Đại tiện ra máu – dấu hiệu ung thư đại trực tràng
Ông Đăng, 66 tuổi, khoảng một tháng nay đi tiêu lẫn máu, mỗi đợt khoảng 3-5 ngày, đến bệnh viện khám phát hiệu ung thư trực tràng.
Theo bác sĩ Phí Thị Quang, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, nội soi gây mê đại trực tràng phát hiện từ manh tràng đến đại tràng sigma bệnh nhân có nhiều polyp nhỏ, 7 polyp lớn kích thước 1,5 cm. Đoạn trực tràng có khối sùi, loét lớn chiếm 1/2 chu vi lòng trực tràng, bề mặt thâm nhiễm, nham nhở, có hoại tử, chạm đèn soi dễ ra máu.
Bác sĩ sinh thiết 4 mảnh tại khối sùi để chẩn đoán tính chất khối u và cắt các polyp trong đại trực tràng. Kết quả sinh thiết bệnh nhân bị ung thư trực tràng, chuyển đến Bệnh viện 108 để hóa xạ trị.
“Bình thường tôi khỏe mạnh, ít khi ốm, gia đình không có ai bị ung thư”, ông Đăng chia sẻ.
Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa hay gặp trên thế giới và Việt Nam, tăng nhanh qua từng năm. Ghi nhận từ GLOBOCAN, hàng năm Việt Nam phát hiện hơn 14.000 ca mắc mới và hơn 7.500 ca tử vong do ung thư đại trực tràng, đứng thứ 5 trong các ung thư phổ biến, sau gan, phổi, dạ dày và vú. Dự báo đến năm 2025, ung thư đại trực tràng thường gặp thứ hai ở nam giới và thứ tư ở nữ giới.
Ung thư đại trực tràng thường xuất hiện ở người tuổi trên 50. Tuy nhiên, vài năm gần đây bệnh nhân ngày càng trẻ, có người tuổi 20-30. Bệnh liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Mô phỏng khối u đại tràng. Ảnh: News.
Bác sĩ Quang cho biết, ung thư đại trực tràng tiến triển chậm, diễn ra âm thầm và rất ít dấu hiệu để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm Chính điều này khiến bệnh ung thư trực tràng trở nên rất nguy hiểm.
Video đang HOT
“Đi ngoài ra máu là triệu chứng có thể do trĩ biến chứng ra máu, xuất huyết tiêu hóa, song cũng là triệu chứng điển hình của ung thư tiêu hóa, trong đó có đại trực tràng”, bác sĩ Quang cảnh báo.
Triệu chứng cảnh báo ung thư đại trực tràng
- Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng hay gặp, thường máu lẫn phân, nhày và ra trước phân.
- Rối loạn thói quen đại tiện: Táo lỏng thất thường hoặc táo bón xen kẽ với tiêu chảy từng đợt.
- Viêm kích thích trực tràng như đau quặn, mót rặn, cảm giác nặng tức ở hậu môn.
- Phân biến dạng: Lúc đầu thành khuôn sau nhỏ dần như chiếc đũa hoặc dẹt như lá lúa.
- Tắc ruột đôi khi là triệu chứng bắt đầu.
Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện giai đoạn sớm có thể cắt qua nội soi hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ung thư ở giai đoạn một, tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm lên tới 85-90%, ở giai đoạn ba bệnh nhân còn khoảng 40-60% cơ hội sống, giai đoạn cuối chỉ còn 10-20%.
Bác sĩ Quang khuyến cáo chủ động tầm soát bệnh bằng phương pháp nội soi sớm, nhất là khi có người nhà mắc bệnh. Người trên 50 tuổi cần tầm soát thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị.
5 gạch đầu dòng để phát hiện ung thư trực tràng sớm: Dù đang khoẻ mạnh cũng cần chú ý
Ung thư trực tràng là căn bệnh có triệu chứng rất nghèo nàn. Không ít người đang rất khoẻ mạnh nhưng tình cờ đi khám thì phát hiện ra đã bị ung thư.
Đang rất khoẻ mạnh, ăn uống bình thường bệnh nhânL.M.Đ (66 tuổi tại Hà Nội) đã rất "sốc" khi được bác sĩ thông báo mắc ung thư trực tràng.
Bệnh nhân Đ cho biết, khoảng 1 tháng gần đây số lượng đi đại tiện có nhiều hơn và theo từng đợt. Mỗi đợt đi đại tiện nhiều thường kéo dài từ 3-5 ngày và có nhầy máu. Thấy bất thường nên bệnh nhân Đ đã đi khám.
Bệnh nhân được chỉ định nội soi trực tràng. Kết quả từ manh tràng đến đại tràng Sigma có nhiều Polyp nhỏ, kích thước khoảng 2-3 mm, bề mặt nhẵn không cuống. Ngoài ra, còn có 7 Polyp lớn kích thước từ 1-1.5cm bề mặt chia múi cuống dài.
Hình ảnh khối u trong trực tràng của bệnh nhân Đ.
Đoạn từ trực tràng, cách rìa hậu môn khoảng 7cm thấy khối sùi, loét lớn chiếm 1/2 chu vi lòng trực tràng, bề mặt thâm nhiễm, nham nhở, có giả mạc trắng lẫn chất hoại tử, chạm đèn soi dễ ra máu.
Bác sĩ đã lấy 4 mảnh tại khối sùi làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán tính chất khối u và cắt các Polyp trong đại trực tràng.
Kết quả sinh thiết cho thấy hình ảnh ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa kèm hình ảnh chụp X-quang quai động mạch chủ nổi vì vậy chẩn đoán xác định bệnh nhân Đ bị ung thư trực tràng và đã được chuyển đến bệnh viện 108 để tiến hành hóa xạ trị.
Bệnh nhân Đ chia sẻ, bình thường rất khoẻ mạnh, ít ốm, gia đình cũng không có ai mắc ung thư. Bệnh nhân không ngờ mình lại bị mắc căn bệnh ung thư.
Là người khám trực tiếp cho bệnh nhân Đ, ThS.BS Phí Thị Quang, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, trong các bệnh ung thư về đường tiêu hóa, ung thư trực tràng đứng vị trí thứ hai.
" Ung thư trực tràng c hiếm 14% tổng ca mắc và 40 - 66% đối với những trường hợp ung thư ở vị trí đại trực tràng. Ung thư trực tràng là căn b ệnh tiến triển chậm, diễn ra âm thầm và có rất ít dấu hiệu để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Chính điều này khiến bệnh ung thư trực tràng trở nên rất nguy hiểm ", bác sĩ Quang nói.
Theo bác sĩ Quang ung thư trực tràng nếu được phát hiện giai đoạn sớm (T1N0M0) có thể cắt hớt qua nội soi hoặc có thể khỏi sau phẫu thuật cắt bỏ khối u. Vì vậy, khám chuyên khoa Tiêu hóa định kỳ ngay cả khi chưa có dấu hiệu là giải pháp tốt nhất giúp phòng tránh nguy cơ ung thư hoặc điều trị sớm bệnh lý nếu có, từ đó giảm chi phí và thời gian điều trị cho bệnh nhân.
ThS.BS Quang chia sẻ, một số triệu chứng có thể xuất hiện mà người dân nên cảnh giác đi khám ngay gồm:
- Đi ngoài ra máu là triệu chứng hay gặp, thường máu lẫn phân, nhày mũi và thường ra trước phân.
- Rối loạn thói quen đại tiện: Táo lỏng thất thường hoặc táo bón xen kẽ với ỉa chảy từng đợt.
- Các triệu chứng của viêm kích thích trực tràng như: đau quặn, mót rặn, cảm giác nặng tức ở hậu môn
- Phân biến dạng: Lúc đầu thành khuôn sau nhỏ dần như chiếc đũa hoặc dẹt như lá lúa.
- Đôi khi đến viện bắt đầu bằng triệu chứng tắc ruột thấp, nhất là ung thư trên bóng.
Những ngộ độc nguy hiểm do trẻ ăn nhầm gói hút ẩm Càng gần Tết, những loại bánh kẹo, hoa quả sấy càng được các gia đình mua nhiều hơn. Nếu chẳng may sơ ý, trẻ có thể bị ngộ độc do ăn nhầm gói hút ẩm. Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) vừa tiếp nhận cấp cứu một bé gái gần 5 tuổi bị ngộ độc do ăn nhầm gói...