Đại tướng Chu Huy Mân với việc tăng cường đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
Đại tướng Chu Huy Mân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam – Người con ưu tú của đất nước và quê hương Nghệ An, nhà chính trị, quân sự tài ba, tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, suốt đời phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Lực lượng công an, quân đội hiệp đồng diễn tập phòng chống khủng bố trên sông Hồng
Cuộc đời của Đại tướng Chu Huy Mân, mà tên gọi thân mật là anh Hai Mạnh, gắn liền với các trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Với 93 tuổi đời, 76 năm hoạt động cách mạng phong phú và sôi nổi, từ khi còn lăn lộn với phong trào cách mạng ở quê hương Nghệ An, ở Quảng Nam, các tỉnh Trung Bộ, khu Việt Bắc, khu Tây Bắc, khu V và chiến trường Lào… cho đến khi giữ những cương vị trọng trách cao của Đảng và Nhà nước, Quân đội, cuộc đời của Đại tướng Chu Huy Mân gắn liền với những chặng đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm đầy gian khổ, hào hùng, nhưng rất đỗi vẻ vang và tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Đồng chí đã suốt đời sống, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có những đóng góp vào thắng lợi to lớn của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quốc tế, đặc biệt vào nền khoa học và nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam. Dù ở cương vị công tác nào, đồng chí cũng luôn đem hết sức mình, cống hiến không mệt mỏi cho Đảng, cho nhân dân, cho Tổ quốc, luôn đặt lợi ích chung của cách mạng lên trên lợi ích cá nhân, cả cuộc đời đồng chí gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Là người chỉ huy và phụ trách công tác Đảng trong quân đội, Đại tướng Chu Huy Mân đã góp phần to lớn vào việc xây dựng Quân đội ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của chuyên chính vô sản. Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau” (Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trang 403), Đại tướng Chu Huy Mân luôn chăm lo mối quan hệ đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; quan tâm, động viên lực lượng Công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Ngay từ năm 1947, khi giữ cương vị Trung đoàn trưởng, Bí thư Trung đoàn ủy các trung đoàn 72, 74 Cao Bằng và Trung đoàn 174 Cao Bắc Lạng, đồng chí đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an trong công tác bảo vệ an ninh biên giới, bảo vệ Bác Hồ và các đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước ta đi công tác nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam. Năm 1958, trên cương vị Chính ủy Quân khu Tây Bắc, đồng chí đã chăm lo xây dựng, củng cố mối quan hệ đoàn kết giữa lực lượng Quân đội và lực lượng Công an cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung là xây dựng Tây Bắc phát triển về mọi mặt, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, được đồng bào các dân tộc tin yêu.
Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc, đồng chí đều đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Quân đội, Công an, Biên phòng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Tổ quốc và nhắc nhở: “Phải đạp bằng mọi khó khăn, vượt qua mọi ác liệt, dù phải hy sinh thân mình, cũng không nao núng, chùn bước; tuyệt đối không tự động rút lui, tự động rời trận địa, kiên quyết bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ tiềm lực kinh tế, quốc phòng của đất nước” (Xem: Một số kinh nghiệm công tác Đảng, công tác chính trị của quân và dân ta, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, trang 77).
Đại tướng Chu Huy Mân luôn quan tâm đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự, nhiều lần làm việc với các đồng chí Bộ trưởng Mai Chí Thọ, Bùi Thiện Ngộ, Lê Minh Hương để trao đổi về tình hình, công tác bảo vệ an ninh, trật tự và những biện pháp tăng cường phối hợp giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí nhấn mạnh: “Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của các lực lượng vũ trang ta là phải bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cả vùng đất, vùng biển và vùng trời, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước” (Xem: Một số kinh nghiệm công tác Đảng, công tác chính trị của quân và dân ta, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, trang 53 – 54).
Đồng chí luôn trăn trở về công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, luôn tỏ thái độ thẳng thắn, cương trực, thấy đúng là ủng hộ, thấy sai thì kiên quyết đấu tranh. Đồng chí Trung tướng Trần Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an trong bài viết “Chúng tôi học hỏi được nhiều phẩm chất quý báu trong thời kỳ cùng công tác với Đại tướng Chu Huy Mân” đã đánh giá: “Năm 1986, tôi chỉ đạo các đồng chí lực lượng bảo vệ quân đội phối hợp với Công an Hải Phòng điều tra một vụ án, trong đó có cán bộ cao cấp của quân đội buôn bán hàng lậu. Vụ án này do Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo tiến hành điều tra. Khi Ban Chuyên án xin ý kiến, đồng chí Chu Huy Mân ủng hộ Ban Chuyên án và nói rằng, hễ có người phạm pháp, thì cứ điều tra cho chính xác, dù người đó là ai mà có tội cũng cứ chiểu theo luật pháp mà nghiêm khắc trừng trị. Sau đó vụ án đã được Tòa án quân sự tiến hành xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội” (Xem: Đại tướng Chu Huy Mân, nhà chính trị, quân sự tài ba, tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, trang 47 – 48).
Đại tướng Chu Huy Mân luôn quan tâm chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị, coi trọng việc quán triệt tạo sự nhất trí cao với đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng. Đồng chí khẳng định: “Sẵn sàng hy sinh xả thân vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội là cái lõi trong bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân. Nó thể hiện lòng trung thành của mỗi người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Đó là nhiệm vụ số một của người đảng viên, đoàn viên đã được ghi trong điều lệ Đảng, Đoàn, là tiêu chuẩn đầu tiên của con người mới xã hội chủ nghĩa.
Công tác Đảng, công tác chính trị phải nắm vững mục tiêu ấy mà ra sức phấn đấu, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên trong lực lượng vũ trang nhân dân phẩm chất cao quý nhất của người chiến sĩ cách mạng” (Xem: Một số kinh nghiệm công tác Đảng, công tác chính trị của quân và dân ta, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, trang 76 – 77).
Video đang HOT
Trong những lần tiếp xúc với cán bộ, chiến sĩ Công an, đồng chí thường lấy tấm gương phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành từ thực tiễn chiến đấu của đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn để giáo dục cán bộ, chiến sĩ và nhấn mạnh: “Đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn trưởng thành từ thực tiễn đấu tranh, trở thành người lãnh đạo ngành Công an tài năng”. Đồng chí bày tỏ sự tin tưởng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng Công an nhân dân sẽ kế tục xứng đáng truyền thống cách mạng vẻ vang của cha ông, kiên quyết bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, tác động đến tư tưởng, tình cảm, ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, thì những ý kiến chỉ đạo của Đại tướng Chu Huy Mân có ý nghĩa vô cùng quan trọng và còn nguyên giá trị thời sự đối với công tác đảng, công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Những lời huấn thị của Đại tướng đòi hỏi chúng ta càng phải tăng cường giáo dục cán bộ, chiến sĩ luôn vững vàng trước sự tấn công của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, những cám dỗ tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường; đồng thời phải thường xuyên bồi đắp ý chí khắc phục khó khăn, gian khổ, đề cao tinh thần trách nhiệm; cổ vũ ý thức say mê, năng động, sáng tạo, nhạy bén, mưu trí, dũng cảm trong công tác và chiến đấu.
Thực hiện huấn thị của Đại tướng Chu Huy Mân về tăng cường đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân cần bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước và của từng lực lượng, tăng cường sức mạnh, phối hợp chặt chẽ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng đối với lực lượng vũ trang, phát huy truyền thống đoàn kết, hiệp đồng tác chiến, thắt chặt mối quan hệ phối hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới.
Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2013), lực lượng Công an nhân dân trân trọng và biết ơn những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng, với cách mạng Việt Nam và với lực lượng Công an nhân dân.
Những chỉ đạo của đồng chí đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục được lực lượng Công an nhân dân phát huy trong các lĩnh vực công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Đại tướng Chu Huy Mân là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân kính trọng, học tập, rèn luyện và noi theo. Những phẩm chất cao đẹp của đồng chí sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm trí nhân dân, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Đại tướng, GS. TS. Trần Đại Quang
(Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an)
Theo ANTD
"Quả đấm thép" của Lục quân Việt Nam
Được thành lập vào ngày 5/10/1959, binh chủng tăng - thiết giáp quân đội Việt Nam là lực lượng hỏa lực mạnh, cơ động cao của quân đội nhân dân Việt Nam.
Xe chiến đấu bọc thép lội nước chở quân BTR-60. Khả năng cơ động cao trên nhiều địa hình khác nhau chính là điểm mạnh của loại xe thiết giáp này.
Với khẩu hiệu "đã ra quân là đánh thắng", lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như các chiến dịch bảo vệ biên giới và tiêu diệt Khơ-me đỏ năm 1979.
Dưới đây là một số hình ảnh về các thành viên trong lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam:
T-34 là xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của quân đội Việt Nam, là cơ sở hình thành lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam hiện nay.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, loại xe tăng này được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam vào năm 1965, tham gia đánh trận lần đầu vào năm 1968 trong trận Làng Vây, Khe Sanh, Quảng Trị. Đến nay T-54/55 vẫn là xương sống của binh chủng tăng - thiết giáp quân đội Việt Nam.
Xe tăng lội nước PT-76. Nhờ khả năng lội nước tốt, hiện nay PT-76 là vũ khí chủ lực trong việc bảo vệ các đảo, bờ biển chống lại các cuộc tấn công đổ bộ của đối phương.
Xe tăng chiến đấu chủ lực nâng cấp T-55M3. Đây là gói nâng cấp mạnh nhất của T-55 tại Việt Nam được thực hiện với sự hợp tác giúp đỡ của Israel.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Đây là loại xe tăng khá hiện đại trong kho tăng - thiết giáp Việt Nam.
Xe chiến đấu bộ binh chở quân BMP-1. Với khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, BMP-1 tỏ ra vượt trội so với các loại xe thiết giáp chở quân cùng thời của Mỹ là M-113.
Xe chiến đấu bộ binh chở quân BMP-2. Đây là biến thể nâng cấp của BMP-1 với nhiều cải tiến về hệ thống điện tử và vũ khí.
Xe bọc thép chở quân BTR-152. Mặc dù không có hỏa lực mạnh nhưng bù lại loại xe này có khả năng cơ động rất cao với tốc độ tối đa đạt 80 km/h. Hiện tại loại xe này phục vụ với số lượng khá lớn trong quân đội và cả lực lượng công an.
Xe chiến đấu lội nước BDRM-2. Khả năng cơ động rất cao và lội nước tốt là lợi thế của loại xe này. BDRM-2 cung cấp sự chi viện hỏa lực tốt trong các hoạt động đổ bộ.
Xe thiết giáp chở quân M-113. Đây là loại xe mà quân đội Việt Nam thu được của quân lực VNCH sau khi giải phóng miền Nam. Một số lượng lớn M-113 đã được quân đội Việt Nam sử dụng trong chiến dịch biên giới Tây Nam góp phần quan trọng vào việc tiêu diệt Khơ-me đỏ.
Xe trinh sát bọc thép RAM-2000 do Israel chế tạo. Đây là loại xe trinh sát bọc thép hiện đại nhất Việt Nam.
Theo xahoi
Tập đánh giáp lá cà bảo vệ Trường Sa Những thế võ khống chế đối phương có dao, súng hay huấn luyện bịt mắt tháo lắp súng... được lính Trường Sa luyện tập với tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Các thế đánh đối kháng Những thế võ khống chế đối phương có dao, súng hay huấn luyện bịt mắt tháo lắp súng... được lính Trường Sa (Khánh Hòa) luyện tập thường...