Đại sứ Ukraine tại VN: Người Việt tại Ukraine vẫn an toàn
Theo Đại sứ Ukraine tại Việt Nam Olexiy Shovkoplias, người Việt Nam tại Ukraine hiện vẫn an toàn và ông vẫn giữ liên lạc thường xuyên với lãnh đạo các cộng đồng người Việt, đặc biệt là ở Kharkov, thành phố có đông người Việt sinh sống nhất.
Đại sứ Ukraine tại Việt Nam Olexiy Shovkoplias
Trong cuộc họp báo tổ chức vào ngày 16/5 vừa qua tại Hà Nội nhằm thông tin về tình hình Ukraine hiện nay, Đại sứ Ukraine tại Việt Nam Olexiy Shovkoplias đã có cuộc trao đổi về tình hình người Việt Nam tại Ukraine và hoạt động hợp tác giữa hai nước kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Xin ngài có thể cho biết về tình hình cộng đồng người Việt ở Ukraine hiện nay, nhất là ở vùng miền đông?
Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, là nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất. Tôi vẫn giữ liên lạc với họ. Tôi biết nhiều người trong số họ và vẫn giữ liên lạc với các lãnh đạo các cộng đồng người Việt. Chúng tôi có thỏa thuận rằng trong tình huống khẩn cấp họ thậm chí có thể gọi cho tôi ở Việt Nam. Việt Nam cũng có những biện pháp đặc biệt để bảo hộ công dân ở Ukraine trong tình huống khẩn cấp. Bạn đừng quá lo lắng, người Việt tại Ukraine vẫn an toàn.
Ngài có thể cho biết hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Ukraine có bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine và nếu có thì ảnh hưởng đó như thế nào?
Thật đáng tiếc là hợp tác thương mại giữa hai nước đã bị sụt giảm do những gì đang diễn ra ở Ukraine. Tôi cho rằng đây là điều bình thường khi xảy ra một cuộc khủng hoảng rộng khắp như vậy. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng thương mại bị sụt giảm gần 50%. Nhưng sau cuộc bầu cử tổng thống (vào ngày 25/5 tới -pv), chúng ta vẫn có thời gian để đạt được kết quả như năm ngoái. Vì vậy, các bạn đừng nên quá lo lắng.
Video đang HOT
Vậy ngành nào bị ảnh hưởng nhất trong thời gian qua?
Tất nhiên là xuất khẩu và nhập khẩu. Các công ty xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chúng tôi xuất sang Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp, máy móc, kỹ thuật. Về phía Việt Nam, Việt Nam chủ yếu xuất sang Ukraine các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là cá.
Hiện giờ do tình hình ở Ukraine, những ngành này có bị ảnh hưởng. Nhưng như tôi đã nói, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ vượt qua khó khăn và các con số sẽ trở lại bình thường vào cuối năm nay.
Ngài có thể cho biết khi có thay đổi chính quyền ở Kiev, hoạt động của sứ quán Ukraine ở Việt Nam có thay đổi gì? Và liệu có thay đổi nào trong chính sách của Ukraine đối với Việt Nam hay không?
Nói về thay đổi tại sứ quán, thì theo quy định, nếu có sự thay đổi ở vị trí Tổng thống, thì đại sứ cũng sẽ thay đổi. Đây là thông lệ bình thường khắp thế giới. Vào ngày 21/3 chúng tôi đã quyết định ký Hiệp định liên kết chính trị giữa Ukraine và Liên minh châu Âu. Điều này có nghĩa là sau khi tiến hành bầu cử, trách nhiệm về chính trị của chúng tôi được thực hiện theo Liên minh châu Âu. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi quên đi những trách nhiệm đã ký kết của chúng tôi với Việt Nam. Dĩ nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã ảnh hưởng tới khối lượng thương mại giữa hai nước chúng ta. Nhưng Việt Nam luôn là quan tâm lớn của Ukraine. Chúng tôi không bao giờ có thể nghi ngờ vào điều này.
Ukraine gặp những khó khăn gì khi tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25/5 tới?
Chúng tôi gặp khó khăn ở những vùng như Donestk và Luhansk, nơi có sự hiện diện của các tay súng. Mặc dù tổ chức bầu cử ở một số vùng miền nam rất nguy hiểm nhưng theo quy định của hiến pháp, thì cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vẫn được tiến hành, thậm chí là khi bầu cử không thể tiến hành một số vùng ở miền nam. Song chúng tôi vẫn còn thời gian để bình thường hóa tình hình. Cụ thể hiện chúng tôi đang tiến hành đàm phán với những người biểu tình. Tôi chắc chắn cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 25/5 và sau đó vào ngày 15/6 chúng tôi sẽ có một tổng thống được bầu mới.
Ngày 12/5 vừa qua, Ủy ban bầu cử tự xưng của những người biểu tình ủng hộ thân Nga tại miền đông Ukraine cho hay đa số cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý ở Donetsk và Lugansk, đã bỏ phiếu đồng ý tách khỏi Ukraine. Lãnh đạo “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Lugansk” ngay sau đó đồng loạt tuyên bố chủ quyền và độc lập khỏi Ukraine. Tuy nhiên chính quyền Kiev, Mỹ cũng như Liên minh châu Âu đều không công nhận các cuộc trưng cầu dân ý trên.
Vũ Quý
Theo Dantri
Nga Trung ký kết 30 hiệp định trong chuyến thăm của ông Putin
Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov ngày 16-5 cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 20 và 21-5, ông Putin có thể sẽ ký kết đến 30 hiệp định với Trung Quốc- con số được cho là nhiều kỷ lục từ trước đến nay.
Ông Ushakov khẳng định: "Gói văn kiện gồm 43 loại giấy tờ hiện đang trong tay chúng tôi... Có lẽ, khoảng 30 văn bản trong số đó được ký kết".
Trong gói văn kiện này có các hiệp định song phương, liên chính phủ, liên ngành và các hiệp định liên quan đến doanh nghiệp. Một vài văn kiện trong số này sẽ được ký kết ngay sau khi ông Putin gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, số còn lại sẽ được ký khi hai nhà lãnh đạo gặp gỡ các doanh nghiệp Nga - Trung.
Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov. Ảnh: RIA Novosti
Chuyến thăm Trung Quốc chính thức của ông Putin trùng thời điểm với một phiên họp của Hội nghị Cấp cao Diễn đàn về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố niềm tin ở Châu Á (CICA). Theo dự kiến, ông Putin sẽ gặp Tổng thống Mông Cổ, Thủ tướng Iraq và Tổng thống Iran. CICA gồm 24 thành viên cùng 9 nước và 4 tổ chức quốc tế giữ vai trò quan sát viên. Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này diễn ra 4 năm một lần.
Ngoài ra, ông Yuri Ushakov cũng cho biết kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc có thể đạt mốc 100 tỉ USD vào cuối năm nay. Ông nhận định: "Triển vọng cho năm nay là rất sáng sủa, nhìn vào tốc độ tăng trưởng thương mại trong Quý 1 năm nay, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa hai nước có thể đạt mốc 100 tỉ USD vào cuối năm". Vị Trợ lý Tổng thống này cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn là một đối tác thương mại hàng đầu của Nga với kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt 68.8 tỉ USD.
Theo các số liệu mới được Tổng cục hải quan Trung Quốc công bố hồi đầu tháng 5, kim ngạch thương mại Nga - Trung trong quý 1 năm nay đạt 29.05 tỉ USD, tăng 3.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Nga - ông Li Hui - cũng đã ca ngợi mối quan hệ hợp tác song phương Nga - Trung.
Trong nỗ lực nhằm củng cố quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ ký kết rất nhiều hiệp định song phương trong số 30 văn kiện đã được chuẩn bị, trong đó có những thỏa thuận liên quan đến việc Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc.
Ông Putin dự kiến sẽ ký với Trung Quốc rất nhiều Hiệp định thương mại song phương. Ảnh: RIA Novosti
Ngoài ra, hãng Itar-Tass ngày 16-5 dẫn lời ông Ushakov cho biết Tổng thống Putin sẽ cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung tại biển Hoa Đông, kéo dài từ ngày 20 đến 26-5.
Lần xuất hiện hiếm hoi giữa hai nhà lãnh đạo trong một cuộc tập trận chung sẽ là cơ hội cho Nga thể hiện các mối quan hệ tại châu Á trước vòng vây trừng phạt của Mỹ và các nước châu Âu. Trong khi đó, Trung Quốc có thể "dằn mặt" Mỹ và Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cuộc tập trận trên sẽ được tiến hành ở cửa sông Trường Giang và vùng biển phía Bắc biển Hoa Đông. Buổi lễ khai mạc dự kiến diễn ra gần thành phố Thượng Hải.
Theo NLĐ
Chính thức ký hiệp định về hạt nhân Việt Nam-Hoa Kỳ Ngày 6/5/2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã ký chính thức Hiệp định hợp tác giữa hai quốc gia về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123). Hiệp định 123 là cơ sở để Việt Nam tiếp cận công nghệ...