Đài THVN mua riêng BQTH Premier League 2013-2016, nhưng sẵn sàng chia sẻ
Đài THVN đã có công văn số 1691/THVN do Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thành Lương ký phúc đáp công văn số 2659/BTTTT ngày 1/10/2012 của Bộ Thông tin & Truyền thông về vấn đề bản quyền truyền hình giải bóng đá Ngoại hạng Anh.
KHÔNG ĐỦ THỜI GIAN ĐỂ “LIÊN MINH”
Công văn của Đài THVN thống nhất với quan điểm của Bộ Thông tin & Truyền thông về vấn đề bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh. Theo đó: “Đài THVN thống nhất với quý Bộ về quan điểm hài hòa giữa các lợi ích, chia sẻ giữa các bên có nhu cầu về bản quyền để không gây lãng phí ngoại tệ khi đàm phán mua bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh. Đài THVN đã chủ động sớm triển khai các công việc thể hiện quan điểm trên”.
Premiership là giải đấu rất quan trọng với các đài truyền hình
Tuy nhiên, Đài THVN đã sớm triển khai các bước đi cần thiết để tham gia đấu giá bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng trước khi có lời kêu gọi thành lập liên minh giữa các Đài truyền hình của AVG cũng như những chỉ đạo từ Bộ Thông tin & Truyền thông. Theo đó: “Khi giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2009-2012 đi được 2/3 mùa, Đài THVN đã họp với các doanh nghiệp kinh doanh truyền hình trả tiền của Đài và đã thống nhất quan điểm mua bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa 2013-2016″.
Video đang HOT
Công văn của Đài THVN khẳng định: “Việc giao cho một đơn vị đứng ra đàm phán bản quyền sau đó chia sẻ lại cho các đơn vị khác theo chỉ đạo của Bộ là rất có lợi cho phía Việt Nam vì sẽ làm giảm lượng cầu bản quyền giả tạo trên thị trường bản quyền tuy nhiên, phải triển khai sớm và các đơn vị kinh doanh cần phải chủ động (ví dụ, để có bản quyền EURO 2012, từ năm 2010 Đài THVN đã đề nghị và được Bộ Thông tin & Truyền thông chấp thuận giao cho Đài THVN đứng ra mua bản quyền rồi sau đó chia sẻ với các đài khác- văn bản số 2676/BTTTT, ngày 18/8/2010 của Bộ Thông tin & Truyền thông)”.
Vì những lý do kể trên, theo quan điểm của Đài THVN: “Với bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh mùa 2013-2016, đến thời điểm hiện nay, nếu đặt vấn đề giao cho một đơn vị nào đó tìm hiểu nhu cầu mua bản quyền và khả năng tài chính của các doanh nghiệp để hình thành bộ hồ sơ tham gia đấu giá bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh, theo chúng tôi là muộn, vì thông tin cho thấy, đầu tháng 10/2012 BTC giải sẽ chốt danh sách các đơn vị tham gia đấu giá”.
KHÔNG MUA BẰNG MỌI GIÁ
Đài THVN đã đưa ra quan điểm không mua bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh bằng mọi giá. Nhà đài này đưa ra tiêu chí về giá như sau: “Giá bản quyền xoay quanh gói bản quyền đã mua ở mùa liền kề”.
Cùng với đó, Đài THVN đã giao cho một đơn vị có uy tín về lĩnh vực kinh doanh bản quyền triển khai từ tháng 6/2012. Theo thông tin từ Đài THVN, đơn vị được giao mua bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh sẽ ký hợp đồng trực tiếp với BTC giải Ngoại hạng Anh. Như thế, có thể hiểu, đại diện của Đài THVN sẽ đấu giá trực tiếp với đơn vị hiện đang nắm bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh là MP & Silva cũng như các đơn vị khác cùng có mong muốn sở hữu giải đấu hấp dẫn nhất thế giới.
Không chấp nhận trả giá quá cao so với bản hợp đồng cũ trong ba mùa giải 2009-2012, Đài THVN cũng đã tính đến các phương án không có sóng giải Ngoại hạng Anh. Theo chỉ đạo của Đài THVN: “Các doanh nghiệp kinh doanh bản truyền hình trả tiền của Đài THVN phải sẵn sàng các phương án thay thế chương trình khác, khi từ chối mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh nếu giá bản quyền tăng cao”.
Công văn của Đài THVN khẳng định: “Nếu các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền (ngoài 3 đơn vị của Đài THVN đã triển khai) còn nhu cầu thì nên chủ động làm việc và giao cho Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam làm đầu mối đàm phán”.
VTV RẤT THIỆN CHÍ
Trao đổi với phóng viên vào chiều qua, ông Nguyễn Hà Nam – Trưởng ban Thư ký Biên tập – Người phát ngôn về nội dung của Đài THVN cho biết: “Nếu Đài THVN có được bản quyền giải Ngoại hạng Anh thì chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các đối tác nếu có được tiếng nói chung. Tuy nhiên, lúc này ưu tiên số một của chúng tôi là phải đấu giá thành công trước khi nghĩ đến những việc khác”.
Theo Bongda
Dùng nhạc trong khách sạn cũng phải trả tiền bản quyền
Mỗi năm nghe và xem nhạc trong phòng ngủ khách sạn sẽ tốn 50.000 đồng, đó là nội dung trong bảng biểu giá của Thông tư liên tịch do Bộ VH-TT-DL, Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Tài chính cùng soạn thảo.
Trong cuộc tập huấn Các quy định của Pháp luật Việt Nam và Quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan tại Hà Nội ngày 6/7, đại diện Cục bản quyền tác giả cho biết: sau nhiều lần điều chỉnh cho phù hợp với hiện tại, đây là bản dự thảo lần thứ 6 của Thông tư và sẽ tiếp tục được lấy ý kiến từ các chuyên gia trước khi ban hành.
Khi áp dụng, biểu giá trên sẽ được sử dụng làm cơ sở thanh toán nhuận bút khi các bên liên quan không đạt được sự nhất trí về bản quyền. Đối tượng của mức giá này là những tác phẩm đã được công bố, được sử dụng trên sóng truyền thanh truyền hình, kinh doanh bưu điện, nhà hàng khách sạn, và được xếp vào nhóm tác phẩm mà người dùng không cần xin phép khi sử dụng.
Nghe nhạc trong phòng massage cũng phải trả tiền. (Ảnh minh họa)
Tại các khách sạn, nếu sử dụng các bản ghi âm ghi hình phục vụ kinh doanh ở phòng ngủ, quán café, nhà hàng, hội trường, phòng họp, sảnh lễ tân, thậm chí bãi đỗ xe, phòng massage cũng phải trả tiền theo bảng giá.Với sóng truyền thanh, các ca khúc âm nhạc sẽ có mức giá 5.000 đồng/lượt phát hoặc 1 triệu - 3 triệu đồng/năm (nếu dùng làm nhạc hiệu chương trình). Với sóng truyền hình, ca khúc có mức giá 200.000 - 300.000 đồng/lượt phát hoặc 2 triệu đồng - 5 triệu đồng/năm (nếu dùng làm nhạc hiệu).
Tương tự, trong trường hợp là tác phẩm xuôi, mức giá sẽ là 2.000 - 5.000/phút cho mỗi chương trình truyền thanh.Đối với các dịch vụ kinh doanh khác, nhiều cách tính phí bản quyền sẽ được áp dụng, chẳng hạn như tính theo diện tích, mức vận chuyển...
Trong trường hợp dùng làm nhạc chờ của dịch vụ bưu chính viễn thông, tác phẩm âm nhạc có thể được tính theo số lần sử dụng (dao động từ 150.000 - 1 triệu đồng/năm) hoặc theo gói tác phẩm (từ triệu - 8 triệu đồng).Theo bản dự thảo trên, trong một số trường hợp, tổng mức thù lao sẽ được chia theo tỷ lệ 35 % (tác giả), 30% (người biểu diễn) và 35 % (nhà sản xuất, ghi hình).
Theo Đất Việt
200m có cản được học sinh đến quán Internet Dự thảo Nghị định 97 mới về "Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng" đang được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) lấy ý kiến người dân. Nhiều người cho rằng quy định quán internet phải cách trường từ 200m trở lên chỉ nặng tính hình thức. Một mét vuông cho một máy...