Đài truyền hình Nhật bị tẩy chay vì cảnh tắm dung tục
Nam nghệ sĩ hài chủ trì chương trình – Atsushi Tamura và Nana Ozaki đã bị ném đá sau khi có màn tắm cho nhau trên truyền hình Nhật.
Mới đây, chương trình giải trí trên truyền hình – Đàn ông và phụ nữ do nghệ sĩ hài tên tuổi Atsushi Tamura chủ trì đã bị dư luận ném đá không thương tiếc. Trong tập mới nhất phát sóng, Atsushi Tamura đã mời Nana Ozaki góp mặt. Cặp đôi này đóng vai trò chủ – khách và thử thách sự “kiềm chế” của đàn ông.
Những hình ảnh bị chê dung tục và phản cảm trong chương trình
Nana chỉ diện nội y và áo ngủ khi xuất hiện trong chương trình. Sau đó, cô còn tiếp đón khách tới nhà bằng cách cởi đồ, tắm cho anh và sau đó là ngủ chung giường để thử thách. Hình ảnh nghệ sĩ nam khỏa thân trên truyền hình khi được tắm đã trở thành hình ảnh dung tục nhất trong thời gian gần đây của truyền hình Nhật.
Video đang HOT
Rất đông khán giả gửi tin nhắn phản hồi phê bình sự thiếu chuyên nghiệp và không kiểm soát hình ảnh trước khi phát sóng. Đa phần khán giả cho rằng, chương trình này không hề hài hước mà trái lại còn rất phản cảm.
Một số hình ảnh trong show này
Theo Trithuctre
Tivi Show đã mang lại điều gì cho giới trẻ?
Có nhiều bài báo đã ca thán chương trình giải trí trên tivi hiện nay đa phần là các game show, các cuộc thi tìm kiếm tài năng, những show truyền hình thực tế.
Họ lo lắng các cuộc thi nhiều quá thì làm gì có thí sinh để thi, nhất là các cuộc thi tìm kiếm tài năng, rồi khán giả truyền hình sẽ bội thực. Thực chất không chỉ có báo chí mới ca thán ngay cả những người làm chương trình cũng lo ngại vì nhiều chương trình cạnh tranh nhau, giành giờ phát sóng đẹp, kênh đẹp và thí sinh thì khó tìm được người hay.
Bình thường, các đạo diễn điện ảnh thì rất ghét tivi show. Nhưng với tôi, tôi thấy tivi show có giá trị riêng. Không phải ngẫu nhiên mà các show tivi đang thống trị trên tivi, và là đề tài bàn tán của khán giả từ nhà ra siêu thị, đến quán cà phê. Ngay cả tại bàn nhậu của những người đàn ông tưởng chừng chẳng bao giờ để ý đến tivi ngoài bản tin thế giới và chương trình thể thao.
Tôi thích làm giám khảo các tivi show vì sao? Bởi qua các chương trình tôi được tiếp cận với giới trẻ - đó chính là cả người chơi lẫn khán giả trẻ. Ở họ, tôi thấy thế hệ của mình đã thiếu nhiều điều của tuổi trẻ. Tôi cũng luôn ngưỡng mộ những người trẻ tuổi, những thế hệ sau chúng tôi phải phát triển hơn những điều mà thế hệ chúng tôi và trước chúng tôi đã thiếu.
Thế hệ tôi đã thiếu những gì?
1. Chúng tôi ít dám giới thiệu về mình, chúng tôi ít dám cạnh tranh ra mặt 1 cách lành mạnh . Đó là tất cả các thí sinh của các cuộc thi phải làm.
2. Chúng tôi ít dám thể hiện cá tính của mình, chúng tôi ít dám đề cao cái tôi của mình cho mọi người biết, mà điều đó là được các tivi show luôn đề cao.
3. Chúng tôi ít dám diễn thuyết, thuyết phục đám đông. Mà bất kỳ tivi show nào, các thí sinh cũng đều phải làm.
4. Chúng tôi ít dám ước mơ, ít dám nói ước mơ của mình cho người khác nghe, ít dám chứng minh khả năng của mình. Nhưng điều đó tôi đã tìm thấy ở các bạn trẻ ở những cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc như: Vietnam idol, Giọng Hát Việt, Vietnam Got talent...
5. Chúng tôi ít dám phiêu lưu, ít chủ động, ít tự lập và ít giao lưu với những mối quan hệ mới. Ví dụ điển hình là những chương trình Reality show như "12 Cá tính lên đường xuyên Việt". Tôi cũng đã 2 năm làm giám khảo và tuyển chọn người chơi cho cuộc thi này. Các bạn trẻ nổi tiếng cùng với những bạn chưa nổi tiếng đi với nhau 1 chặng đường dài. Tôi rất thích cuộc thi này bởi tôi luôn ủng hộ các bạn trẻ nên có những chuyến đi xuyên Việt để biết, để hiểu thêm, và để cảm nhận được nét đẹp của quê hương mình cũng như cảnh đẹp thiên nhiên đến văn hóa từng vùng miền.
Theo tôi mỗi người Việt Nam nên ít nhất 1 lần trãi nghiệm 1 chuyến đi dọc đất nước. Phải đi mới thấy, mới cảm nhận, mới gặp gỡ, mới yêu thương quê hương mình. Đó là những lời mà Ba tôi đã dạy. Mỗi khi hè đến, ông thường hay đưa tôi đi đến 1 nơi nào đó nhìn cảnh đẹp, ăn những món địa phương, nghe 1 điệu dân ca và gặp gỡ những người dân ở nơi đây.
Một cuộc "phượt" xe máy dọc từ Bắc xuống Nam dành cho các bạn trẻ cùng trang lứa được tổ chức một cách đàng hoàng và được học thêm ý thức về an toàn giao thông thì tôi nghĩ đó là 1 cuộc đi đầy ý nghĩa. Qua cuộc đi đó, họ được thử thách, được cạnh tranh, được chứng tỏ khả năng của mình. Với tôi đó là một điều hết sức thú vị cho các bạn trẻ.
Đạo diễn Quang Dũng, Trương Ngọc Ánh, Bình Minh (từ phải sang trái)
Rõ ràng những thí sinh tham gia các cuộc thi họ không mất gì cả, họ có thể thắng giải, họ có thể kết thêm bạn bè hoặc ít ra họ có những trải nghiệm trong một môi trường tập thể và phải cạnh tranh trước sự chứng kiến hàng triệu người xem tivi.
Vậy còn người xem họ được gì? Tại sao họ lại yêu thích các tivi show? Có thể họ cũng chẳng lý giải được vì sao họ thích? Theo tôi thì họ thích vì họ thấy ước mơ của mình. Họ thấy cá tính của mình trên con người của thí sinh. Rồi! Họ cũng yêu, giận, tức, có khi cũng thấy bất công, vậy là họ được cảm xúc. Thật ra họ cũng được gián tiếp trải nghiệm những chặng đường của thí sinh đã đi qua: là những nỗi niềm, những cảm xúc mà họ đồng cảm cùng thí sinh, họ cũng được chọn lựa cách ứng xử của người chơi mỗi khi gặp vấn đề. Đó là chưa kể khi theo dõi chương trình khán giả còn có cơ hội thắng nhiều giải thưởng lớn, chẳng hạn như chương trình "12 cá tính" dành hẳn 1 iPad 3 và 1 Máy chụp ảnh Sony hàng tuần cho khán giả xem truyền hình.
Riêng tôi, tôi có lợi gì? Tôi được trẻ hóa, tôi được tìm hiểu tâm sinh lý của thí sinh. Cũng như những phản ứng của khán giả. Điều đó đã góp vào phần lớn vào khả năng đo tâm lý nhân vật cũng như khán giả trong công việc đạo diễn của mình.
Theo TTVN