Đại tá Gaddafi phải ăn thức ăn thừa những ngày cuối đời
Trong những ngày cuối đời, Đại tá Gaddafi đã phải ăn thức ăn thừa và trốn chạy giữa những căn nhà bỏ hoang tại thành phố Sirte.
Những bí mật về những ngày cuối cùng còn sống của cựu nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vừa mới được tiết lộ với đài CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền tại nhà tù ở Misrata (Libya) bởi Mansour Dao, một cựu quan chức an ninh cấp cao trong chính quyền Đại tá Gaddafi.
Cảnh hoang tàn ở thành phố Sirte sau gần 1 năm diễn ra nội chiến
Theo lời kể của Mansour Dao, cựu nhà độc tài từng sống vương giả trong những dinh thự sang trọng đã phải trải qua những ngày cuối đời thiếu thốn, đói và phải chạy trốn liên tục.
Khi lực lượng nổi dậy tràn vào thành phố Sirte, Đại tá Gaddafi cùng hai người con trai và các quan chức thân cận bắt đầu bỏ chạy khỏi dinh thực của mình. Trong suốt 2 tuần đó, Đại tá Gaddafi đã sống sót nhờ số thực phẩm thừa bị vứt đi hay bị bỏ lại trong những căn nhà bị bỏ hoang trong thành phố. Và đặc biệt, Đại tá Gaddafi rất mê mải với việc đọc số sách ông xếp đầy trong chiếc va li của mình.
Đại tá Gaddafi và đoàn tùy tùng của mình cứ 4 ngày lại thay đổi chỗ ẩn náu ở Sirte một lần. Ngoài ra, theo Dao, Đại tá Gaddafi đã không “đoán trước” được việc lực lượng nổi dậy sẽ chiếm được thành trì Sirte và ông đã ấp ủ kế hoạch tới Jaref, một ngôi làng nằm cách 20 km về phía tây Sirte.
Video đang HOT
Một con gấu bông lớn bị bỏ lại bên cạnh chiếc xe cháy đen ở Sirte
“Ông ấy muốn tới ngôi làng của mình. Có lẽ ông ấy muốn chết hoặc dành quãng thời gian cuối đời của mình ở đó” – Mansour Dao kể với phóng viên CNN.
Bên cạnh đó, Mustasim, người con trai bị giết cùng ngày với Đại tá Gaddafi, chính là người lãnh đạo nhóm lính đánh thuê 350 người bảo vệ cha mình và các quan chức cấp cao khác của chính quyền Gaddafi. Nhưng rốt cục, số lính trên vẫn bỏ trốn và chỉ còn lại 150 người.
“Ông ấy (Gaddafi) rất bực, ông ấy thực sự tức giận, đôi khi gần như phát điên. Nhưng chủ yếu là ông ấy buồn và giận dữ. Ông ấy tin rằng những người Libya vẫn còn yêu quý ông ấy ngay cả khi chúng tôi nói với ông ấy rằng Tripoli đã thất thủ” – Mansour Dao kể lại.
Một gia đình đang ở tạm trong căn nhà đổ nát gần nơi Gaddafi bị bắt
Khi được hỏi về việc liệu có hối tiếc về việc mình đã từng là một phần của chế độ độc tài cũ, Mansour Dao nói: “Đôi khi tôi thấy hối tiếc về tất cả mọi thứ. Thậm chí tôi còn hối tiếc cả về việc mình vẫn còn sống. Tất nhiên, một người có thể cảm thấy hối tiếc về một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ và nhìn lại. Nhưng thật không may là đôi khi có hối tiếc thì cũng đã muộn”.
Mansour Dao là người đã sống chung với Đại tá Gaddafi 2 tuần trước khi nhà lãnh đạo này chết hôm 20/10. Mansour Dao đã bị bất tỉnh trong lúc Đại tá Gaddafi bị bắt. Hiện ông này đang bị biệt giam tại Misrata (Libya) và bị buộc tội có tham gia vào cuộc thảm sát các tù nhân ở nhà tù Abu Salim năm 1996, thuê lính đánh thuê châu Phi cho Đại tá Gaddafi. Ông đã phủ nhận mọi cáo buộc trên.
Theo Giáo Dục VN
Vợ ông Gaddafi lên tiếng
Bà Sofia, vợ của đại tá Gaddafi, ngày 21-10 kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra về cái chết của chồng mình và cậu con trai Mo'stassim.
Nhiều đoạn video thu được từ chiến trường cho thấy thông tin mâu thuẫn về thời khắc cuối đời của Gaddafi. Tuy nhiên, những đoạn video đều cho thấy khi bị các tay súng NTC bắt, ông Gaddafi vẫn còn sống, nhưng sau đó vì sao ông chết vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Thủ tướng lâm thời của Libya nói rằng ông Gaddafi chết do dính phải đạn lạc trên đường khi bị quân NTC áp giải, nhưng một số nhân chứng lại khẳng định ông Gaddafi chết do quân nổi dậy nổ súng.
Trong khi các hoạt động ăn mừng trước cái chết của cựu lãnh đạo 69 tuổi này vẫn tiếp diễn ở khắp Libya, các quan chức Libya đã hoãn việc chôn cất ông Gaddafi để thực hiện thêm các cuộc khám nghiệm tử thi.
Bộ trưởng Dầu mỏ Ali Tarhouni nói thi thể của ông Gadhafi có thể được giữ "trong vài ngày". Theo truyền thống của đạo Hồi thì việc chôn cất diễn ra càng sớm càng tốt và thường trong vòng 24 giờ sau khi chết.
Hiện cả Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Ân xá Quốc tế đều kêu gọi tổ chức cuộc điều tra độc lập về cái chết của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Theo các tổ chức này, ông Gaddafi đã bị giết chết mà không qua xét xử, mặc dù Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) cam kết sẽ mở phiên tòa xét xử nếu ông ta bị bắt.
Trong khi đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo các hành động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải tuân theo luật pháp quốc tế.
Trả lời phỏng vấn trên một đài phát thanh, ông Lavrov nói rằng cần phải điều tra hành động của NATO trong việc không kích đoàn xe chở ông Gaddafi tháo chạy khỏi Sirte.
Bà Safia
Kênh Syria TV dẫn lời vợ của đại tá Gaddafi, bà Safia, đang sống lưu vong tại Algeria kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra về cái chết của chồng mình. Bà lên tiếng ca ngợi chồng cùng các con và nói rằng việc ông Gaddafi dám đứng lên chống lại 40 quốc gia và phe nổi dậy suốt hơn 60 tháng qua là hành động tử vì đạo.
Các thông tin tại Dubai và Jorrdan khẳng định rằng hôm 21-10, cô con gái Aisha của ông Gaddafi đã gọi điện thoại cho cha khi thấy có thông tin ông bị bắt đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Algeria. Các tay súng NTC đã trả lời cuộc điện thoại. Aisha đã thét lên trong điện thoại và gọi họ là "lũ chuột ".
Trước thông tin cái chết của ông Gaddafi, nhiều lãnh đạo trên thế giới chia sẻ thắng lợi với chính phủ mới ở Libya. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến tỏ ra phẫn nộ.
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bày tỏ sự tiếc thương , cho rằng ông Gaddafi đã bị ám sát và dành 2 từ thiêng liêng "liệt sỹ" để nói về cái chết của ông.
Theo Người Lao Động
Video: Nhân chứng kể lại cảnh Đại tá Gaddafi bị giết Một tay súng NTC đã tuyên bố rằng anh đã chứng kiến cảnh Đại tá Gaddafi bị giết bằng khẩu súng 9mm. Telegraph dẫn lời Adel Samir, thuộc Lữ đoàn Qabra, người tuyên bố đã có mặt và chứng kiến cảnh Đại tá Gaddafi bị giết cho biết: Adel Samir kể lại câu chuyện của mình "Chúng tôi đã có mặt tại nơi...