Đại sứ Việt Nam tái ứng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ gửi công hàm thông báo đại sứ Nguyễn Hồng Thao ứng cử lần hai vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027.
Công hàm đã được gửi đến Liên Hợp Quốc và các quốc gia, chính thức khởi động chiến dịch vận động tái tranh cử của Việt Nam vào cơ quan pháp lý quan trọng của Liên Hợp Quốc, theo thông cáo hôm nay của Bộ Ngoại giao. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao hiện là một trong 10 ứng viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bầu cử ILC dự kiến diễn ra tháng 11/2021 tại New York, Mỹ. Ứng viên có số phiếu cao nhất trong những người đạt quá bán phiếu bầu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ được lựa chọn.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao. Ảnh: Bộ Ngoại giao .
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là nhà ngoại giao kỳ cựu với 40 năm hoạt động, đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực luật quốc tế. Ông tốt nghiệp tiến sỹ luật tại Trường Paris I, Đại học Sorbonne, Pháp và từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, trưởng đoàn đàm phán hiệp định biên giới với các nước láng giềng.
Video đang HOT
Đại sứ Thao cũng giữ vai trò cố vấn pháp lý cho các dự án luật quan trọng như Luật Biển, Luật Môi trường, và là thành viên sáng lập Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL), Hội Luật quốc tế Châu Á (AsianSIL). Ông được phong đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Malaysia từ 2011 đến 2014 và tại Kuwait từ 2014 đến 2017. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao hiện nghiên cứu và giảng dạy Luật quốc tế tại Học viện Ngoại giao.
Năm 2016, đại sứ trở thành người Việt Nam đầu tiên trúng cử thành viên ILC. Trong nhiệm kỳ 2017-2022, đại sứ chủ động thúc đẩy các kết quả nghiên cứu của ILC, tích cực tham gia thảo luận các chủ đề tại ủy ban.
Ông đóng góp không nhỏ vào báo cáo đầu tiên của Nhóm nghiên cứu chủ đề mực nước biển dâng và quan hệ với luật quốc tế trong năm 2020. Tháng 11/2020, cùng một số thành viên ILC, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao phát biểu tại hội thảo tổ chức trong khuôn khổ kỳ họp Ủy ban VI, Liên Hợp Quốc với chủ đề “Hệ quả pháp lý của dịch bệnh: đánh giá 10 tháng qua”. Những ý kiến của đại sứ được đồng nghiệp, thành viên ILC đánh giá cao.
Ngoài các đóng góp giá trị về chuyên môn, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã phát huy vai trò kết nối, xây đắp quan hệ giữa các thành viên ILC. Đại sứ là diễn giả tại nhiều trường đại học cũng như hội thảo danh tiếng trong khu vực. Năm 2018, ông được ILC tín nhiệm bầu làm Phó chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế dịp kỷ niệm 70 năm thành lập cơ quan này.
Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) được thành lập theo Nghị quyết số 174 (II) ngày 21/11/1947 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế, thông qua việc nghiên cứu, thảo luận và đưa ra khuyến nghị. ILC là nơi sản sinh nhiều điều ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng, trong đó tiêu biểu là Công ước Vienna năm 1969 về Điều ước quốc tế.
34 thành viên của ILC, hoạt động trong nhiệm kỳ 5 năm, được Đại hội đồng bầu từ danh sách ứng viên do các quốc gia đề cử. Cơ cấu thành viên ILC được phân bổ theo khu vực như sau: 8 ghế cho châu Phi, 7 ghế cho châu Á – Thái Bình Dương, 3 ghế cho Đông Âu, 6 ghế cho Mỹ La tinh và Caribbean, 8 ghế cho Tây Âu và các nước khác, 1 ghế cho châu Phi hoặc Đông Âu luân phiên nhau; và 1 ghế cho châu Á hoặc Mỹ Latinh và Caribbean luân phiên nhau.
Năm 2021, châu Á – Thái Bình Dương sẽ có 8 vị trí. Hiện các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… đã thông báo ứng cử.
Việt Nam bình luận việc Bộ Tứ muốn tăng hợp tác với ASEAN
Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam hoan nghênh các nước tham gia duy trì ổn định ở khu vực, cho rằng luật pháp quốc tế và tinh thần đối thoại cần được đề cao.
"ASEAN luôn hoan nghênh các sáng kiến, ý tưởng đóng góp vào hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo chiều nay.
Bà Hằng trả lời câu hỏi về bình luận của Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020 với phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Beigun rằng nhóm Bộ Tứ nên tăng cường hợp tác với ASEAN trong bảo vệ tự do hàng hải.
Tuyên bố này được ông Beigun đưa ra trong diễn đàn Ấn Độ - Mỹ ở Delhi hôm 12/10, theo Reuters. Bộ Tứ là nhóm gồm các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
"Bộ Tứ là quan hệ đối tác được thúc đẩy bởi lợi ích chung, không phải bởi các nghĩa vụ mang tính ràng buộc, và không phải là một nhóm đóng", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói. "Bất cứ nước nào mong muốn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như muốn có những bước đi đảm bảo điều đó, đều được chào đón hợp tác với chúng tôi".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Chinhphu.vn.
Bốn nước nói trên từng nhiều lần riêng rẽ bày tỏ quan điểm ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, tuyến hàng hải đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu.
Theo bà Hằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài và sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội của khu vực và toàn cầu, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng ASEAN và các đối tác chung tay khôi phục kinh tế, ổn định đời sống người dân, vì một châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.
"Trong quá trình này, luật pháp quốc tế và tinh thần đối thoại, hợp tác cần luôn được đề cao", bà Hằng nói.
Là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đặt nhiệm vụ chính trong năm là xây dựng ASEAN gắn kết, chủ động thích ứng. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã và đang phát huy vai trò chủ tịch của mình, đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, khẳng định vai trò trung tâm của Hiệp hội trong cấu trúc khu vực và mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN, theo người phát ngôn.
Thủ tướng Nhật sẽ thúc đẩy gì khi thăm Việt Nam? 10 Chuyên gia: ASEAN giữ được thăng bằng giữa đối đầu Mỹ - Trung Hơn 38,7 triệu người đã nhiễm nCoV toàn cầu
Trung Quốc nói Mỹ 'gây rối' ở Biển Đông Quân đội Trung Quốc nói Mỹ "bỏ qua luật pháp quốc tế" và "nhiều lần gây rối" ở Biển Đông. "Lực lượng hải quân và không quân thuộc Bộ tư lệnh Chiến khu phía Nam đã theo dõi, xác minh và xác định chiến hạm, đồng thời phát cảnh báo", phát ngôn viên Bộ tư lệnh Chiến khu phía Nam, thượng tá Li...