Đại Thắng giữ vững “lá cờ đầu”, điểm sáng khu dân cư kiểu mẫu
Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, năm 2017, xã Đại Thắng (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Sau niềm vui chung đó, lãnh đạo xã cũng trăn trở để tìm các giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.
Giữ vững thành quả đạt được
Ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch UBND xã Đại Thắng cho biết, ngay sau khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đề ra phương hướng, xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí: Thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; đẩy mạnh phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi; đổi mới, nâng cao hoạt động của các HTX nông nghiệp; mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung…
Khu dân cư NTM kiểu mẫu trở thành dấu ấn trong xây dựng NTM ở Đại Thắng. Ảnh: T.H
Quá trình thực hiện NTM, xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Bà con trong xã đã hiến đất làm đường, tham gia đóng góp ngày công, kinh phí (với 2.050m2 đất và gần 2 tỷ đồng).
Cùng sự quan tâm đầu tư của cấp trên, đến nay xã cơ bản bê tông hóa hết các tuyến đường giao thông nông thôn, đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa ở các tuyến đường ngõ, xóm, đáp ứng được việc đi lại cũng như phục vụ cho sản xuất.
Qua hơn 7 năm triển khai xây dựng NTM, Đại Thắng đã có nhiều đổi thay, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn. Đường trục xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa, bê tông hóa là 12.340m (đạt 100%). Đường trục thôn và đường liên thôn đã bê tông hóa được 12.022m. Đường ngõ xóm đã bê tông hóa được 6.500m, đảm bảo sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Đường trục chính nội đồng đã bê tông hóa được 9.395m.
Thời gian qua, xã đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, xây dựng được nhiều mô hình chăn nuôi trồng trọt tiêu biểu như: Mô hình trồng lúa, mô hình trồng ngô, dưa hấu, đậu phụng, mô hình chăn nuôi bò, heo… Lĩnh vực công nghiệp với các ngành nghề: May mặc, đan lưới nuôi trai, giày da, nước uống đóng chai, sản xuất bánh tráng, làm đá lạnh và các ngành nghề truyền thống của địa phương vẫn duy trì và phát triển khá.
Nhờ vậy, tổng giá trị sản xuất của xã năm 2018 đạt 222,13 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2017, trong đó: Ngành nông nghiệp đạt 31,19 tỷ đồng, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 94,1 tỷ đồng, thương mại – dịch vụ đạt 96,85 tỷ đồng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã được nâng lên rõ rệt, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 35 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2,1%.
Video đang HOT
Điểm sáng khu dân cư NTM kiểu mẫu
Ông Trần Công Phụng – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Thắng cho biết, năm 2011 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được triển khai tại Đại Thắng, nhưng đến đầu năm 2017 thì thôn Bình Tây mới chính thức được lựa chọn và bắt tay vào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Ban đầu, thôn chỉ đạt 5/10 tiêu chí, với xuất phát điểm thấp như vậy trong khi khối lượng công việc lớn, địa bàn dân cư rộng, thời gian để về đích hết sức khẩn trương.
Ông Lê Văn Ba – Bí thư kiêm Trưởng thôn Bình Tây cho biết, để phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu đi vào thực chất, ngoài việc tích cực vận động nhân dân phát triển kinh tế vườn, ban dân chính thôn còn huy động các hội, đoàn thể và người dân ra quân dọn vệ sinh môi trường, cắt tỉa cây cối dọc các tuyến đường, chỉnh trang vườn nhà – cổng ngõ, tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp. Bên cạnh đó, thôn xây dựng khu vui chơi, thể dục thể thao, nhà sinh hoạt văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
“Việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, nhân dân nơi đây rất đồng tình hưởng ứng, nhất là tự nguyện hiến đất để mở đường giao thông, phát quang cây cối, trồng cây xanh, cải tạo vườn tạp… Nhờ những cách làm hiệu quả như vậy, nên cuối năm 2017 thôn Bình Tây đã được công nhận “Khu dân cư NTM kiểu mẫu” trong niềm hân hoan của nhân dân” – ông Ba hồ hởi nói.
Theo Danviet
Quảng Nam: Mô hình mới 2019-đem vườn xuống ruộng, từ lỗ thành lời
Những năm gần đây, việc trồng lúa gặp nhiều khó khăn do người nông dân không có lãi, thậm chí gặp năm mất mùa là lỗ. Chính vì thế, nhiều nông dân đã chuyển đổi đất ruộng thành những mô hình trồng cây ăn quả. Mô hình mới lạ này cũng đã xuất hiện nhiều tại xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều người gọi xu hướng đem vườn xuống ruộng.
Mô hình mới lạ
Mô hình trồng cây ăn quả trên đất ruộng của chị Hồ Thị Lộc (43 tuổi) ở thôn Đông Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được xây dựng vào cuối năm 2017, với tổng diện tích hơn 3ha. Toàn khu ruộng của chị Lộc đang trồng khoảng 20 loại cây ăn quả trong đó có 3.000 cây ổi, 400 cây chanh, 300 cây bưởi da xanh và nhiều loại cây ăn quả khác. Cho đến nay, sau hơn một năm chăm sóc vườn cây ăn quả của chị Lộc đã bắt đầu thu hoạch quả bói.
Mô hình trồng cây ăn quả trên đất ruộng của chị Hồ Thị Lộc với tổng diện tích hơn 3ha, khoảng 20 loại cây ăn quả đang cho trái bói.
Chia sẻ về cơ duyên làm mô hình mới này, chị Lộc cho biết là do lúc trước đi buôn trái cây ở trong miền Nam thấy họ làm hiệu quả nên khi về quê chị làm theo để mong cải thiện thu nhập. Vốn bỏ ra ban đầu khoảng 35 triệu đồng/500m2 (1 sào), qua 2 năm mới có sản phẩm thu hoạch, nhưng nhờ cách chăm sóc tốt nên khi trồng được 1 năm đã có nhiều cây cho trái bói.
Mô hình trồng cây ăn quả trên đất ruộng của chị Lộc bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khu ruộng trồng ổi sau 2 năm đã được thu trái bói.
Chị Lộc cho biết thêm, ban đầu khi mới chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây ăn quá, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn cả về nguồn vốn, lẫn kinh nghiệm. Việc chuyên canh cây ăn quả cũng không phải dễ, đòi hỏi nông dân phải thâm canh, nắm kỹ thuật, công nghệ và chịu đầu tư. Mặc dù hiện tại vườn cây đã cho thu hoạch quả bói nhưng doanh thu cũng chỉ đủ để trả cho nhân công. Trung bình mỗi tháng tôi bỏ ra 30 triệu đồng để thuê 10 nhân công làm việc, sang năm có thể sẽ tăng lên 20 nhân công vì lượng công việc nhiều.
Mô hình của chị Lộc giải quyết cho 10 lao động thường xuyên ở địa phương với thu nhập 3.5-4 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ trồng cây ăn quả mà chị Lộc còn trồng thêm rau sạch để kiếm thêm thu nhập, nhằm lấy ngắn nuôi dài. Dự kiến từ năm thứ 2-3 trở đi vườn cây ăn quả của gia đình chị Lộc sẽ cho quả tốt, khi đó thu nhập sẽ cao lên. Hiện vườn cây ăn quả của gia đình chị Lộc đã bán ổi sạch, rau sạch cho các siêu thị ở Đà Nẵng mỗi tuần 2 lần. Giống ổi lê lứa trái bói có giá 15 nghìn đồng/kg, ổi nữ hoàng không hạt giá 25 nghìn đồng/kg. Đáng chú ý là vườn nhà chị Lộc mở cửa hàng ngày cho khách tới tham quan dạo xung quanh vườn, nếu mua ổi mang về chị cũng bán với giá từ 15 - 25 nghìn đồng/kg tuỳ loại.
Do đất ruộng thấp hơn đất bình thường nên chị Lộc phải làm mương thoát nước để tránh tình trạng ngập úng vườn cây ăn trái vào mùa mưa.
Cần được nhân rộng
Theo chị Lộc, bởi vì áp dụng quy trình sản xuất nông sản sạch nên chị sử dụng phân hữu cơ hoàn toàn và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học, mọi việc, trong đó có việc nhổ cỏ dại đều được làm thủ công. "Khi cây ra quả tôi và nhân công đi bọc túi bao trái để quả không bị sâu đục, phân bón chủ yếu là phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai. Để có diện tích vườn cây ăn trái như hiện nay tôi phải thuê lại đất ruộng của người dân với giá 1 triệu đồng/500m2. Trong đó, tôi thuê của UBND xã Đại Minh 1ha và người dân xung quanh 2ha...", chị Lộc chia sẻ.
Khi cây ổi ra quả chị Lộc và nhân công đi bọc túi bao trái cho quả không bị sâu đục, phân bón chủ yếu là phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai.
Chị Lộc phân tích, vì đất ruộng mềm xốp, có độ ẩm cao nên giúp cây phát triển tốt, quả cũng ngon ngọt hơn, nhưng cũng vì đất ruộng thấp, trung nên phải làm hệ thống thoát nước. Các mương thoát nước đào giữa các liếp trồng cây để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa.
Vì đất ruộng mềm xốp, có độ ẩm cao nên cây phát triển tốt, mặc dù mới trồng hơn 1 năm nhưng đã cho quả bói, quả cũng ngon ngọt hơn.
"Thời gian tới, tôi mong muốn được sự quan tâm hỗ trợ vốn, cũng như kỹ thuật của các cấp, các ngành nhằm mở rộng mô hình, đồng thời kết hợp với phát triển du lịch sinh thái để nâng cao thu nhập cho gia đình", chị Lộc chia sẻ
Hiện vườn cây ăn quả của chị Lộc đã cho thu hoạch, dự kiến từ năm thứ 2-3 trở đi chị bắt đầu có lãi.
"Mô hình trồng cây ăn quả trên đồng ruộng của chị Hồ Thị Lộc bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không những giúp gia đình chị Lộc ổn định cuộc sống, mà còn giải quyết cho 10 lao động thường xuyên ở địa phương với thu nhập 3.5-4 triệu đồng/người/tháng. Mong rằng thời gian tới, mô hình sẽ được phát triển và nhân rộng trên địa bàn của xã, nhằm giúp người dân thoát nghèo", ông Phạm Văn Út - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Minh cho biết.
Theo Danviet
Đồng chí Phan Việt Cường được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Sáng 3/1, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam bàn về công tác cán bộ, với tỷ lệ phiếu bầu đạt 100%, các đại biểu đã bầu đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khóa 21. Tân Bí thư Tỉnh ủy...