh khu vực cùng quan tâm, đặc biệt là các biện pháp làm giảm căng thẳng trên biển Đông. "Các bộ trưởng cùng kêu gọi các bên liên quan tuân thủ những điều khoản trong bản hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc đã ký kết với ASEAN" tại Bali (Indonesia) năm 2011, trong đó yêu cầu các bên "thực hành kiềm chế và tránh những hành động làm gia tăng căng thẳng". Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải "đẩy nhanh đàm phán để tiến tới hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC)" giữa ASEAN và Trung Quốc mà Bắc Kinh luôn nấn ná và né tránh.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng ra Tuyên bố chung đồng thuận về việc lập đường dây đối thoại trực tiếp "cung cấp phương tiện thường trực, nhanh chóng, đáng tin cậy và được bảo mật để các bộ trưởng quốc phòng có thể đối thoại với nhau bất cứ lúc nào nhằm nhanh chóng đi đến các quyết định chung để xử lý khủng hoảng hoặc các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là trong vấn đề an ninh biển".
Việt Nam đấu tranh bằng biện pháp hòa bình
Trao đổi với Thanh Niên từ Naypyitaw, một cán bộ quốc phòng Việt Nam cho biết: Tại hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh đã trao đổi thông tin về vụ việc đang có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông. Đó là việc từ ngày 1.5.2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. "Hành động này khiến các nước ASEAN quan ngại và gây bức xúc trong quần chúng, nhân dân Việt Nam", Bộ trưởng phát biểu.
Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng nêu rõ chủ trương đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế của Việt Nam, quyết tâm giữ vững ổn định chính trị trong nước, cũng như duy trì quan hệ và hợp tác với Trung Quốc. "Chúng tôi không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo, lực lượng đặc công người nhái tấn công, phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. Chúng tôi chỉ sử dụng các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và tàu cá của ngư dân để bảo vệ chủ quyền", đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định.
Về vấn đề một số phần tử quá khích lợi dụng các cuộc tuần hành ôn hòa biểu thị lòng yêu nước để gây ra một số vụ việc mà Việt Nam, Trung Quốc và các nước bạn bè đều không mong muốn như đập phá cơ sở sản xuất của một số doanh nghiệp nước ngoài, gây thiệt hại về người và của, đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: "Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi này theo đúng pháp luật, để không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đến quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước".
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng có mặt ở Naypyitaw trong dịp này. Chiều qua, ông đã có cuộc gặp gỡ không chính thức với những người đồng cấp từ 9 quốc gia ASEAN. Giữa lúc đang tổ chức quốc tang đối với các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay quân sự hôm 17.5 làm thiệt mạng Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Douangchay Phichit, Lào không gửi đại diện đến hội nghị.
Trước những diễn biến đáng lo ngại tại biển Đông, các bộ trưởng ASEAN đã nêu vấn đề này trong cuộc gặp với ông Thường. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Singapore cho biết, Bộ trưởng Ng Eng Hen đã phát biểu: "ADMM và các đối tác phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc như tôn trọng chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế". "ADMM phải bảo vệ những nguyên tắc này và đồng thuận lên tiếng như một thực thể chung nhằm bảo vệ những lợi ích chung trong khi không ngả về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ", ông Ng nói.
Được biết, bên lề hội nghị, đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đã gặp song phương với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn và Bộ trưởng Ng Eng Hen của Singapore.
Theo TNO
Đại tướng Phùng Quang Thanh dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tại Myanmar Chiều 18-5, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã rời Hà Nội đi Mi-an-ma tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 8 (ADMM-8). Tham gia đoàn có: Thiếu tướng Vũ Văn Hiển, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Ngô...