Đái tháo đường: Đại dịch thứ 4
Năm 2000 có 157 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự báo đến năm 2025 sẽ có 300 triệu người mắc chứng bệnh này
Đó là thông điệp được đưa ra tại hội nghị tổng kết hoạt động chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường tại TPHCM năm 2011 do Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM tổ chức cuối tuần qua.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho biết một hội nghị quốc tế về dinh dưỡng và các bệnh chuyển hóa lần đầu tiên được nước ta đăng cai tổ chức vào cuối tháng này cũng sẽ nói rõ thực trạng về loại đại dịch thứ 4 (sau các đại dịch: tim mạch, ung thư, AIDS) mà nhân loại đang đối mặt: Đái tháo đường.
Theo bác sĩ Diệp, đái tháo đường là một bệnh mãn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, nếu như năm 2000 có 157 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (chiếm 4,8% dân số toàn cầu) thì dự báo đến năm 2025 sẽ có 300 triệu người mắc. Trong đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có số người mắc cao nhất với 44 triệu người, Đông Nam Á là 35 triệu người và tốc độ gia tăng ở các nước đang phát triển là 170%.
Ở nước ta, tình hình mắc bệnh đái tháo đường đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các TP lớn. Theo kết quả điều tra mới nhất, tỉ lệ mắc đái tháo đường bình quân toàn quốc là 5% dân số (riêng TPHCM là 7%), tỉ lệ tiền đái tháo đường là 27%. Dự báo trong những năm tới, những đối tượng tiền đái tháo đường sẽ trở thành người bệnh nếu các yếu tố nguy cơ không được khống chế có hiệu quả. Điều đáng lo ngại là 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh.
Video đang HOT
Biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra rất nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao. Hầu hết các chi phí trực tiếp cho bệnh đái tháo đường liên quan đến biến chứng của bệnh. 50% người bệnh bị biến chứng các bệnh lý tim mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù lòa, loét, suy thận, biến chứng thần kinh…
PGS-TS Phạm Văn Bùi, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương kiêm Phó Ban Chỉ đạo Phòng chống bệnh đái tháo đường TPHCM, cho biết từ khoảng 3 năm trở lại đây, riêng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã tiếp nhận một số lượng không nhỏ bệnh nhân mắc đái tháo đường và hằng năm gia tăng với khoảng 500-1.000 trường hợp. Hầu hết bệnh nhân đến khám và điều trị trước đó không hề nghĩ là mình bệnh, cho đến khi thử đường huyết mới biết. Thậm chí có trường hợp khi đến bệnh viện thì chân đã có dấu hiệu lở loét, mắt mờ nhưng người bệnh lẫn gia đình cứ tưởng bị nhiễm trùng.
“Bệnh đái tháo đường có thể phòng ngừa và hạn chế được thông qua việc thay đổi lối sống, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động…”- bác sĩ Bùi khuyên.
Các chuyên gia y tế nhận định rằng đái tháo đường là vấn đề y tế nan giải và là gánh nặng cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong thế kỷ XXI vì hậu quả nặng nề của bệnh cùng các chi phí tốn kém trong điều trị đang chiếm khoảng 3%-6% ngân sách dành cho y tế.
Theo thanhnien
Nhiễm HIV vẫn sống khỏe mà không cần thuốc?
Cứ 300 người mới có một người có khả năng kiểm soát virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV) mà không cần dùng tới thuốc.
Ngày 10/6, các nhà khoa học đã tuyên bố rằng họ vừa phát hiện ra lí do vì sao một số ít người nhiễm HIV lại có khả năng kháng virus bẩm sinh.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học từ 4 nước: Mỹ, Canada, Nhật Bản và Đức đã tiết lộ rằng bí mật đằng sau khả năng này không nằm ở số lượng tế bào giết của một người mà nằm ở khả năng và mức độ hiệu quả của chúng.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy, cứ 300 người mới có một người có khả năng kiểm soát virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV) mà không cần dùng tới thuốc nhờ tế bào giết cytotoxic T lymphocyte (CTL).
Các nhà khoa học cho biết các tế bào giết này có những phân tử gọi là thụ thể có khả năng phát hiện ra những tế bào bạch cầu nhiễm HIV để tấn công.
"Nhiều người nhiễm HIV cũng có rất nhiều tế bào giết", Bruce Walker, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Viện Ragon (Massachusetts, Mỹ) nói, "Chúng tôi đã rất đau đầu với câu hỏi vì sao trong cơ thể có nhiều tế bào giết mà người ta vẫn bị AIDS. Hoá ra, phải mang 1 tính chất đặc biệt thì những tế bào giết ấy mới có khả năng tiêu diệt vượt trội hơn".
Nghiên cứu đã được tiến hành trên 10 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó 5 người sử dụng thuốc kháng virus trong khi 5 người khác khoẻ mạnh bình thường mà không cần dùng thuốc.
HIV tiêu diệt tế bào bạch cầu CD4 làm người bị AIDS dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm chết người khác. "Những tế bào giết ấy có khả năng phát hiện ra các tế bào nhiễm bệnh và tiếp cận chúng. Đó chính là điều khác biệt", ông Walker nói, "Cái bạn cần không chỉ là một tế bào giết mà là một tế bào giết với thụ thể có khả năng phát hiện ra các tế bào bệnh. Điều này làm chúng tôi nhận biết được thế nào là một tế bào giết tốt".
Ông Walker cho rằng những cố gắng quanh việc điều chế vắcxin thất bại vì thụ thể tế bào T mà các nhà khoa học tạo ra vẫn chưa hiệu quả. Mặc dù giới nghiên cứu đã chỉ ra cách phát hiện và đánh giá tế bào tốt, họ vẫn chưa biết làm thế nào để tạo ra chúng.
"Bước tiếp theo là tìm hiểu xem nguyên do vì sao những tế bào ấy lại có khả năng như vậy", Walker nói, "Lại thêm 1 bí mật của HIV được giải mã. Với mỗi khám phá như vậy, chúng ta lại tiến gần hơn một bước trong tiến trình điều chế vắcxin để kiểm soát virus".
Theo Bee
"Bệnh AIDS mới của châu Mỹ" do bọ xít hút máu Ở giai đoạn muộn, Chagas gây đột tử hoặc suy tim do cơ tim bị phá hủy dần dần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, năm 2008, Chagas đã làm chết hơn 10.000 người. Nụ hôn thần chết Trong tài liệu mới về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên được công bố tháng 5/2012 trên website của Thư viện Khoa...