‘Đại tá’ Lê Xuân Giang của Liên Kết Việt sẽ bị xử thế nào?
Báo đã trao đổi với LS. Lương Quang Tuấn (Trưởng văn phòng luật sư An Thái, đoàn luật sư TP Hà Nội) về việc “đại tá” tự xưng Lê Xuân Giang của Liên Kết Việt cùng đồng bọn sẽ bị pháp luật trừng trị ra sao, sau khi lừa đảo đa cấp hàng chục ngàn người?
Cơ quan công an điều tra cho biết số người bị lừa trong vụ Liên Kết Việt lên tới 60.000 người với tổng số tiền gần 2.000 tỉ đồng. Vậy ông đánh giá như thế nào về thủ đoạn lừa đảo của Liên Kết Việt và những con số nêu trên?.
- LS Lương Quang Tuấn: Đây là thủ đoạn lừa đảo “công khai” và hết sức tinh vi của Liên Kết Việt, chúng nhằm đánh vào lòng tham của một số người, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế của người dân. Với số con số 60.000 người mắc vào bẫy của chúng và số tiền gần 2.000 tỷ đồng, tôi thấy thật là khủng khiếp. Số tiền trên bằng cả thu nhập trung bình của một tỉnh.
Bản thân Lê Xuân Giang cũng tự gán mác đại tá, trong khi bị can này khi xuất ngũ mới chỉ là chuẩn úy. Cơ quan điều tra cho rằng, Lê Xuân Giang đã lợi dụng hình ảnh của một số tướng, tá nghỉ hưu để đánh bóng, gây nhầm tưởng cho khách hàng về việc công ty của Giang là công ty của Bộ Quốc phòng. Vậy theo ông, việc lợi dụng hình ảnh của người khác và mạo danh cơ quan nhà nước sẽ bị xử lí như thế nào và tại sao?
- Nếu trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra xác định đúng như vậy thì Lê Xuân Giang phạm vào tội “Giả mạo chức vụ, cấp bậc” (theo Điều 265 Bộ luật Hình sự được sửa đổi bổ sung năm 1999). Chế tài của tội phạm này sẽ bị cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Lê Xuân Giang trong trang phục nhà lính cùng đồng bọn tại một hoạt động giả mạo của Liên Kết Việt.
Việc giả mạo cấp bậc, lợi dụng hình ảnh của người khác, mạo danh cơ quan nhà nước đã làm mất uy tín, danh dự, hình ảnh của người khác, của tổ chức hoặc cơ quan nhà nước do họ lợi dụng để thực hiện hành vi bất hợp pháp, vi phạm pháp luật.
Vấn đề cần bàn ở đây là việc thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước từ cơ sở cho tới các tỉnh, thành mà công ty Liên Kết Việt hoạt động. Liên Kết Việt không hoạt động lén lút mà hoạt động công khai ở các địa điểm công cộng, có rất nhiều người tham gia, loa đài, băng rôn ồn ào… Vậy tại sao chúng hoạt động như vậy trong thời gian dài mà các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, cơ quan công an không có động thái nào kiểm tra, ngăn chặn? Để đến khi hậu quả 60.000 nạn nhân nhân mắc vào và 2.000 tỷ đồng thiệt hại mới được ngăn chặn, gây ra biết bao hệ lụy cho người dân và xã hội.
Tôi nghĩ rằng trong quá trình điều tra vụ án này Cơ quan điều tra của Bộ Công an cần làm rõ các cơ quan quản lý nhà nước các địa phương (quận, huyên, tỉnh, thành) mà Liên Kết Việt hoạt động… Không loại trừ có những tiêu cực trong vụ việc này. Mong cơ quan điều tra cần làm triệt để, không bỏ lọt tội phạm và các hành vi thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các địa phương mà công ty Liên Kết Việt hoạt động.
Video đang HOT
Luật sư Lương Quang Tuấn – Trưởng văn phòng luật sư An Thái (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Xuân Giang (Chủ tịch HĐQT Liên kết Việt) và Nguyễn Thị Thủy (Phó Tổng Giám đốc Liên kết Việt) cùng 5 đồng phạm để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy có phải tất cả những người tham gia góp vốn vào Liên Kết Việt đều là đồng phạm hay không? Và tại sao?
- Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 BLHS được sửa đổi bổ sung năm 1999, khởi tố các bị can và đồng phạm nêu trên để điều tra. Đó là bước đầu của quá trình điều tra vụ án.
Những người góp vốn vào Công ty Liên Kết Việt là những nạn nhân mà hậu quả của Liên Kết Việt đã đẩy họ vào tình cảnh tan cửa nát nhà, vợ chồng, con cái ly tán… Trừ trường hợp người nào biết rõ Liên Kết Việt không phải là Công ty của Bộ Quốc phòng, biết rõ Lê Xuân Giang mạo danh “Đại tá” quân đội và cùng tuyên truyền, hô hào, vận động; biết công ty và Giang hoạt động phi pháp mà cố ý cùng thực hiện tội phạm để hưởng lợi thì đó mới là đồng phạm theo Điều 20 BLHS được sửa đổi bổ sung năm 1999 (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm ).
Công ty Liên Kết Việt do Lê Xuân Giang làm giám đốc phạm tội có tính chất tổ chức, là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Với những hành vi và thủ đoạn nói trên, “ông trùm” Liên Kết Việt và đồng phạm có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự như thế nào, chịu trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân ra sao?
- Hành vi và thủ đoạn của Lê Xuân Giang cùng những đồng phạm trong Công ty Liên Kết Việt sẽ bị xử lý theo Điều 139 BLHS được sửa đổi bổ sung năm 1999. Điều 139 BLHS có 4 khung hình phạt: Từ khung 1 có hình phạt “Cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm… Khung 4: Phạt tù từ 20 năm đến Chung thân. Có nghĩa là tội phạm theo Điều 139 BLHS có khung hình phạt cao nhất là Chung thân. Tùy theo tính chất, hành vi và hậu quả tội phạm gây ra để khi HĐXX xét xử tuyên phạt với mức án tương đương mà kẻ phạm tôi gây ra.
Lê Xuân Giang ngoài phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 139) còn phạm tội “Giả mạo chức vụ, cấp bậc” (Điều 265) theo thời điểm hiện tại. Trong quá trình điều tra có thể nhóm tội phạm trong Liên Kết Việt còn có những hành vi phạm tội khác. Chỉ khi có kết luận Điều tra của Cơ quan CSĐT lúc đó tội phạm trong Công ty Liên Kết Việt mới được làm rõ.
Theo Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Điều 608 BLDS quy định về bồi thường Thiệt hại do tài sản bị xâm hại. Như vậy, các bị can trong vụ án Công ty Liên Kết Việt gây thiệt hại cho người khác do hành vi trái pháp luật của họ gây ra phải bồi thường và căn cứ vào hành vi, hậu quả của từng bị can gây ra khi xét xử, HĐXX sẽ tuyên trong Bản án cùng với hình phạt. Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra cũng có thể thu hồi tài sản do tội phạm gây ra hoặc tội phạm tự nguyên bồi thường khắc phuc hậu quả…
Cảm ơn luật sư!
Theo Môt thê giơi
Vụ lừa đảo đa cấp tại Liên kết Việt: "Vỡ trận" vì tiền người dân đổ về quá nhiều
Bản thân Chủ tịch HĐQT Cty Liên kết Việt cũng "ngợp" và không hình dung nổi số tiền của người dân đổ về nhiều đến thế.
Liên quan đến vụ lừa đảo đa cấp tại Liên kết Việt, báo Dân trí cho hay, Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT Cty Liên Kết Việt thừa nhận, bản thân Giang cũng "ngợp" và không hình dung nổi số tiền của người dân đổ về nhiều đến thế. Cơ quan điều tra cũng đã chỉ ra sơ hở lớn nhất khiến công ty đa cấp này có thể lừa tới 1.900 tỷ đồng.
Lê Xuân Giang (mặc quân phục) tại lễ đón nhận bằng khen của Thủ tướng. Đây là bằng khen bị các đối tượng làm giả - Ảnh: báo Dân trí
Tiền nhiều quá, Liên kết Việt vỡ trận!
Đại tá Trần Quang Huy, Trưởng phòng hướng dẫn và điều tra án tham nhũng, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và tham nhũng (Bộ CA) cho biết, trước khi thành lập công ty đa cấp này, Lê Xuân Giang cũng là người có tiền, xin được cấp giấy phép đầu tư. Có tiền ở đây là tiền thật, vì theo quy định khi thành lập công ty kinh doanh đa cấp, Giang phải nộp ký quỹ 10 tỷ đồng.
Nhưng Giang không phải là người giỏi về kinh doanh đa cấp. Giang gặp Nguyễn Thị Thủy, một người từng làm nhiều nghề ngoài xã hội và kinh qua nhiều công ty đa cấp nên Thủy có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Giang và Thủy bắt tay làm ăn, Giang cho Thủy đứng đầu nhóm, đứng đầu hệ thống đa cấp. Cứ mỗi người đến để nộp tiền hoặc mua hàng phải trả 290 nghìn đồng. Sau đó mở rộng mạng lưới, Giang đàm phán xuống, Thủy hưởng 210 nghìn đồng, còn 80 nghìn đồng Giang giữ lại mở rộng mạng lưới.
Trong khoảng 1 năm, Giang và Thủy đã mở rộng hệ thống bán hàng đa cấp của Liên Kết Việt ra 27 tỉnh thành và thu về 1.900 tỷ đồng.
Theo Đại tá Huy, khi bị bắt giữ, khai nhận với cơ quan điều tra, bản thân Lê Xuân Giang cũng thừa nhận bị "ngợp" về số tiền thu về, không thể ngờ nhanh và nhiều đến vậy.
Giang cũng thừa nhận, quá nhiều tiền trong một thời gian ngắn khiến cho Giang và các đồng phạm khác của Liên kết Việt mất kiểm soát, không thể điều tiết được và "vỡ trận"!.
Mượn danh Bộ quốc phòng để lừa đảo
Theo số liệu mới nhất, số nạn nhân Liên kết Việt đã lên đến 60.000 người, bao Tiên Phong đưa tin, để tạo lòng tin cho khách hàng đóng tiền tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp của mình, ngoài việc giới thiệu Cty Liên Kết Việt là Cty trực thuộc Bộ Quốc phòng, dán logo "BQP" lên các sản phẩm hàng hóa thì mỗi lần tổ chức các cuộc hội nghị khuếch trương, Giang đều mời một số cán bộ Quốc phòng nghỉ hưu đến ăn uống, tặng quà.
Bản thân Lê Xuân Giang cũng tự đeo "lon" đại tá, trong khi bị can này khi xuất ngũ mới chỉ là chuẩn úy. CQĐT cho rằng, Lê Xuân Giang đã lợi dụng hình ảnh của một số tướng, tá nghỉ hưu để đánh bóng, gây nhầm tưởng cho khách hàng về việc Cty của Giang là Cty của Bộ Quốc phòng.
Cùng với "bình phong" dựng lên, Cty Liên Kết Việt còn đưa ra mức "hoa hồng" khủng: bỏ ra 9 tỷ thì 1 năm sau thu về 450 tỷ, cứ đóng tiền vào là được tiền hoa hồng, chỉ việc ngồi không, không phải kinh doanh gì, "làm giàu không khó".
Thế nên, có những người đóng tiền không mua hàng, chỉ ngồi chờ tiền về, có nhiều người ôm hàng cũng không bán được, có người bán cả nhà để lấy nộp tiền vào hệ thống của Giang. Vẫn theo CQĐT, người bị lừa ít nhất là 8,6 triệu đồng nhưng cũng có không ít người bị lừa lên tới 5-6 tỷ đồng.
Theo Đời sống Pháp luật
Từ vụ đa cấp Liên Kết Việt: Bị lừa hay lòng tham quá lớn? Nộp tối thiểu 8,6 triệu đồng để được mua máy ozone, thực phẩm chức năng, sau 5 năm được hưởng gần 500 triệu tiền hoa hồng, lãi thưởng. Quảng cáo về kiểu kinh doanh siêu lợi nhuận của công ty Liên Kết Việt khiến 60 nghìn người đã bỏ tiền đầu tư vào doanh nghiệp này. Khoan hãy kết tội các doanh nghiệp...