Đại tá Đinh Văn Nơi trao thưởng 300 triệu cho các cán bộ chống dịch ở điểm ‘nóng’
Đại tá Đinh Văn Nơi thay mặt Ban Giám đốc Công an tỉnh An Giang thưởng 300 triệu cho cán bộ, chiến sĩ tăng cường chống dịch tại các điểm “ nóng”.
Chiều 15/7, Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho lực lượng công an tỉnh đang tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 ở các địa phương.
Tại đây, ông Nơi trao khen thưởng đột xuất cho lực lượng công an được tăng cường thực hiện công tác truy vết về phòng chống dịch Covid-19.
Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang trao thưởng cho lực lượng truy vết. Ảnh: Quỳnh Như – Tiến Tầm
Theo Công an An Giang, trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã kích hoạt trạng thái khẩn cấp và huy động tối đa các lực lượng tham gia hỗ trợ các địa phương, nhằm kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đồng thời, Công an tỉnh An Giang cũng quyết định thành lập đại đội thực hiện công tác truy vết trường hợp có liên quan F0.
Video đang HOT
Theo đó, công an tỉnh này đã đưa hơn 200 cán bộ, chiến sĩ xuống các địa phương xảy ra lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng để hỗ trợ truy vết, phong tỏa, dập dịch.
Đại tá Nguyễn Nhật Trường, Phó Giám đốc Công an tỉnh trao thiết bị y tế hỗ trợ thực hiện công tác truy vết. Ảnh: Quỳnh Như – Tiến Tầm
“Cán bộ tham gia đã không quản ngày đêm cùng với địa phương thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy vết các trường hợp liên quan đến các F0, xác định được nguồn gốc lây lan và tâm điểm của dịch, từ đó phong tỏa kịp thời, cũng như cách ly triệt để được các trường hợp F1, ngăn ngừa được các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng”, lãnh đạo Công an An Giang nói.
Để động viên, khích lệ tinh thần cán bộ hăng say thực hiện nhiệm vụ chống dịch, Ban Giám đốc Công an tỉnh An Giang đã trao thưởng nóng số tiền 300 triệu đồng cho cán bộ, chiến sĩ thuộc công an các đơn vị, địa phương được tăng cường tham gia các chốt phong tỏa và thực hiện nhiệm vụ truy vết dịch Covid-19.
Đồng thời, trao giấy khen cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hỗ trợ, truy vết phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Châu Phú và An Phú. Tặng nhiều thiết bị y tế, quần áo bảo hộ và các vật dụng thiết yếu khác cho lực lượng tham gia chống dịch.
Đại tá Lâm Thành Sol, Phó Giám đốc Công an tỉnh trao giấy khen cho các cán bộ, chiến sĩ có thành tích xuất sắc. Ảnh: Quỳnh Như – Tiến Tầm
Đại tá Lê Phú Thạnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh trao quà cho cán bộ, chiến sĩ
Từ ngày 15/4 đến nay, trong tỉnh An Giang ghi nhận 104 ca mắc Covid-19. Huyện An Phú có nhiều ca mắc nhất với 61 ca, Châu Phú 14 ca, TP Châu Đốc 11. Tại An Giang, công an đã khởi tố 3 vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
Thấy người gặp nạn không cứu, dù thế nào cũng nên thấy xấu hổ
Cứu người có thể gặp nguy hiểm, nhưng thật đáng sợ nếu vì thế mà ta mặc nhiên chấp nhận việc làm ngơ khi có người gặp nạn, coi đó là bình thường, không đáng xấu hổ.
* Ý kiến độc giả không nhất thiết đồng nhất với quan điểm VTC News.
Tôi đọc kỹ các bài viết và bình luận về chủ đề "ra đường có chuyện không ai cứu người" trên VTC News, cảm giác rất buồn khi các ý kiến biện minh cho việc bỏ mặc nạn nhân chiếm tỷ lệ lớn. Vì cứu người có thể bị vạ lây, bị hiểu lầm, bị đánh, bị phiền do công an yêu cầu cung cấp thông tin... nên để yên thân, người ta chọn cách làm ngơ.
Tôi không tin tất cả những người im lặng bỏ đi ấy đều vô cảm. Họ có lo lắng, có thương xót, có mong muốn giúp đỡ. Nhưng trước khả năng bản thân gặp phiền toái, thậm chí là nguy hiểm, họ lựa chọn không hành động. Cũng là con người, lòng mang đầy nỗi sợ, tôi hoàn toàn hiểu, hoàn toàn thông cảm cho sự sợ hãi, sự ích kỷ của họ. Tôi cũng chẳng dám làm anh hùng bàn phím mà tuyên bố rằng nếu là tôi, trong hoàn cảnh đó, tôi sẽ lao vào cứu người bất chấp hiểm nguy. Tuy nhiên, tôi sẽ không có lời nào để biện minh cho mình nếu ngoảnh mặt trước cơn nguy khốn của đồng loại, cho dù 10 người có mặt lúc đó, đến 9 người hành động y như vậy.
Ở vị trí người bị nạn, ai cũng mong mỏi được cứu giúp. (Ảnh minh họa: Internet)
Và tôi không chấp nhận nổi việc coi tệ nạn "thấy chết không cứu" là bình thường, hợp lẽ, là không đáng chỉ trích. Phải nhìn nhận rằng dù thế nào đi nữa, mặc kệ nạn nhân cũng là lựa chọn trái lương tâm. Chúng ta chưa đủ thánh thiện, chưa đủ đức hy sinh để quên mình cứu người thì cũng cần biết xấu hổ, day dứt vì điều đó.
Chúng ta phải tự nhìn nhận rằng mình đang ích kỷ, hèn nhát dù chưa thể khắc phục được điều này, chứ đừng vì số đông cũng hèn nhát như mình mà coi nó là đương nhiên, rồi mắng những người lên án nạn vô cảm là anh hùng bàn phím. Bởi một khi coi chuyện bỏ mặc người bị nạn được coi là đương nhiên, khi câu "ngu gì cứu để mình gặp họa" được coi là chân lý, xã hội sẽ dần dần chẳng còn dấu vết của lòng vị tha nữa. Những chuyện quên mình vì người khác sẽ chỉ còn là chuyện cổ tích xa xôi. Lòng người lạnh giá, ai cũng chỉ biết đến mình thì có khác gì cuộc sống của muông thú trong rừng hoang đâu?
Tôi biết, dù ở xã hội nào thì anh hùng Lục Vân Tiên cũng chỉ là thiểu số. Nhưng để có cái thiểu số quý giá đó, xã hội phải biết trân quý, cổ vũ cho những giá trị này, phải thẳng thắn nhìn nhận việc bỏ mặc người trong hoạn nạn là hèn, là xấu. Nhìn nhận như vậy chính là bắt được bệnh, mà phải bắt được bệnh thì mới mong có ngày tìm ra thuốc chữa.
Và tôi tin rằng dù sự vô cảm đang lan rộng, vẫn luôn có những người biết quên mình vì người khác, lao vào cứu người bị nạn mà không kịp tính toán thiệt hơn.
Thương tâm bé sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời buốt lạnh Giữa trời lạnh 10 độ C, bé sơ sinh khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường. Công an sở tại đang nuôi dưỡng trong thời gian chờ cơ quan chức năng tìm người thân cho bé. Vào khoảng 19h45p, (tối 11/01), Ban Công an xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An) nhận được tin báo của người dân về việc,...