Đại tá về hưu mang nhà thế chấp lấy tiền kéo điện cho dân nghèo
Đến xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hỏi về ông Lê Xuân Đây (88 tuổi) sẽ nghe nhiều câu chuyện thiết thực mà ông đã làm cho quê hương. Mỗi khi nhắc đến ông, người dân nơi đây luôn dành cho vị đại tá một tình cảm đặc biệt.
Năm 1989, ông Đây về hưu với quân hàm Đại tá, rồi tiếp tục tham gia công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Thăng Bình, với chức vụ Phó Chủ tịch hội suốt 14 năm liền. Tuổi trẻ cống hiến cho đất nước, đến ngày trở về Bình Sa, vị Đại tá vẫn đau đáu muốn góp một phần công sức cho quê hương.
Thời ấy, Bình Sa còn nghèo khó, chưa có điện thắp sáng. Ai cũng muốn có điện song huy động mua dây truyền tải để kéo điện về thì không thể, bởi cuộc sống người dân còn bộn bề khó khăn.
Ông Đây được người dân Bình Sa yêu quý vì nhiều việc làm thiết thực cho quê hương. (Ảnh: S.T)
Bà Trương Thị Tiền (52 tuổi) nhớ lại, bà làm dâu về xã Bình Sa vào những năm 1986. Lúc ấy, ở đây thiếu thốn đủ thứ, nông dân chưa thể sản xuất được vì không có điện. “Khi đó điện lưới mới chỉ kéo đến xã Bình Triều, giáp ranh với xã Bình Sa. Muốn có điện về xã mỗi hộ phải nộp hơn 300 ngàn đồng nhưng số tiền đó quả thật rất lớn…”, bà Tiền kể.
Biết được khó khăn của bà con, năm 1996, ông Đây đứng ra thế chấp ngôi nhà của mình vay ngân hàng 25 triệu đồng để kéo điện. Thế là đầu năm 1997, xã Bình Sa có điện, người dân bắt đầu sản xuất, trẻ con học hành dưới ánh điện sáng trong niềm vui khó tả.
“Điện về giống như một cuộc cách mạng, đã làm thay đổi hoàn toàn Bình Sa, người dân nơi đây ai cũng biết ơn ông Đây. Số tiền ông dùng kéo điện người dân góp từng đợt, mỗi lần một ít để giúp ông trả nợ ngân hàng. Về sau, thấy bà con cực khổ quá, ông cho luôn số tiền đó, lấy tiền lương hưu của mình để trả nợ…”, bà Tiền tiết lộ.
“Số tiền đó mới đầu tôi cho người dân mượn nhưng thấy cuộc sống của họ cực khổ quá, nhà nghèo còn phải lo chạy vạy từng bữa cơm thì lấy đâu tiền trả mình. Nghĩ vậy nên tôi cho luôn…”, ông Đây tâm sự.
Kéo điện về cho dân, đó không phải là việc duy nhất ông Đây làm cho quê hương mình. Nhiều gia đình cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, người già neo đơn… gặp hoàn cảnh khó khăn ông đều giúp đỡ.
Video đang HOT
Căn nhà cấp 4 mà ông Đây từng thế chấp để kéo điện về cho Bình Sa. (Ảnh: S.T)
Đơn cử như vợ chồng ông Huỳnh Mãi (tổ 2, xã Bình Sa), già cả lại ở trong căn nhà xập xệ, ông Đây đã vận động, hỗ trợ tiền để xây lại căn nhà mới. Khi ông Mãi mất, không có tiền lo hậu sự, ông Đây cũng chung tay ủng hộ, đồng thời vận động bà con góp sức lo hậu sự.
Các hội viên hội Cựu chiến binh nghèo trong xã khi xây dựng nhà đều được ông hỗ trợ mỗi người một tấn xi măng. Mùa hè, thấy trẻ nhỏ trường mẫu giáo học hành nóng nực, ông lại góp tiền mua quạt, bàn ghế cho các cháu. Mỗi năm, ông còn hỗ trợ tiền cho Hội khuyến học xã để mua xe đạp, sách vở, bút viết… ủng hộ học sinh nghèo vượt khó.
Bà Huỳnh Thị Hai – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Bình Sa cho hay, từ khi về hưu, ông Đây liên tục đóng góp cho xã trong công cuộc đổi mới quê hương. Điển hình phải nói đến việc ông thế chấp nhà để kéo điện, làm đường cho người dân. “Chuyện đó như cổ tích giữa đời thường. Hàng năm, ông Đây còn trích lương hưu để hỗ trợ người nghèo và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa. Ở đây, người dân ai cũng quý mến và yêu thương ông…”, bà Hai chia sẻ về vị Đại tá già với đầy lòng cảm kích.
Hồ Ca ( Infornet )
Quảng Nam: Cả làng trồng rau, cả nhà làm giàu cũng từ rau
Nhờ mạnh dạn áp dụng mô hình trồng rau sạch truyền thống mà hàng trăm hộ dân ở làng Hưng Mỹ (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) có thu nhập ổn định và vươn lên. Cũng nhờ trồng rau sạch mà nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cả làng khấm khá nhờ trồng rau
Ông Nguyễn Ba - Chủ tịch UBND xã Bình Triều cho biết, là xã thuần nông, nơi người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó thế mạnh của xã là trồng rau theo hướng sạch. Hiện nay, vùng rau của xã tập trung chủ yếu ở làng Hưng Mỹ, với hơn 300 hộ dân tham gia trồng rau, diện tich hơn 60ha, trong đó, 10ha sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Đầu năm 2016, làng rau đón nhận danh hiệu "làng nghề truyền thống trồng rau Hưng Mỹ".
Nhờ trồng rau sạch mà hàng trăm hộ dân ở làng Hưng Mỹ (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) có thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo để vươn lên. Ảnh: Quang Việt.
Ông Ba cho biết thêm, thời gian qua, bằng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của xã, của huyện Thăng Bình, đã hỗ trợ đầu tư cho người dân 15 nhà lưới trồng rau với diện tích 300 m2/nhà, hỗ trợ 50 giếng bi bê tông, 20 bể sơ chế rau tại ruộng, 50 mô tơ bơm nước, 50 hệ thống tưới cho nông dân, kéo điện ra đến làng rau Hưng Mỹ để giúp bà con có điều kiện sản xuất tốt hơn.
Theo ông Ba, những năm qua Bình Triều đẩy mạnh mô hình trồng rau sạch, làm hướng phát triển kinh tế chủ lực, vì phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Làng Hưng Mỹ nổi tiếng với các loại rau chính như: cải bẹ, xà lách, rau muống, ngò rí, cần tây, tần ô,... Nhờ sản xuất rau sạch mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống. Điển hình phải kể đến hộ ông Trương Công Anh, Trương Công Nguyệt, Trần Thị Thu, Lê Đình Hơn... Thu nhập của các hộ này đều từ 120-150 triệu đồng/năm.
Làng rau Hưng Mỹ trồng rau theo phương pháp truyền thống, chỉ dùng phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai nên chất lượng rau rất tốt, được khách hàng ưa chuộng.
Lão nông Lê Đình Hơn (65 tuổi, ở thôn Hưng Mỹ) chia sẻ: "Tiếp nối truyền thống của ông cha, thế hệ con cháu chúng tôi quyết tâm giữ gìn truyền thống trồng rau sạch của làng Hưng Mỹ. Bởi rau sạch Hưng Mỹ hiện nay vẫn được khách hàng tin dùng, là lựa chọn hàng đầu khi chọn mua các thực phẩm rau sạch. Riêng gia đình tôi canh tác trên diện tích 1.500m2, trồng các loại rau như xà lách, mồng tơi, cải bẹ trắng,...
"Mỗi lứa rau trung bình từ 25-30 ngày là thu hoạch. Hàng năm, gia đình tôi lãi hơn 100 triệu đồng. Nhờ vậy mà tôi nuôi 6 đứa con khôn lớn, xây dựng nhà cửa khang trang..." - Ông Hơn phấn khởi nói.
Xây dựng rau Hưng Mỹ thành sản phẩm đặc trưng
Ông Hơn chia sẻ thêm, trồng rau tuy vất vả nhưng ngày nào cũng thu tiền tươi. Nhìn chung, công việc này không cần nhiều vốn liếng, ít rủi ro, chủ yếu lấy công để làm lời. "Các chú cứ nhìn vào vườn rau chừng 3 sào của gia đình tôi, trông rất đơn giản nhưng từ chiếc ti vi, xe máy, nhà cửa, con ăn học..., mọi vật dụng đắt tiền và bữa ăn hàng ngày của cả gia đình đều xuất phát từ đó..." - ông Hơn nói.
Nhờ áp dụng kỷ thuật dựng nhà lưới nên rau ở Hưng Mỹ phát triển tốt, chống được sâu bệnh gây hại.
Chị Trần Thị Thu (43 tuổi ở thôn Hưng Mỹ) cho hay: "Gia đình tôi trồng rau hơn 10 năm rồi. Hiện gia đình tôi canh tác trên diện tích gần 2.000m2. Trung bình mỗi ngày cung ứng ra thị trường khoảng 70kg - 80kg rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, với giá bán bình quân từ 20.000-30.000 đồng/kg, mỗi tháng sau khi trừ chi phí tôi lãi hơn 10 triệu đồng".
Rau sạch Hưng Mỹ đã có mặt ở các siêu thị, chợ đầu mối tại Đà Nẵng, Quảng Nam.
"Làng rau Hưng Mỹ trồng theo phương pháp truyền thống, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ bón phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục. Việc trồng rau trong hệ thống nhà lưới đã giúp rau sinh trưởng tốt, tránh được sâu bệnh, nên rất được khách hàng tin dùng..." - Ông Ba chia sẻ.
Những năm qua, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà năng xuất cũng như chất lượng rau Hưng Mỹ đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường rau sạch trong và ngoài tỉnh Quảng Nam. Rau sạch Hưng Mỹ đã và đang khẳng định được thương hiệu rau sạch trên thị trường. Hiện đã có mặt hầu như các siêu thị, chợ đầu mối của TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Theo Danviet
Va chạm với xe đầu kéo, 2 người đi mô tô tử vong thương tâm Cú va chạm mạnh khiến 2 người ngồi trên xe mô tô bị thương nặng và tử vong ngay sau đó. Hiện trường vụ TNGT - Ảnh: Giao thông Báo giao thông đưa tin, vụ TNGT xảy ra vào khoảng 15h10 ngày 12/3 tại Km34 420 thuộc QL 279 hướng Tuần Giáo - Điện Biên giữa xe ô tô đầu kéo và 1...