“Đại thiếu gia” đi thi
Thuê khách sạn cao cấp để ôn thi như đi nghỉ mát… (Ảnh minh họa)
Trong khi hàng nghìn thí sinh ngoại tỉnh phải chạy ngược chạy xuôi tìm nhà người thân, người quen, nhà trọ, ký túc xá để tá túc trong kỳ thi đại học thì một bộ phận không nhỏ các thí sinh coi việc đi thi như đi… nghỉ mát cao cấp.
Đi thi như đi du ngoạn
Cách đây dộ dăm năm, tôi có cậu em đi thi đại học, một mình nó mà cả họ lo sốt vó. Ngay từ khi chưa tốt nghiệp THPT, cả nhà đã ngồi với nhau bàn bạc về kế hoạch “tác chiến” khi nó lên Hà Nội thi đại học. Nào là ăn đâu, ở đâu, đi nhờ vả người thân người quen hay là tự lo…, thôi thì đủ thứ trên đời phải tính toán. Nó cũng là câu chuyện điển hình như bao câu chuyện cho con đi thi đại học từ xưa cho đến nay. Những câu chuyện như thế luôn mang dáng dấp kiểu mẹ thì quay mặt khóc thầm, còn cha ngửa mặt lên trời nén tiếng thở dài, vì thương con dại, vì ngại mình nghèo.
Thế nhưng, bên cạnh những thân phận làm ta nghẹn ngào khi thấy các em quá hiếu học, cận ngày đi thi vẫn còn đi làm bánh mỳ thuê kiếm sống, đã thấy xuất hiện những “đại thiếu gia” coi đi thi đại học như đi… du lịch xa xỉ.
Tâm lý con đi thi đại học phải đỗ luôn đè nặng lên các bậc làm cha làm mẹ, do đó, giai đoạn này, các “cậu ấm cô chiêu” thỏa sức vòi vĩnh, nhất là trong các nhà có điều kiện. Học với chúng là đòi hỏi đủ điều kiện đi kèm. Sắp thi đại học cũng là thời điểm yêu cầu đủ thứ quyền lợi mà từ lâu các cậu, các cô ấp ủ trong lòng, giờ mới có cơ hội “ra tay”.
Hai anh chị mà tôi quen đều công tác trong những cơ quan mà bây giờ thiên hạ hay gọi là hái ra tiền. Có cô con gái đầu lòng, anh chị chăm chút hết mực, cháu học rất giỏi, lại xinh xắn nên bố mẹ càng thêm tự hào. Trước khi thi đại học, cháu đoạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia. Khi cháu vừa thi đỗ tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi, bố mẹ đã lên kế hoạch để con gái đi Nha Trang nghỉ mát, sau đó sẽ quay về Hà Nội du ngoạn.
Sau một chầu du ngoạn dài ngày, cháu được lên danh sách nhận phần thưởng của một Tập đoàn trực thuộc Bộ, nơi mẹ cháu công tác. Công văn của Tập đoàn này nêu rõ, các đơn vị trực thuộc bố trí ô tô, nhân sự đưa đón các cháu về Hà Nội để nhận phần thưởng. Nơi ở sẽ là một khách sạn tiện nghi bậc nhất mà nói theo chính người trong cuộc là bố mẹ các cháu chưa chắc đã có cơ hội nghỉ ngơi ở đấy.
Thế là nhân đà đó, cháu yêu cầu bố mẹ đặt luôn khách sạn trước để đến ngày thi đại học cháu có phòng nghỉ. Mảnh đất đắc địa, với công trình hoàn hảo ven Hồ Tây là nơi mà mẹ cháu đã phải “nhường bước” cô con gái rượu, đặt trước phòng cho cháu nghỉ đến ngày thi đại học. Âu cũng là sự ngông của kẻ lắm tiền nhiều của.
Chuyện trang bị xế hộp đắt tiền để đi thi không còn lạ… (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Lại nói về chuyện đưa đón các cậu ấm cô chiêu đi ôn thi đại học, và tiếp đó là đi thi đại học, có nhiều nhà đã trang bị “tận răng” cho con. Bên cạnh việc điều những xế hộp đắt tiền, như Mercedes, Lexus, hay Acura, BMW…, kèm lái xe đi hộ tống, nhiều người còn cho luôn cả “ô sin” đi cùng để tiện bề phục vụ.
Thanh Loan, tên cô cháu con chị bạn tôi, khi gặp tôi đã thẳng thắn tuyên bố: “Cháu chán chơi ở nhà rồi. Về Hà Nội học, chắc cũng chỉ nửa năm là hết chỗ chơi, thế thì cháu cũng chán. Cháu muốn ra nước ngoài học nữa cơ”. Tôi bảo, thi đại học đỗ rồi tính, chứ sao cháu ngạo mạn thế, Loan im lặng không nói gì. Nhưng mắt Loan nhìn tôi như ngầm nói: “Chú chẳng hiểu gì cả”.
Giá của “nắng mai trên phố cổ”
Dịp này, có không ít người từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương chọn khách sạn phố cổ làm nơi đặt “doanh trại” cho con đi thi đại học. Được biết, giá mỗi phòng ở khách sạn mi ni trên phố cổ dao động từ trên 100 đến 200 USD. Các sĩ tử thi khối C thích ở trong khu vực “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” để cố tạo cho mình cảm giác nhập vào thế giới xưa. Các thiếu gia này suy cho cùng lại có cách nhâm nhi sự xa xỉ mang hơi hướng “triết học”.
Nhưng có một điều, để được thưởng thức cái cảm giác bình minh với nắng mai trên phố cổ đó, các thiếu gia đã đốt của gia đình số tiền bằng một gia đình ở những nơi nghèo khó chi tiêu trong cả một năm.
Tình cờ, tôi biết Tuyết (Bát Tràng, Hà Nội) tại một khách sạn trên đường Nguyễn Thái Học. Tuyết tưng tửng nói: “ông bà bô định cư ở Mỹ gần chục năm rồi, bảo em qua bên đấy ở nhưng em không thích. Chẳng đâu sướng bằng ở nhà, ăn tiêu đã có người chu cấp, em thuê hẳn khách sạn ôn thi cho thoải mái tư tưởng? Cũng phải ở đàng hoàng”.
Tuyết khoe, cô sống với bà ngoại tại một biệt thự ở gần Bát Tràng, trong nhà chẳng thiếu thứ gì, rất yên tĩnh nhưng cô chán cái không gian bó hẹp của khu biệt thự đó và muốn tiêu tiền theo cách của mình. Tuyết đắc chí: “Năm trước em thi đỗ Đại học Thương Mại nhưng đến khi có giấy báo nhập học không thích nên bỏ, năm nay lại ứng thí vào trường Bách Khoa”. Tuyết cười cười: “ông bà bô chỉ lo em không chịu thi đại học nên em cứ có nhu cầu gì là được đáp ứng hết. Thế mới có chuyện, khi đề xuất thuê khách sạn ôn thi, ông bà bô ủng hộ nhiệt tình. Chẳng tội gì mà không tận hưởng”. Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học, Tuyết thuê khách sạn ôn thi trước cả tháng trời và cộp đủ 13, 5triệu/ tháng nghỉ tại khách sạn. Đấy là chưa kể tiền ăn uống, chi tiêu hàng ngày. Cái phong cách con đại gia theo kiểu của Tuyết thì cũng khó có ai theo kịp.
Thi đại học là để các thí sinh so bề cao thấp về kiến thức, chứ không phải nơi phô bày sự giầu sang hay đua đòi. Chuyện các sĩ tử cậy thế con nhà giàu, coi mỗi cuộc thi trở thành một dịp phô bày kiến thức… đốt tiền, xem ra đáng để thiên hạ buồn cười hơn là nghiêng mình nể phục. Với kiến thức, mọi người đều bình đẳng.
Theo ĐSPL
Sinh viên 'đốt tiền' trên lưng cha mẹ
Trút tiền cho cá độ.
Chập chững vào mùa World Cup mà nhiều sinh viên đã quên thi để đi cá độ. Thường có cả sinh viên đứng ra làm chủ kèo.
"Cá độ coi mới thích, mới hồi hộp, đau tim chứ còn ngồi không coi chán lắm"- Quốc Khánh, SV ĐH Bách Khoa, Q.10 (TP HCM), một tay cá độ bóng đá "bán chuyên" bộc bạch.
Vạch kế hoạch...cá độ
Mùa World Cup cũng là mùa thi, nhưng Khánh và các bạn của mình cũng đã chuẩn bị những kế hoạch "cá" rất chi tiết và bài bản.
Khác với các tay cá độ chuyên nghiệp chỉ bắt những trận nóng như bán kết, chung kết hay những trận có đội mạnh tham dự, cá độ SV lại trải đều tất cả các trận, các giải đấu. Như lời chia sẻ của Khánh: " SV thì cứ thấy có trận là cá, từ vòng loại đến vòng trong, từ giải nhỏ đến giải lớn như Ngoại hạng, Cup C1, Euro.. đến các giải mở rộng".
Điển hình như trận mở màn World Cup 2010 giữa Nam Phi và Mexico tối 1/6 cũng đã có nhiều SV cá độ. Tuy nhiên, theo Khánh, đây chỉ mới là trận vòng loại nên số tiền cá độ chỉ dao động từ 100.000-300.000 đồng. Nếu những trận lớn thì mức kèo từ 1 triệu đến trên 10 triệu đồng và tùy vào từng đội tham gia.
Đình Chung, SV khoa Kinh tế cho biết thêm, trận khai mạc ít người xem nên ít ai cá lớn vì chưa phải là đội mạnh.
Hầu hết giới SV mê cá độ đều đã dự tính sẵn những mức kèo cho những trận "nóng". Quốc Khánh là "fan ruột" của Brazil cũng đã chuẩn bị sẵn 3 "chai" (3 triệu đồng) cho trận Brazil gặp CHND Triều Tiên vào rạng sáng 16/6.
Sinh viên kiêm "chủ kèo"
Tương tự như những tổ chức cá độ lớn của những ông trùm có "máu mặt", cá độ trong SV cũng có một hệ thống từ "cò" trung gian đến những tay chủ cái bên ngoài. Có những tay trực tiếp ghi kèo, kiêm nhận tiền và trả tiền đều là SV.
Quang Phúc, SV Đại học KHXH&NV TP.HCM cũng là một tay cá độ thường xuyên. "Mỗi lần muốn cá thì lên mạng coi trước rồi gọi cho thằng bạn đặt kèo. Nó là SV học cùng trường, có ông anh trai làm chủ bên ngoài. Nó kiêm vai trò "cò" trung gian cho những ai muốn đặt kèo. Thích thì cứ gọi điện cho nó, có kết quả rồi thanh toán sau"- Phúc tiết lộ.
Biên lai ghi độ mà các bên đều là SV.
Hồng Quang, SV ĐH Bách Khoa chỉ mới tham gia cá độ thời gian gần đây "nhờ" đi theo thằng bạn làm "cò". "Nó bày cho chơi, tiền bạc cũng nhờ nó thanh toán giúp. Từ lúc chơi đến giờ toàn cá theo tỉ số. Tôi toàn đặt tỉ số 3-2 cho mỗi trận vì đọc báo thấy tỉ số này dường như trải dài qua các trận. Nếu thắng thì cũng rất đậm nên cứ chơi hoài như thế cũng có lúc trúng. Chơi cá độ mà cứ sợ với lo lắng là dễ thua lắm, phải liều và chịu mất" - Quang nói.
Ghi kèo với "cò SV" có nhiều cái lợi, có thể đặt bao nhiêu tùy thích từ 20.000 đồng đến 10 triệu đồng. Theo Khánh, đặt kèo qua bạn thì thoải mái hơn vì mình có thể đặt ít hay nhiều tùy thích. "Còn ra quán thì bị chèn ép với lại mình không quen nên cũng ngại".
Một số SV lại chọn các chủ quán cà phê làm chủ kèo. Tại làng Đại học Thủ Đức có rất nhiều quán cà phê tổ chức cá độ mỗi khi có trận hay giải lớn như quán S.R, Ph.V. T&T...Gần ĐH Bách Khoa (Q.10), tụ điểm cá độ thường là những quán cà phê ở đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Bắc Hải.
Thắng ít thua nhiều...vẫn cứ chơi
Quốc Khánh nói giọng sành sỏi: "Chơi cá độ ít khi thắng lắm, toàn thua hoài nhưng máu nên vẫn cứ chơi. Chơi cái này thích thì chơi chẳng ai ép mình cả nhưng mình chơi là phải chịu.Thua là phải chung tiền thôi, ít ai trốn lắm".
Một quán cà phê tại Làng ĐH Thủ Đức, nơi sinh viên thường tụ tập cá độ.
Đối với SV lỡ dính vào "bác thằng bần", thua độ phải trả giá tai hại. Quang Phúc nhớ lại đợt đầu Euro năm 2008, Phúc cùng với thằng bạn thắng đậm trên 10 chai (10 triệu đồng). Máu quá nên từ đó, Phúc toàn chơi kèo lớn nhưng cuối cùng thua sạch, không còn một xu dính túi. "Mấy thằng đói cả tháng, phải ăn mì tôm, uống nước lã" - Phúc chua chát.
Khi tham gia trò chơi "may rủi" này, không ít sinh viên đã đi cắm xe máy, laptop, điện thoại, nhẫn ,dây chuyền, giấy tờ xe....
Tại làng Đại học Thủ Đức hầu như mùa giải nào cũng có những vụ ẩu đả , hay trả thù do SV "xù" tiền bị chủ sai người đến tìm.
Theo lời kể của Hồng Đức, ai chơi cá độ đều phải một lần cầm đồ. Có đứa gọi điện về nhà lừa gia đình xin tiền học Anh văn, học thêm , sửa xe... Có đứa thì tiêu "cháy" tiền học phí vì máu cá độ.
Ngoài việc đi cắm đồ tại các tiệm cầm đồ thì SV còn cầm trực tiếp cho người ghi kèo (cũng là SV). Điều này được Đức giải thích: Có nhiều quán cầm đồ cho cầm từ vài tháng đến 1 năm những cũng có nhiều quán mở theo thời vụ nếu không lấy đồ sau hai tuần thì bán luôn. "Chọn mặt gửi vàng", "SV cầm đồ cho SV" là lựa chọn mà theo Khánh là an toàn.
Mùa World Cup 2010 cũng là mùa thi học kỳ, thi tốt nghiệp của SV. Ở những quán cà phê chuyên cá độ bóng đá, đèn vẫn sáng suốt đêm, trong đó có không ít khách là SV kiêm tay cá độ.
Theo VNN
Muôn kiểu xoay tiền "bao gái" Để làm bạn gái "kính nể", nhiều teen boy không ngại vung tiền... (Ảnh minh hoạ) Rút ví trả gần chục triệu đồng cho cái dây chuyền hàng hiệu, cậu trai chỉ hơi mỉm cười khi cô bạn gái thốt lên: "Ôi, anh chịu chơi chẳng kém gì... Cường đô la". Trước khi đến quầy nữ trang cao cấp này ở Vincom (Hà...