“Đài” truyền thanh của lão nông “gàn dở”
Gần 50 năm qua người đàn ông đó gắn bó với công việc “ vác tù và hàng tổng”. Ông tự làm, tự phong là “giám đốc” đài của thôn và đều đặn vão mỗi sáng, chiều hàng ngày đều cập nhật từ tin chiến sự mấy chục năm trước đến tin thời vụ cho bà con.
Ông là Lê Đình Vận (SN 1942) trú tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đã gần nửa thế kỷ qua ông vác loa về làng.
Nhà đài “đóng đô” trong một góc căn nhà cấp 4 chật chội.
Vào mỗi buổi sáng sớm, chiều nhà đài lại bắt đầu với công việc, thú vui của mình. Chúng tôi có mặt tại nhà ông, cầm trên tay kịch bản chương trình sắp phát, ông Vận cười hóm hỉnh bảo: ” Theo cái nghiệp này thành thử quen rồi ! Hôm nào ốm yếu không phát được là cảm thấy bí bách trong người”.
Sinh ra trong gia đình thuần nông nghèo khó. Năm 1959, sau khi trưởng thành, ông Vận nhận công tác ở Ban truyền thanh xã Trung Lương, làm ở đó được ít lâu rồi chuyển về Ban Chủ nhiệm của hợp tác xã. Sau đó ông học thêm nghề và sửa chữa điện.
Thời bao cấp được công ăn việc làm ổn định như vậy. Nhưng 1 năm sau ông đã xin được nghỉ việc, để về nhà xin xã cấp cho một bộ loa đài làm phát thanh tự nguyện cho thôn.
Hỏi về lý do, ông Vận trầm ngâm tâm sự: ” Thời kì ấy chiến tranh khốc liệt, mỹ ngụy đánh phá mọi lúc, mọi nơi, tin tức thắng trận hay địch càn quét đều được người dân trong thôn quan tâm theo dõi. Cả xã khi ấy chỉ có duy nhất một loa phát thanh mà mọi người lại hay thường xuyên lắng nghe. Chính điều đó đã thôi thúc tôi nảy sinh ý định này”.
Video đang HOT
Từ chỗ có công ăn việc làm ổn định, bỗng dưng ông bắt nhịp trở thành nhà đài tự nguyện không lương, bà Nguyễn Thị Gái (vợ ông) lúc đầu không ưng thuận. Sau cùng thấy ông quyết tâm làm rồi cũng đành phải chiều theo ý của chồng.
“Thuyền theo lái, gái theo chồng thôi chú ạ ! Nhớ ngày đầu mới đưa đài về nhà, ông ấy lúc nào cũng 24/24 bên máy móc, sửa chữa rồi tháo lắp không biết bao nhiêu lần, không màng tới công việc của nhà gì cả cho đến khi đài được đưa vào vận hành” – Bà Gái tâm sự.
Để ” tổng đài” có thể vận hành tốt như ngày nay, ban đầu ông gặp phải rất nhiều khó khăn trong các khâu đấu nối hệ thống loa với dây điện. Trời không phụ công người thế rồi sau bao nhiêu ngày vất vả, cuối cùng tín hiệu thử mic của nhà đài cũng đã được vang lên qua giọng nói trẻ hân hoan “Alô..alô đây là đài truyền thanh của thôn Mai Động”.
Cứ như vậy, trong căn nhà tồi tàn cũ kĩ bên cạnh bộ âm li, micro và vài cái loa nén hàng ngày ông vẫn đều đặn phát, truyền tải thông tin cập nhật đến cho mọi người.
Sáng sớm ông gửi tiết mục chào buổi sáng, chiều là những thông tin sự kiện về vấn đề chính trị, đêm về thi thoảng ông đọc chuyện đêm khuya.
Ông Vận đã tình nguyện làm công việc này suốt 50 năm qua.
Trong suốt gần 50 năm qua, những tin thắng trận của quân dân ta trên chiến trường Miền Nam được ông thông báo đến bà con đều được ông xem là những kỉ niệm đẹp, khoảnh khắc khó quên nhất kể từ khi gắn bó với nghề.
Nhưng cũng vì lăn lội với nghề, mắt trái của ông chỉ nhìn được 3/10. Chúng Tôi hỏi nguyên nhân ông vội nhấp chén trà nóng xong giải thích. Ông kể lần ấy đám thanh niên trong làng, ngứa chân ngứa tay chúng nó leo lên tháo dứt dây loa. Hôm đó mặc dù ốm nhưng ông vẫn cố gắng leo lên đấu lại đường dây cho kịp giờ phát, rồi trong lúc làm việc sơ ý để cành tre đâm vào giác mạc.
Ngoài tiếp sóng đài truyền thanh huyện, tỉnh. Ông Vận còn mày mò tự sản xuất chương trình về tin tức, thời sự, ca nhạc trong đó có cả phần văn nghệ do chính ông sáng tác. Ban ngày lao động mệt nhọc là vậy nhưng nhiều đêm đến ông vẫn ngồi viết lách, tự lên kịch bản đến tận gà gáy mới thôi, hoàn thành xong là lúc đôi mắt trở lên thâm cuồng, trũng sâu.
Năm 2009, người dân thôn Mai Động thấy việc làm của ông hết sức ý nghĩa, ông lại không quản thù lao gì cả. Người dân đã họp với nhau làm đơn đề nghị với xã hỗ trợ lương cho ông. Từ đó đến nay lương “giám đốc” nhà đài đó đã được 90.000 đồng/ tháng.
“50 năm làm phát thanh viên, đặt “trụ sở” ở nhà. Tuy công xá không bao nhiêu nhưng tôi rất yêu nghề. Tôi luôn coi công việc mình đang làm không phải công nặng việc nhẹ, mà là cốt chủ yếu phục vụ đời sống người dân. Được đưa thông tin đến người nghe như vậy tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồ, đâu cần đòi hỏi gì thêm nhiều” – Ông Vận cười, chia sẻ.
Bác Nguyễn Hải Hà, một người dân sống cùng thôn cho biết: ” Dân chúng tôi biết ơn và quý trọng bác nhiều. Bác không chỉ nhiệt tình với công việc nhà đài, mà mọi hộ gia đình ở đây, hễ nhà nào có đồ điện hỏng đều nhờ bác đến tận tình sửa giúp cho. Giờ nhiều người nghĩ lại vẫn còn áy náy đấy! ngày đầu tiên bác mang loa về làng ai cũng bảo bác ” gàn, dở hơi” nhưng về sau nghe chương trình bác phát thấy thật thú vị và ý nghĩa. Nó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với bà con chúng tôi”.
Dù tuổi đã thất thập tóc đã bạc trắng, mắt mờ dần nhưng ông vẫn không thể rời bỏ được chiếc bàn, bộ loa và cái mic cũ kỹ đã kết bạn với ông hơn nửa đời người. Với ông công việc đó nó là niềm vui, niềm hạnh phúc cho tuổi xế chiều.
Theo Dantri
Trải lòng của lão nông có con gái bị làm nhục
Ông Tân không thể quên cảm giác tủi hổ khi con gái bị vu vạ bồ bịch với chồng người khác để bị đánh đập, cắt tóc nham nhở. Cả gia đình nhiều tháng suy sụp tinh thần, phải nghe "tiếng bấc tiếng chì" của làng xóm.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử hai thủ phạm đã khép lại nhưng ông Tân (ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) và gia đình vẫn bức xúc. Ông bảo gần một năm trôi qua, gia đình phải chịu nhiều điều tiếng. Ở làng quê, người ta sống bằng sự "trong sạch", nếu chẳng may bị "vấy bẩn" về nhân cách thì rất khó trụ được. Vậy mà trong thời gian đó, vợ chồng, con cái ông sống như trong "địa ngục", luôn phải chịu chì chiết từ nhóm người "đưa chuyện" trong làng.
Gia đình ông có hai con, Xuân là cô cả, dưới còn cậu em kém 4 tuổi. "Cái Xuân nhà tôi học khá lắm. Vợ chồng tôi nông dân chả dạy con được nên chúng đều tự học", ông nói. Tai họa ập đến với gia đình vào ngày 20/12/2011 khi Xuân về nhà với nhiều vết bầm tím trên cơ thể, tóc bị cắt nham nhở...
Cơ quan điều tra xác định, vì nghi ngờ Xuân và bạn hay đi chơi với chồng mình và được mua sắm điện thoại, quần áo, Nguyễn Thị Nụ đã rủ Định Thị Huệ (20 tuổi) đi đánh dằn mặt hai nữ sinh lớp 12. Sau khi ép 2 cô gái đến nhà mình, Nụ và Huệ đã đánh đập, cắt tóc, bắt quỳ lạy... Cô ta cầm dao dọa, cấm không cho ai can thiệp vào việc làm của mình. Trước khi thả 2 nữ sinh về, Nụ bắt còn bắt viết giấy vay nợ.
Sau vụ tai tiếng đó, Xuân chẳng dám ra đường, học lực giảm sút. Đứa em đang học cấp 2 cũng bị "vạ lây", suốt ngày nghe điều ra tiếng vào. "Mất vài tháng chúng tôi không làm ăn, chợ búa gì, nhà như có đám", ông Tân tâm sự.
Chính ông đã "vực" tinh thần cả nhà để tiếp tục sống, khuyên nhủ con gái gắng vượt qua mọi chuyện. "Giờ con gái đã thi đỗ đại học và vào ngành mơ ước. Đó là niềm an ủi lớn cho vợ chồng tôi", ông Tân phấn khởi khoe.
Nữ sinh bị cắt tóc nham nhở. Ảnh: H.Q.
Ông bảo, hôm 20/9 ra trước vành móng ngựa của TAND huyện Phúc Thọ, bị cáo Nụ vẫn giữ thái độ dửng dưng. "Cô ta gây cho gia đình chúng tôi đau đớn về tinh thần, kiệt quệ về sức chịu đựng mà không thèm xin lỗi đến một câu", ông bức xúc.
Với hành vi gây ra, Nụ bị phạt 28 tháng tù về tội Làm nhục người khác và Cưỡng đoạt tài sản Huệ lĩnh án 12 tháng. Ông Tân cho hay gia đình đang làm đơn kháng án đề nghị tăng hình phạt với hai bị cáo, vì tại tòa VKS đã đề nghị phạt Nụ tới 33-42 tháng tù.
Theo VNE
Những nẻo đường phục thiện (2): Hưng "sóc" - từ kẻ ăn cơm tù đến người vác tù và hàng tổng Bỏ lại sau lưng quãng đời hơn 20 năm tù tội, Nguyễn Thành Hưng đã có một cú "lột xác" ngoạn mục đưa cuộc đời mình rẽ sang một trang hoàn toàn mới. Khó có thể tin được rằng, sau 1/4 thế kỷ ra tù, vào tội, Hưng "sóc" không chỉ trở thành trưởng thôn, mà còn giữ vị trí này trong 3...