“Đại tiệc” côn trùng ở miền Tây Bắc
Có thể đó là cách tận diệt thiên nhiên, cũng có thể đó là văn hóa thưởng thức của vùng miền.
Thật khó lý giải về “nghiện” món ăn côn trùng ở Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La, bởi từ bao đời nay trong đời sống sinh hoạt của món ấy là “chủ lực”.
Bọ xít, dế mèn, châu chấu…là những mặt hàng làm sinh động chợ phiên nơi này. Từ xa xưa, thịt gia súc, gia cầm chưa có trong mâm cơm của mỗi gia đình bà con, thì những loài côn trùng sẵn có trên rừng được xem là món ăn bổ dưỡng được lựa chọn. Văn hóa ẩm thực thật giản dị tiềm tàng trong con người, trong mỗi phiên chợ để làm nên nét độc đáo mà chỉ nơi Tây Bắc mới có. Chợ thiếu côn trùng thật kém đông vui, bữa cơm thiếu những món ăn quen thuộc thường cảm thấy thiếu vắng, đạm bạc.
Chỉ là phiên chợ quê mộc mạc, chỉ với những mặt hàng dân dã, thậm chí người chưa từng gặp nhìn thấy sẽ thấy gờn gợn thế nhưng đồng bào nơi này thiếu nó thì sẽ buồn như nương rẫy mất mùa, như xuân thiếu cánh hoa ban.
Cá xiên nướng là một trong những đặc sản của chợ Hát Lót
Cua suối
Dế chiên là món khoái khẩu của người Thái ở Hát Lót, Sơn La
Người Thái có nhiều cách chế biến nhộng ong như hấp, chiên, xôi đồ nhộng ong…
Người Thái bản địa gọi con liềng liệng ở suối là con dế nước.
Món này có thể băm chả viên ốp với trứng có vị thơm đặc biệt
Vào những tháng này, bọ xít sinh sản trên cây nhãn, vải nhiều,
nên người Thái ở Sơn La còn gọi chợ Hát Lót là chợ bọ xít.
Video đang HOT
Côn trùng ở chợ rất đạ dạng
Người Thái luôn xem côn trùng là món ăn bổ dưỡng
…và nên khi mua lựa chọn rất kỹ càng
Lá me chua nấu canh thường ăn với chả dế nước băm viên
Không ai còn nhớ chợ có từ bao giờ, nhưng người Thái
mỗi khi thèm côn trùng thì lại bước chân đến chợ
Chợ họp từ chiều cho đến tối mịt.
Những người phụ nữ Thái bán hàng thân thiện, mỗi khi mua họ luôn hướng
dẫn cách chế biến rất kỹ càng.
Ẩm thực là nét văn hóa bản địa, song đôi khi nét văn hóa
được nhiều người biết đến thì vô tình tận diệt thiên nhiên.
Theo ANTD
Cuộc tình lãng mạn trong đêm chọc sàn tìm vợ
Lủ trở nên mạnh mẽ như một chàng dũng sĩ, nắm tay Lả lôi đi. Hai người chạy về phía bờ suối tâm tình, để lại chúng tôi ngồi đó ngẩn ngơ.
Trăng lên treo đỉnh núi, khiến bản Khằng (Mường Khoa, Bắc Yên, Sơn La) đẹp diễm tình như trong cổ tích. Đêm chọc sàn thất bại khiến Pháy buồn thê thảm. Cạy miệng Pháy chẳng nói được lời nào. Lủ ghé tai tôi bảo, Pháy buồn nốt đêm nay thôi, chứ đêm mai lại mang hy vọng theo cây gậy đến nhà Tịt chọc sàn tiếp.
Cả bọn chọc sàn tìm vợ chúng tôi băng qua một sườn núi, tiếp tục lần vào nhà hai chị em cô gái Lù Kiều Vân và Lù Kiều Lả. Vân sinh năm 1993, Lả là em gái của Vân, sinh năm 1995.
Thiếu nữ Thái. Ảnh minh họa.
Qua những khe hở dưới sàn chúng tôi nhìn thấy Vân đã nằm trong màn, Lả đang ngồi trên giường, nghiêng nghiêng mái tóc, thêu chiếc khăn có hoa văn màu xanh lam. Lả nhỏ nhắn, xinh nhất bản Khằng. Em có hàm răng trắng, bóng, đều tăm tắp, nhỏ như ngô nếp non.
Khung cảnh rừng đêm thật lãng mạn. Tôi có cảm giác như mình đang được sống trong những câu chuyện cổ tích. Tình yêu của núi rừng, của con người vừa lãng mạn, vừa đẹp mộc mạc, đơn sơ mà trữ tình.
Lần này thì đến lượt Lủ vào chọc sàn. Lủ theo đuổi Lả đã hơn một năm nay, đứng nhẵn cả khoảnh đất và chọc đến sắp thủng sàn nhà mà Lả vẫn chưa chịu chạy theo tiếng gọi của tình yêu.
Theo lời Pháy, vì Lả xinh đẹp, nên có cả chục chàng trai trong bản nhòm ngó. Hầu như đêm nào cũng có thanh niên đến gầm sàn nhà Lả để chọc sàn. Vậy nhưng, Lả vẫn chưa chịu chạy theo tiếng gậy của ai.
Thiếu nữ Thái. Ảnh minh họa.
Trong số những chàng trai theo đuổi Lả, thì Lủ là người kiên trì nhất. Lủ tin rằng sự kiên trì sẽ khiến Lả tin vào tình yêu chân chính của cậu và phải xiêu lòng.
Tiếng chọc sàn lại vang lên đều đặn "cộp, cộp, cộp... cộp cộp cộp". Vẫn không thấy động tĩnh gì từ phía hai chị em Vân và Lả. Pháy đưa cho Lủ chiếc đàn môi nhỏ xíu. Trong đêm tĩnh lặng, tiếng đàn môi vang lên nhút nhát vụng về, thế nhưng, tôi cảm thấy được tâm hồn, tình yêu thật lòng qua tiếng da diết khó tả thành lời.
Tiếng đàn môi réo rắt trong đêm tĩnh lặng rồi vụt tan biến vào thinh không. Trong nhà có tiếng lách cách, ngái ngủ. Pháy bảo bố mẹ cô gái đi ngủ để giả điếc, giả câm. Vẫn không thấy động tĩnh gì từ phía trong vách cửa.
Tiếng đàn môi của Lủ tắt ngóm. Pháy lại tiếp tục chọc sàn, nhưng âm thanh chọc sàn của Pháy cũng trở nên đơn điệu, lạc lõng. Mọi người đều mang cảm giác thất vọng. Chúng tôi đang định ra về thì bỗng nhiên có tiếng kẹt cửa vang lên.
Duyên dáng với tính tẩu. Ảnh minh họa.
Lả khẽ mở cửa bước xuống cầu thang, thẹn thùng, e lệ. Lủ trở nên mạnh mẽ như một chàng dũng sĩ, nắm tay Lả lôi đi. Hai người chạy về phía bờ suối tâm tình, để lại chúng tôi ngồi đó ngẩn ngơ.
Vài hôm nữa gia đình Lủ sẽ mang bạc trắng, trâu béo đến xin Lả và họ sẽ thành vợ, thành chồng.
Tục chọc sàn tìm vợ là một nét văn hóa rất đẹp, rất trong sáng của người Thái. Sau những buổi gặp gỡ trên nương lúa, trong rừng sâu, ngoài chợ phiên, trò chuyện thấy hợp duyên thì cô gái gợi ý bằng ánh mắt, bằng tiếng đàn môi, tính tẩu để chàng trai đến chọc sàn.
Tiếng chọc sàn vang lên như ám hiệu đã thỏa thuận trước. Cô gái lặng lẽ mở cửa đi ra bờ suối, bìa rừng trò chuyện cùng người yêu. Chàng trai mỗi lần đến đều mang theo một nắm cơm và vài con cá nướng cho cô gái ăn.
Em gái Thái đến tuổi cập kê là đêm đêm dưới gầm nhà có tiếng chọc sàn.
Nắm cơm biểu trưng cho tính chăm chỉ, chịu khó lên nương còn những con cá nướng thể hiện tài bắt cá dưới sông suối của chàng trai. Hai món ăn này sẽ khiến cô gái tin tưởng vào một chỗ dựa vững chắc khi lấy chàng trai làm chồng.
Chọc sàn tìm vợ là một phong tục diễm tình nguyên sơ của rừng già đã có từ thuở hồng hoang. Thoạt nghe ta thấy ngỡ ngàng, tưởng họ sống phóng túng, ăn cơm trước kẻng. Tuy nhiên, sự việc hoàn toàn không phải như vậy. Người con trai đến nhà cô gái chọc sàn rồi dẫn nhau vào rừng là để tìm hiểu nhau chứ không bao giờ có chuyện "khám phá" cơ thể người mình yêu trước khi cưới.
Các chàng trai, cô gái Thái hẹn hò ở chợ. Tâm đầu ý hợp rồi, thì cuộc chọc sàn sẽ dễ dàng thành công.
Tuy nhiên, ở xã Mường Khoa những nét đẹp trong tục chọc sàn tìm vợ chỉ còn thấy ở bản Khằng, bản Khọc mà thôi. Bản Khoa, bản Phố từ ngày có Quốc lộ 13 đi qua và có cái chợ nổi của thủy dân từ Hoà Bình lên họp suốt đêm (mỗi tháng 3 lần) thì không còn giữ được cái phong tục diễm tình, nguyên sơ này nữa.
Chủ tịch xã Hà Văn Nghĩa xót xa: "Ngày xưa, ở bản Khoa, bản Phố mỗi khi đêm về, trai Mông đi cướp vợ, trai Mường ngủ thăm còn trai Thái đi chọc sàn tìm vợ. Con gái Thái xinh lắm, tối đến chúng tụ tập múa xòe, hát Inh lả ơi. Từ ngày có cái chợ và con đường đi qua thì tệ nạn kéo về, một số trai bản sinh trộm cắp, hút hít, một số gái bản đua đòi, rồi bán dâm, buôn ma túy. Bản làng mấy năm nay chẳng lúc nào được bình yên cả".
Chọc sàn tìm vợ là một tục lệ của người Thái chỉ còn tồn tại ở những nơi xa xôi, hẻo lánh. Ranh giới giữa văn hóa và hủ tục của tục lệ chọc sàn tìm vợ thật mỏng manh nếu không giữ gìn được sự trong sáng.
Theo ANTD
Chọc sàn tìm vợ, được "nhạc phụ" tiếp bằng...dao quắm Pháy tỏ ra kiên trì, càng chọc mạnh hơn. Gã bảo chọc cho Tịt không ngủ được, phát tức mà phải mò xuống tiếp chuyện. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, người Mông lấy vợ bằng cách cướp vợ, bắt vợ, người Dao thì ngủ thăm còn người Thái thì chọc sàn. Cùng là lấy vợ, xây dựng gia đình song mỗi...