Đại tướng Lê Đức Anh 2 lần xin không giữ chức vụ cao
Trong hồi ký của Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước có nói tới việc hai lần ông từ chối nhận chức vụ công tác cao hơn để tập trung làm tổng kết kinh nghiệm quân sự trong chiến tranh.
Năm 2013, Đại tướng Lê Đức Anh nhận Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 5 năm sau ông nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (ảnh TTXVN).
Vào tháng 10.1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ IV được tổ chức tại Hà Nội. Theo Đại tướng Lê Đức Anh, không khí Đại hội lúc đó nặng nề, có người đã vin vào câu chữ trong chỉ đạo lúc đó là “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật…” một cách phiến diện, tận dụng diễn đàn không khí bên ngoài Đại hội để “nói cho sướng miệng” và thực hiện ý đồ cá nhân.
Quá trình chuẩn bị giới thiệu nhân sự dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thì có việc một số cá nhân vận động ngầm xuyên tạc, nói xấu một số vị lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Khi họ nói với tôi cần có cuộc “hội ý về nhân sự” thì tôi nói “Không được! Giờ ai tốt thì bầu lên làm; đừng có người này nói xấu người kia, có gì thì cứ phê bình trong hội nghị đàng hoàng”.
Khi giải lao, có người đã nói với Đại tướng Lê Đức Anh: Sao anh im lặng thế?
“Im lặng để còn nghe các anh nói”, Đại tướng Lê Đức Anh trả lời.
Theo Đại tướng Lê Đức Anh, ông im lặng vì thấy tình hình quá phức tạp. Trong chiến tranh trước đây, cũng có chuyện phức tạp, nhưng đoạn sau này còn phức tạp hơn.
Đầu tháng 12.1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) ký quyết định bổ nhiệm Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
“Các anh trên Trung ương gọi tôi ra, anh Lê Đức Thọ (lúc đó là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương) trực tiếp giao nhiệm vụ cho tôi. Tôi nói với anh Thọ: Xin các anh để tôi làm nốt nhiệm vụ ở Campuchia, xong, cho tôi làm tổng kết kinh nghiệm về công tác quân sự trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
“Cậu từng làm Phó Tổng Tham mưu trưởng, rồi Thứ trưởng, giờ qua làm Tổng Tham mưu trưởng, có gì mà không làm được” , Anh Thọ động viên tôi”, Đại tướng Lê Đức Anh viết trong hồi ký.
Video đang HOT
Đại tướng Lê Đức Anh đi thị sát biên giới sau khi giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (ảnh tư liệu).
Sau khi làm Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Lê Đức Anh đã đi thị sát 6 tỉnh biên giới phía Bắc (lúc này tình hình trên biên giới giữa ta và Trung Quốc đang căng thẳng). Trong chuyến thị sát này, Đại tướng Lê Đức Anh đã có những quyết định táo bạo giúp cho tình hình biên giới dịu dần căng thẳng. Đồng thời có những đề xuất để điều chỉnh về mặt chiến lược quân sự, tổ chức lại lực lượng, giảm một lượng lớn số quân thường trực nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Sau khi làm Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Lê Đức Anh có một nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (từ 1987 -1992). Đại tướng Lê Đức Anh cho rằng, là một cán bộ lãnh đạo và chỉ huy, gần 50 năm gắn bó với quân đội, với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên các chiến trường, trải qua cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước và gần 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Campuchia, đã từ lâu ông rất tâm huyết với công việc “tổng kết kinh nghiệm chiến tranh cách mạng”.
Theo Đại tướng Lê Đức Anh, làm được việc này một cách đầy đủ, thấu đáo sẽ có ý nghĩa rất to lớn. Trước hết là, sẽ lý giải một cách thuyết phục tại sao dân tộc ta, một nước nhỏ, nghèo, nền sản xuất lạc hậu mà chiến thắng được nhiều kẻ thù lớn. Hai là, việc tổng kết sẽ có ích cho công việc giữ nước hôm nay và mai sau.
Đại tướng Lê Đức Anh và các cán bộ quân đội (ảnh tư liệu).
“Điều này rất cần vì nước Việt Nam ta ở một vị trí địa – chiến lược rất quan trọng nên luôn bị những nước lớn “dòm ngó”. Chính vì rất tâm huyết với công việc có ý nghĩa này nên cuối nhiệm kỳ Đại hội VI, tôi đã viết hai bức thư lên cấp trên để đề đạt nguyện vọng xin không ứng cử vào Quốc hội khóa IX và xin rút khỏi danh sách đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng để chuyên trách công tác tổng kết kinh nghiệm chiến tranh”, Đại tướng Lê Đức Anh viết trong hồi ký.
Tuy nhiên ý nguyện của Đại tướng Lê Đức Anh không được Bộ Chính trị chấp nhận. Các vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư còn động viên để Đại tướng Lê Đức Anh cố gắng làm thêm một khóa nữa để cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vượt qua những khó khăn.
Ngày 30.4.1996, Đại tướng Lê Đức Anh lúc đó là Chủ tịch nước đã đến thăm hỏi đồng bào vùng chuyên canh mía phục vụ Nhà máy đường Ninh Hòa có công suất 100 tấn đường/ngày. (ảnh tư liệu).
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, tiến hành từ ngày 24 đến 27-6.1991, ông Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại tướng Lê Đức Anh được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và Ban Chấp hành Trung ương đã bầu ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
Từ ngày 19.9 đến 8.10.1992, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX đã bầu Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình giữ chức Phó Chủ tịch nước. Sau nhiệm kỳ làm Chủ tịch nước, đến tháng 12.1997, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khoá VIII, Đại tướng Lê Đức Anh xin thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến tháng 4.2001.
Đại tướng Lê Đức Anh sinh năm 1920 mất ngày 22.4.2019. Theo thông báo Tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh quàn tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ, ngày 03.5.2019, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh từ 11 giờ cùng ngày 03.5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ an táng từ 17 giờ cùng ngày 3.5 tại Nghĩa trang TP Hồ Chí Minh.
Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh, tại Hội trường Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh.
Theo Danviet
ẢNH : Cận cảnh nơi an nghỉ của Đại tướng Lê Đức Anh
Đại tướng Lê Đức Anh sẽ an nghỉ tại nghĩa trang TP.HCM, bên cạnh những đồng đội từng gắn bó với ông như cố Chủ tịch nước Võ Chí Công, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Sáng 29.4, công tác chuẩn bị cho lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghĩa trang TP.HCM đang hoàn tất những khâu cuối cùng.
Nơi an nghỉ của Đại tướng thuộc khu K1, bên cạnh những người đồng đội thân yêu từng gắn bó với ông trong hai cuộc kháng chiến như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Chủ tịch nước Võ Chí Công, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt...
Công nhân đang dựng các khung sắt, tạo mái che xung quanh khu an nghỉ của Đại tướng. "Việc chuẩn bị cho nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng đã thực hiện được 3 ngày nay và đang gấp rút hoàn thành để đón Đại tướng về với lòng đất mẹ. Dự kiến tất cả sẽ hoàn thành vào ngày 1.5", một công nhân nói.
Khu tổ chức lễ tang đang dần được hình thành. Theo thông cáo, tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh sẽ tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Linh cữu Đại tướng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7h ngày 3.5, lễ truy điệu diễn ra lúc 11h cùng ngày.
Quốc tang diễn ra trong hai ngày 3.5 và 4.5. Các công sở treo cờ rủ và cả nước ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Theo Văn Nguyện (Zing)
Đại tướng Lê Đức Anh và sáng tạo trong trận bảo vệ cơ quan đầu não Theo Trung tướng Đặng Quân Thụy, mùa khô 1966- 1967, Mỹ- Ngụy mở cuộc hành quân lớn mang tên "Junction City" (Gianxơn Xity) nhằm tìm diệt cơ quan đầu não kháng chiến Trung ương Cục miền Nam Việt Nam. Đại tướng Lê Đức Anh lúc đó là Tham mưu trưởng của Bộ chỉ huy Miền, đã triển khai kế hoạch đánh địch một...