Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch trên núi Bà Đen
Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc khổng lồ sẽ chính thức an vị tại độ cao hơn 900m trên đỉnh núi Bà Đen vào ngày 28/1/2024.
Nhiều trải nghiệm đậm sắc màu độc đáo gắn liền với Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát cũng chính thức ra mắt vào dịp này.
6,688 viên đá sa thạch ghép thành Tôn tượng cao 36m
Đại tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen có chiều cao 36 mét, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng 4.651m2, nặng 5.112 tấn.
So với những bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên thế giới được kiến tạo từ đá, Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc tại núi Bà Đen là tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới.
Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc tại núi Bà Đen là tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới.
Điều đặc biệt là Tôn tượng được tạo hình theo một phương thức chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang. Từng viên đá sa thạch được lọc lựa kỹ lưỡng, kiểm tra màu, vân đá, và kích thước chuẩn xác, sau đó được điêu khắc theo mẫu thiết kế.
Các viên đá sa thạch được xếp chồng lên nhau thành 54 lớp, mỗi viên đá ghép trung bình có chiều dài 100-120cm, cao bình quân 70cm, dày 50cm. Tổng khối lượng đá sa thạch sử dụng để ghép nên bức tượng là 2.025m3.
Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc giúp hoàn thiện quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Núi Bà.
” Trong điều kiện thời tiết trên đỉnh núi thường xuyên gió lớn, sương mù dày đặc, từng khâu trong quá trình xây dựng và chế tác tượng đều vô cùng phức tạp. Trong đó, định vị phần vỏ tượng và phần lắp đá là công đoạn phức tạp hơn cả” – đại diện khu du lịch Sun World Ba Den Mountain chia sẻ.
Cầu Ước – cây cầu tâm linh mang tính biểu tượng
Đến chiêm bái Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc trên núi Bà Đen, du khách còn được đặt chân lên Cầu Ước – cây cầu tâm linh mang tính biểu tượng lần đầu tiên có tại Việt Nam.
Cây cầu đặc biệt này có hình bán nguyệt, dài 90m, rộng 15m, được lát gạch phủ men kim loại ánh vàng tạo hình vân mây, tượng trưng cho phước lạc và an bình. Hình dáng Cầu Ước cũng gợi nhắc đến nụ cười hỉ hả, vô ưu của Di Lặc Bồ Tát.
Video đang HOT
Con đường dẫn du khách xuống Cầu Ước cũng là một trải nghiệm vô cùng độc đáo và thú vị khi được thiết kế tựa như một hang động tự nhiên, với những đường cong uốn lượn mê hoặc và huyền bí.
Cầu Ước hứa hẹn là điểm tham quan đặc biệt hấp dẫn du khách thời gian tới.
Show nhạc nước chưa từng có tại Việt Nam
Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo khổng lồ đổ tràn từ trên cao xuống các tầng bậc thang quanh thân tượng, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ và nhiệm màu trên đỉnh núi Bà Đen. Với độ cao 35m, đây được xem là thác nước nhân tạo có độ cao hàng đầu châu Á.
Đặc biệt, thác nước được kết hợp với hệ thống đài phun nước sử dụng công nghệ tạo những đợt sóng trào độc đáo, cùng với nhiều dải ánh sáng ấn tượng, làm nên một show nhạc nước đậm sắc màu thiền định.
Với Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới tại vị trí trung tâm, show nhạc nước là sự kết hợp kỳ ảo giữa âm thanh, ánh sáng, laser, nước và các diễn viên trình diễn các vũ điệu mang đậm sắc màu văn hóa tâm linh.
Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo khổng lồ cao 35m.
Các thiết bị hiện đại cùng công nghệ mới nhất chưa từng được ứng dụng tại Việt Nam sẽ được sử dụng tại show nhạc nước này như máy vẽ Laser, máy chiếu 3D, máy Laser tạo khối, hay đèn moving head kết hợp hiệu ứng họa tiết ấn tượng lặp đi lặp lại vô hạn. Kết hợp với màn nước là hệ thống đèn, máng phun, vạn điện từ và vòi phun khổng lồ sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.
Show nhạc nước là sự kết hợp giữa Phật giáo truyền thống và công nghệ hiện đại, giữa hình thức kiến trúc khúc chiết, gãy gọn và hiệu ứng mặt nước mềm mại, tạo nên một không gian trải nghiệm giàu cảm xúc, đưa hành trình chiêm bái Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên đỉnh núi bà Đen thành một hành trình kiếm tìm niềm vui.
Ngày Tây Ninh tại Hà Nội: Nhiều trải nghiệm thực tế đang đón chờ du khách
Một Tây Ninh nhiều tiềm năng thu hút đầu tư cùng vô số trải nghiệm đậm đà bản sắc sẽ được tái hiện vào ngày 7-8.10.2023, giữa lòng thủ đô, trong sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội.
Ông Trần Anh Minh - Giám đốc Sở VHTT&DL Tây Ninh chia sẻ nhiều điều hấp dẫn về sự kiện này.
Ông Trần Anh Minh - Giám đốc Sở VHTT&DL Tây Ninh. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Được biết, ngày 7-8.10 tới đây, tại phố đi bộ Hoàn Kiếm sẽ diễn ra sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội. Xin ông cho biết mục tiêu và ý nghĩa của sự kiện này?
Được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô, Ngày Tây Ninh tại Hà Nội là sự kiện quan trọng, để thủ đô Hà Nội và tỉnh Tây Ninh thắt chặt thêm mối quan hệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch giữa hai tỉnh, thành phố.
Đây là lần thứ 3 tỉnh Tây Ninh tổ chức Ngày Tây Ninh tại Hà Nội. Với một chuỗi hoạt động văn hóa nghệ thuật, hội nghị quảng bá xúc tiến du lịch, triển lãm ảnh, cho đến trưng bày các sản phẩm nông - công - thương, sản phẩm dịch vụ du lịch, sự kiện sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, quê hương, con người, nét độc đáo về lịch sử văn hóa và du lịch Tây Ninh đến với người dân thủ đô Hà Nội nói riêng, người dân cả nước và du khách quốc tế nói chung.
Chúng tôi cũng kỳ vọng sự kiện này sẽ không ngừng mở ra những tiềm năng, lợi thế đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, sản phẩm du lịch của Tây Ninh..., từ đó tạo dấu ấn và cơ hội liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhằm thu hút đầu tư nhiều hơn nữa cho Tây Ninh.
Núi Bà Đen là điểm đến hút lượng khách lớn nhất khi đến Tây Ninh. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Người dân thủ đô sẽ được thấy một Tây Ninh hấp dẫn như thế nào qua sự kiện này, thưa ông?
Chúng tôi hy vọng sẽ đem đến những trải nghiệm thực tế cho du khách tới tham dự sự kiện. Tham quan các gian hàng tại khuôn viên sự kiện cũng giống như bạn đang thực hiện một tour du lịch khám phá trọn vẹn Tây Ninh ngay giữa lòng Hà Nội, với những điểm đến nổi tiếng như núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài, di tích Trung ương Cục Miền Nam..., cùng những đặc trưng văn hóa, lịch sử, tâm linh, ẩm thực... được tái hiện một cách sống động qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật quy mô, triển lãm nghệ thuật độc đáo và nhiều gian trưng bày sản phẩm, dịch vụ. Các bạn sẽ cảm nhận rất rõ về một Tây Ninh linh thiêng, hoang sơ và đậm sắc màu văn hóa đặc trưng.
Dịp này, chúng tôi sẽ giới thiệu với người dân Thủ đô các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vốn là niềm tự hào của mảnh đất Tây Ninh nói riêng và miền Nam bộ nói chung. Tôi tin rằng, được tận mắt thưởng thức và cùng tương tác với nghệ thuật Đờn ca tài tử hay múa trống Chhay- dăm do chính các nghệ nhân tại Tây Ninh và Nam bộ trình diễn, ngay giữa trung tâm Hà Nội, sẽ là một trải nghiệm thực tế vô cùng thú vị đối với người dân thủ đô.
Sự kiện cũng là cơ hội để người dân Hà Nội và du khách thập phương khám phá đặc sắc ẩm thực của vùng đất Tây Ninh, với những món ăn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như bánh tráng phơi sương, muối tôm... và những đặc sản mang thương hiệu Tây Ninh như yến sào, mãng cầu...
Di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử Nam bộ được trình diễn trên đỉnh núi Bà Đen dịp 30/4. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Vậy còn đối với mục tiêu thúc đẩy thương mại du lịch và thu hút đầu tư, Ngày Tây Ninh tại Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch này như thế nào thưa ông?
Trong khuôn khổ Ngày Tây Ninh tại Hà Nội, chúng tôi sẽ tổ chức Hội nghị Quảng bá Xúc tiến Du lịch vào ngày 8-10. Đây sẽ là dịp để giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của du lịch Tây Ninh, kết nối các doanh nghiệp du lịch, thương mại Hà Nội và Tây Ninh.
Tại hội nghị cũng sẽ diễn ra ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch lữ hành Tây Ninh và Hà Nội, đưa ra phương án kết nối, khai thác thị trường tiềm năng phía Bắc để đưa khách về Tây Ninh và ký kết giao thương, mở rộng thị trường, sản phẩm thương mại giữa hai bên.
Chúng tôi hi vọng rằng sau hội nghị này, Tây Ninh sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn có tiềm lực, có tâm và đủ tầm, để đưa Tây Ninh trở thành một cực tăng trưởng mới tại khu vực Nam bộ, đạt đến những mốc thành tựu vượt trội hơn nữa.
Đến năm 2025, Khu du lịch núi Bà Đen định hướng trở thành khu du lịch đẳng cấp khu vực. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Trên thực tế, dù nhiều tiềm năng và đã hút một lượng khách lớn, nhưng cho đến nay Tây Ninh vẫn chưa nằm trong top các điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam. Vậy theo ông, đâu là hạn chế của du lịch Tây Ninh và giải pháp mà Tỉnh đặt ra trong thời gian tới là gì?
Về hạn chế, hiện nay mặc dù rất giàu tiềm năng, song lượng khách đến Tây Ninh chủ yếu là hành hương tại hệ thống chùa Bà hay Tòa Thánh đạo Cao Đài và tham quan khu du lịch Núi Bà Đen cùng một số điểm di tích lịch sử cấp quốc gia. Đối tượng khách tham quan đang giới hạn chủ yếu là khách trong nước, khách quốc tế còn tương đối ít, chưa tương xứng với tiềm năng của du lịch Tây Ninh.
Xét về tiềm năng, Tây Ninh là miền đất hội đủ các lợi thế, để có thể phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch như Du lịch Văn hóa - Lễ hội; Du lịch nông nghiệp; Du lịch sinh thái; Du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử; Các loại hình du lịch dọc tuyến sông Vàm Cỏ Đông... Tuy nhiên, cho đến nay, những lợi thế này vẫn chưa được khai thác đúng tầm.
Cùng với đó, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch như cơ sở lưu trú chất lượng cao, trung tâm thương mại, các loại hình du lịch gia tăng trải nghiệm cho du khách như vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, mua sắm, các khu vui chơi giải trí về đêm... để tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế, cũng còn nhiều hạn chế và cần được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa.
Để khắc phục những điểm trên, Tây Ninh phấn đấu đến năm 2025, Khu du lịch núi Bà Đen đạt tiêu chuẩn khu du lịch cấp quốc gia, trở thành khu du lịch đẳng cấp khu vực, có khả năng thu hút lượng lớn du khách cả trong nước và quốc tế.
Núi Bà Đen là điểm đến tâm linh hàng đầu khu vực Nam bộ. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Đặc biệt, Tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư phát triển du lịch, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp với chính sách ưu đãi nhất; thu hút đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí ban đêm, hình thành các trung tâm mua sắm, ẩm thực tập trung đa dạng và có chất lượng, để không chỉ gia tăng lượng khách mà còn giữ chân khách lưu trú dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn khi tới Tây Ninh.
Tỉnh cũng sẽ tạo thuận lợi tối đa và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư, thực hiện vai trò "đầu tàu" cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển.
Bên cạnh đó, Tỉnh cũng sẽ đồng bộ thực hiện nhiều giải pháp như đa dạng hóa thị trường khách du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến, quảng bá du lịch, đẩy mạnh truyền thông quảng bá điểm đến sâu rộng hơn nữa.
Với các giải pháp trên, chúng tôi kỳ vọng đến năm 2030, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GRDP, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác.
Khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tây Ninh Bên cạnh những địa điểm nổi tiếng về du lịch sinh thái và du lịch lịch sử, Tây Ninh còn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Bộ nhờ sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc. Mỗi dịp năm mới, Núi Bà Đen lại nô nức du khách trẩy hội xuân, chiêm bái cầu an. Núi Bà Đen - Huyền...