Đại sứ Trương Triều Dương: Philippines là đối tác tiềm năng
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương cho rằng Philippines là đối tác tiềm năng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh thu hút đầu tư với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập ASEAN 2015.
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương.
Nhân sự kiện thành lập Hội hữu nghị Philippines-Việt Nam ở thủ đô Manila, Philippines, vào ngày 29/7 vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dân Trí về hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Philippines kể từ khi Hiệp định thương mại được ký kết vào năm 1987 giữa hai nước.
Năm 1987, Việt Nam và Philippines đã ký Hiệp định thương mại, xin Đại sứ cho biết Hiệp định đã thực hiện từ đó đến nay như thế nào và hợp tác thương mại giữa hai nước có những bước phát triển mới gì?
Việt Nam và Phlippines thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 và đến năm 1987, hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương, tạo tiền đề cho việc thuận lợi hóa quan hệ giao thương giữa hai bên.
Tuy nhiên, phải đến khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 và gia nhập Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1996 thì quan hệ thương mại hai nước mới thực sự có được hành lang pháp lý thuận lợi nhất để phát triển như ngày hôm nay.
Trong hơn mười năm gần đây, tổng kim ngạch thương mại song phương đã tăng hơn 6 lần từ 416 triệu USD năm 2002 lên 2,6 tỉ USD năm 2013, trong đó xuất khẩu đạt gần 1,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 900 triệu USD. Điều đặc biệt là gần đây, Việt Nam luôn duy trì xuất siêu sang thị trường với giá trị gần 800 triệu USD tương đương 78% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Philippines.
Trong khuôn khổ chuyến tham dự WEF Đông Á và thăm làm việc Philippines của Thủ tướng Tấn Dũng vào cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Aquino. Xin Đại sứ cho biết vấn đề hợp tác thương mại nào giữa hai nước được hai nhà lãnh đạo tập trung quan tâm phát triển?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Aquino đã nhất trí tập trung nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 3 tỉ USD trước năm 2016. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cùng khẳng định hai nước cần tăng cường trao đổi các dự án đầu tư, đẩy mạnh du lịch và hợp tác giáo dục. Phía Việt Nam cũng hứa sẽ bảo đảm xuất khẩu gạo cho Phlippinescho đến khi bạn có thể tự túc an ninh lương thực.
Video đang HOT
Được biết Việt Nam xuất khẩu một số lượng lớn gạo sang Philippines. Xin Đại sứ cho biết rõ hơn về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines.
Gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và Phlippinescho là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho mặt hàng gạo của Việt Nam, đặc biệt là thị trường xuất khẩu tập trung theo hợp đồng giữa các Chính phủ.
Cũng theo Đại sứ Trương Triều Dương, năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Phlippines đạt 952,9 triệu USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2012. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Phlippines bao gồm máy tính linh, kiện điện tử, máy móc thiết bị, phân bón, kim loại thường khác…
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường giảm mạnh tới hơn 50% so với năm 2012 do Philippines giảm mạnh đơn hàng nhập khẩu theo hình thức đấu thầu tập trung nhằm hướng tới mục tiêu tự túc lương thực trong năm 2013.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão Hải Yến năm 2013, Philippines đã thực hiện trở lại việc nhập khẩu gạo theo hình thức tập trung và Việt Nam đã tham gia và trúng thầu cung cấp 500.000 tấn vào tháng 11/2013 và 800.000 tấn vào tháng 4/2014.
Tháng 1/2014, Nghị định thư gia hạn Bản thỏa thuận thương mại gạo Việt Nam- Philippines đã được ký giữa hai bên để áp dụng tiếp cho giai đoạn 2014-2016. Việc tiếp tục gia hạn thực hiện Bản thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Philippines trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới.
Ngoài xuất khẩu gạo, Việt Nam còn xuất khẩu những sản phẩm chủ yếu nào khác sang Philippines, thưa Đại sứ?
Trong năm 2013, ba mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines cho vẫn là gạo (chiếm tỷ trọng hơn 13%), máy móc thiết bị (chiếm tỷ trọng hơn 11%) và sắt thép các loại (chiếm tỷ trọng gần 11%), đều đạt kim ngạch trên 180 triệu USD.
Theo những dự đoán gần đây, kinh tế Philippines được đánh giá rất khả quan. Cụ thể trong báo cáo của Moody’s, họ dự đoán năm nay tăng trưởng kinh tế của Philippines sẽ dẫn đầu châu Á (dự kiến đạt từ 5,3-5,6%, mặc dù thấp hơn năm ngoái) và theo dự đoán của ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty thông tin toàn cầu HIS, thì tới năm 2030, Philippines sẽ là “con hổ” châu Á, với nền kinh tế nghìn tỷ USD. Theo Đại sứ thì cần làm gì thêm nữa để Việt Nam- Philippines có thể tận dụng lợi thế của mỗi nước để củng cố hơn nữa hợp tác thương mại giữa hai nước?
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống còn 5.7% so với mức 6.3% cùng kỳ năm 2013 do ảnh hưởng của bão Hải Yến và chính sách tiền tệ của Mỹ và châu Âu. Tỉ giá Pê-sô giảm 0.1%, chứng khoán giảm 1.6%.
Hiện nay Philippines đang tích cực củng cố nền kinh tế để tăng cường thu hút đầu tư. Trong bối cảnh hội nhập ASEAN 2015, với dân số lớn, kinh tế vững mạnh, Philippines sẽ là đối tác tiềm năng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh thu hút đầu tư với ta. Do đó, để tăng cường hợp tác thương mại giữa hai nước và thúc đẩy thu hút đầu tư với Philippines, ta cần:
- Tăng cường trao đổi, tiếp xúc các đoàn công tác các cấp giữa chính phủ hai nước nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, trao đổi thông tin, và phối hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến kinh tế, thương mại giữa hai nước;
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức các hội thảo giao thương giữa doanh nghiệp hai nước, trao đổi các đoàn doanh nghiệp tham dự các hội chợ, triển lãm tại mỗi nước;
- Mở rộng các lĩnh vực hợp tác như giáo dục và du lịch. Philippines là nước sử dụng tiếng Anh rộng rãi, chi phí giáo dục rẻ so với các nước khác trong ASEAN. Do đó, ta có thể cử sinh viên Việt Nam sang học hoặc thuê giáo viên Philippines sang Việt Nam giảng dạy để tăng cường khả năng tiếng Anh của lao động Việt Nam. Với dân số gần 100 triệu người, đường bay thẳng từ Manila tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được thiết lập, Philippines cũng là một thị trường thu hút du lịch tiềm năng của ta.
Xin cảm ơn Đại sứ!
Thùy Trang
Theo Dantri
Chuyên gia lịch sử quân sự Pháp phân tích Hiệp định Geneva
"Việt Nam đã áp dụng khéo léo chiến lược kết hợp chính trị - ngoại giao và quân sự để đạt đến thành công là ký kết Hiệp định Geneva".
Nhận định trên là của chuyên gia lịch sử quân sự Pháp Pierre Journoud - một trong những chuyên gia hàng đầu tại Pháp về Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng - khi trả lời phỏng vấn phỏng vấn phóng viên Đài TNVN thường trú tại Pháp. Chuyên gia này cũng phản bác luận điệu được đưa ra tại châu Âu nhiều năm qua, cho rằng phía chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cản trở việc thực hiện Hiệp định.
Chuyên gia về lịch sử quân sự Pierre Journoud
Theo chuyên gia lịch sử quân sự Pháp Pierre Journoud, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, phân chia phe phái, phía Việt Nam, với vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã áp dụng khéo léo chiến lược kết hợp thắng lợi trên trận địa để tạo thế thắng trên bàn đàm phán. Theo ông Pierre Journoud, trận Điện Biên Phủ được cả hai phía Pháp và Việt Nam xác định là trận dồn lực cuối cùng để đạt lợi thế và đi đến thương lượng, bởi đàm phán ngoại giao là điều mà cả Pháp và Việt Nam đều mong muốn vào lúc đó.
"Sau trận Cao Bằng năm 1950, đội ngũ quân đội và trí thức Pháp đã nghi ngờ khả năng chiến thắng của quân Pháp trước quân đội Việt Minh chiến đấu kiên cường. Thêm gánh nặng tài chính và thái độ phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp nên phía Pháp cũng mong đàm phán ngoại giao.
Về phía Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Expressen của Thụy Điển dù kiên định cuộc đấu tranh của Việt Nam đến cùng nhưng cũng đã bỏ ngỏ khả năng thương lượng hòa bình. Đến khi trận Điện Biên Phủ diễn ra, quân đội nhân dân Việt Nam giành chiến thắng vang dội, ngay ngày hôm sau, cuộc đàm phán mở ra tại Geneva, tạo một lợi thế mạnh mẽ cho đoàn đàm phán Việt Nam.
Thực sự Việt Nam đã áp dụng khéo léo chiến lược kết hợp mặt trận ngoại giao - chính trị và quân sự. Chiến thắng trên trận địa đã khiến Việt Nam giành lợi thế trên bàn đàm phán ngoại giao. Chiến lược này xuyên suốt và được Việt Nam áp dụng nhiều lần, như trong trận tổng tiến công Mậu Thân 1968 cũng vậy", chuyên gia lịch sử quân sự Pháp Pierre Journoud nói.
Bước vào cuộc đàm phán, trong bối cảnh tình hình quan hệ quốc tế phức tạp, chia phe, theo chuyên gia Pierre Journoud, đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khéo léo để giữ vững những lợi ích cho dân tộc mình mà không chịu sức ép chi phối từ bên ngoài. Kết quả cuối cùng, Việt Nam đã đạt được điều khoản đấu tranh kiên định là giành độc lập tự chủ cho toàn Đông Dương, bao gồm Lào và Campuchia. Việc chấp nhận chia cắt đất nước theo vĩ tuyến 17, theo nhà sử học Pierre Journoud, cũng đã là một thắng lợi bước đầu mà Việt Nam đạt được.
Nhìn lại việc thực hiện Hiệp định Geneva, chuyên gia lịch sử quân sự Pierre Journoud bác bỏ luận điệu lâu nay ở phương Tây cho rằng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc đã không tôn trọng và thực hiện các điều khoản của Hiệp định Geneva.
Chuyên gia Pierre Journoud cho rằng: "Nhiều điểm của Hiệp định Geneva đã không được tôn trọng và thực hiện. Các tài liệu mà tôi tra cứu cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã yêu cầu tôn trọng và thực hiện nghiêm túc Hiệp định. Theo tôi, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam là những bên cản trở chính việc thực thi Hiệp định. Và dĩ nhiên, sẽ đến lúc một bên không thể đơn phương thực hiện, trong khi các bên khác phá vỡ Hiệp định đã ký. Đặc biệt, quan điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về khía cạnh pháp lý rất mạnh, bám sát các điều khoản của Hiệp định Paris cũng như cam kết thực hiện mạnh mẽ".
Cũng theo chuyên gia lịch sử quân sự Pierre Journoud, ở vào thời điểm đó, Thủ tướng Pháp Pierre Mendes France đã phải gánh chịu nhiều chỉ trích cho rằng chính phủ của ông đã nhượng bộ nước Mỹ quá nhiều và góp phần tiếp tay cho Mỹ tiến hành một cuộc chiến còn thảm khốc hơn ở Việt Nam. Ngay tháng 6/1954, tức là vài tuần sau thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ, Thủ tướng Pháp đã công nhận quyền lãnh đạo của Mỹ tại Đông Dương. Theo chuyên gia Pierre Journoud, phải 10 năm sau đó, năm 1964, nước Pháp mới lấy lại được vị thế và quan điểm độc lập của mình.
Về tác động của Hiệp định Geneve, chuyên gia Pierre Journoud nhấn mạnh: "Hiệp định Geneva và đặc biệt là trận đánh Điện Biên Phủ là chiến thắng của một đội quân, một dân tộc Việt Nam trước quân đội của một nước châu Âu thực dân được trang bị tối tân. Hiệp định Geneva đã tạo đà cho Hội nghị Bangdung 1955 tại Indonesia, nơi lần đầu tiên các quốc gia thực dân và thuộc địa cùng gặp nhau trong một hội nghị lớn. Lần đầu tiên ra đời Phong trào Không liên kết, biểu tượng quan trọng cho việc các quốc gia dù nhỏ cũng giành được quyền định đoạt vận mệnh quốc gia mình, tìm được tiếng nói và con đường đi riêng cho mình".
Cũng theo chuyên gia Journoud, chiến thắng của Việt Nam tại Điện Biên Phủ và việc ký Hiệp định Geneva có ý nghĩa biểu tượng cao, khích lệ các dân tộc khác trong cuộc đấu tranh đòi độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình./.
Theo VOV
Đại diện của Tổng thống Obama thăm làm việc tại Việt Nam Sáng ngày 14/7/2014 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Đại diện của Tổng thống Hoa Kỳ Evan Medeiros đang thăm làm việc tại Việt Nam. Đại diện của Tổng thống Hoa Kỳ Evan Medeiros Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của ông...