Đại sứ Việt Nam trúng cử Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
Ngày 2.10, Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới ( WIPO) đã khai mạc kỳ họp lần thứ 49tại Geneva (Thụy Sĩ) với sự tham dự của 191 quốc gia thành viên WIPO. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đại hội đồng WIPO lần này do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phạm Công Tạc dẫn đầu.
Đại sứ Dương Chí Dũng. Ảnh TG&VN.
Sáng ngày 2.10.2017, tại phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng WIPO lần thứ 49, đại diện 191 quốc gia thành viên đã nhất trí bầu Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) vào vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Dương Chí Dũng, là ứng cử viên đại diện cho các quốc gia thuộc Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực từ hơn 12 năm nay chưa có đại diện đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO. Phát biểu sau khi trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO, Đại sứ Dương Chí Dũng chia sẻ : “Việc Đại sứ Việt Nam trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO với sự ủng hộ tuyệt đối của các quốc gia thành viên WIPO trước hết là nhờ sự tin cậy và ủng hộ của 191 quốc gia thành viên WIPO đối với Việt Nam, một đất nước đang tích cực phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng với vị thế và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế, là kết quả của quá trình hoạt động, đóng góp tích cực của Phái đoàn Việt Nam tại Geneva và cá nhân Đại sứ,Trưởng Phái đoàn vào các công việc chung của WIPO trong thời gian qua.
Video đang HOT
Đại sứ Dương Chí Dũng cũng nhấn mạnh việc “chúng ta ứng cử và được đảm nhận cương vị Chủ tịch Đại hội đồng WIPO là tiếp tục thực hiện một cách tích cực và chủ động chủ trương tăng cường và thúc đẩy chính sách đối ngoại đa phương của quốc gia”, để Việt Nam không chỉ là “thành viên tham gia có trách nhiệm ” mà còn là thành viên chủ động có những đóng góp tích cực và thiết thực vào các hoạt động cụ thể cũng như trong xây dựng chính sách, các quy định và luật chơi tại các tổ chức và diễn đàn đa phương”.
Đại hội đồng WIPO bao gồm toàn thể các quốc gia thành viên WIPO, là cơ quan quyền lực cao nhất, có trách nhiệm thông qua các quyết sách quan trọng của Tổ chức này, trong đó có việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc, xem xét và thông qua các báo cáo của Tổng Giám đốc và các báo cáo hoạt động của Ủy ban Điều phối, thông qua ngân sách hoạt động trong chu kỳ tài chính hai năm của các Liên minh thuộc WIPO, xem xét và thông qua các biện pháp do Tổng giám đốc đề xuất liên quan đến công tác quản lý các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, thông qua Quy chế tài chính của WIPO…
Chủ tịch Đại hội đồng sẽ điều khiển các kỳ họp Đại hôi đồng WIPO hàng năm trong Nhiệm kỳ được bầu, theo đó dẫn dắt, định hướng thảo luận, quyết định việc biểu quyết các vấn đề và công bố các quyết định…Trong trường hợp cần thiết Chủ tịch Đại hội đồng sẽ tổ chức các cuộc tham vấn với đại diện các nhóm khu vực, đại diện các nước thành viên của các nhóm khu vực để thảo luận, tìm giải pháp cho các vấn đề quan trọng, còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong khuôn khổ WIPO.
Hai năm tới, 2018-2019 là thời gian có nhiều cơ hội cùng với không ít thách thức đối với WIPO và hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới, cụ thể là sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ, của quá trình toàn cầu hóa, và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sẽ có tác động lớn đến hệ thống sở hữu trí tuệ về quản lý và chính sách, trong đó có việc xây dựng chuẩn mực quốc tế để đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi mới về bảo hộ, sở hữu trí tuệ…
Ra đời năm 1967, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là một trong số 16 tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Hiện nay WIPO có 191 thành viên và đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, do Tiến sỹ Francis Gurry làm Tổng Giám đốc.
WIPO là đối tác đầu tiên và quan trọng nhất của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ. Cho đến nay, WIPO đă dành cho Việt Nam nhiều sự trợ giúp quan trọng trong việc xây dựng pháp luật, nâng cao năng lực và hiện đại hoá hệ thống các cơ quan quản lư sở hữu trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ. Sự trợ giúp của WIPO góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Theo Danviet
Tây Ban Nha trục xuất đại sứ Triều Tiên
Tây Ban Nha đã ra thông báo yêu cầu đại sứ Triều Tiên về nước nhằm phản đối việc Bình Nhưỡng liên tiếp thử tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Đại sứ Triều Tiên tại Tây Ban Nha Kim Hyok-chol (Ảnh: EPA)
Sputnik dẫn thông báo của bộ Ngoại giao Tây Ban Nha ngày 18/9 cho biết Đại sứ Triều Tiên Kim Hyok-chol không còn được chào đón tại nước này nữa. Ông Kim có hạn chót tới cuối tháng để chính thức rời khỏi Tây Ban Nha theo yêu cầu.
"Hôm nay đại sứ Triều Tiên đã được triệu tập. Chính phủ Tây Ban Nha đã thông báo tới nhà ngoại giao Triều Tiên về quyết định không còn coi ông là người được chào đón tại đây. Vì vậy, ông phải ngừng mọi nhiệm vụ và công việc và rời Tây Ban Nha muộn nhất vào ngày 30/9", thông báo được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Twitter.
Đây là động thái nhằm bày tỏ sự phản đối của Tây Ban Nha với các vụ thử tên lửa và chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tây Ban Nha cũng mạnh mẽ lên án Triều Tiên vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ngày 1/9, Đại sứ Triều Tiên tại Tây Ban Nha đã được triệu tập và yêu cầu giảm số lượng nhân viên ngoại giao. Đại sứ quán Triều Tiên tại Tây Ban Nha mở cửa từ tháng 2/2014 và ông Kim Hyok-chol cũng là đại sứ đầu tiên và duy nhất tại Tây Ban Nha tính từ thời điểm thành lập Đại sứ quán. Trước đó, ông từng đảm nhiệm vị trí tương tự tại Sudan và Ethopia.
Đây không phải lần đầu tiên một quốc gia đưa ra quyết định trục xuất với đại sứ Triều Tiên. Trước Tây Ban Nha, Mexico cho đại sứ Triều Tiên 72 giờ đồng hồ để rời đi. Peru cho nhà ngoại giao Triều Tiên 5 ngày để về nước với lý do tương tự. Sau đó, theo yêu cầu của Mỹ, Kuwait cũng đưa ra yêu cầu giảm số nhân viên ngoại giao, bao gồm cả đại sứ Triều Tiên
Triều Tiên đang phải chịu áp lực lớn từ quốc tế vì các vụ thử và phóng tên lửa liên tiếp mà gần đây nhất là vụ phóng ngày 15/9 qua lãnh thổ Nhật Bản. Trước đó, Hội đồng Bảo an ngày 11/9 đã nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt thứ 9 đối với Triều Tiên nhằm răn đe Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của nước này.
Theo Dân Trí
Triều Tiên cảnh báo Peru "đổ thêm dầu vào lửa" Đại sứ Triều Tiên Kim Hak-Chol cho rằng, việc Peru trục xuất ông giống như "đổ thêm dầu vào lửa". Quan chức này nói, bất chấp những tranh cãi căng thẳng, Triều Tiên sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân. Đại sứ Triều Tiên tại Peru Kim Hak-Chol (Ảnh: Reuters) Peru ngày 11/9 tuyên bố trục xuất Đại sứ Triều Tiên...