Đại sứ Thụy Điển tập yoga ở bờ sông Bình Nhưỡng
Đại sứ Thụy Điển tại Triều Tiên Bergstrom đi chân trần tập yoga ở Bình Nhưỡng, giữa bối cảnh Triều Tiên áp đặt hạn chế ngăn Covid-19 lây lan.
Joachim Bergstrom, người nhậm chức đại sứ Thụy Điển tại Bình Nhưỡng từ tháng 9/2019, là một trong số ít các nhà ngoại giao phương Tây chưa rời Triều Tiên do các hạn chế ngăn Covid-19. Ông chọn cách tập luyện yoga để giữ sức khỏe và thư giãn.
Ngoài việc tập luyện, đại sứ Bergstrom thi thoảng mở lớp dạy yoga cho một số nhà ngoại giao và nhân viên cứu trợ quốc tế ở Bình Nhưỡng. Ông cũng hay đạp xe và tập yoga trong công viên hoặc các điểm công cộng khác, thu hút những nụ cười và ánh nhìn tò mò của người dân.
Đại sứ Thụy Điển tại Triều Tiên Joachim Bergstrom tập yoga cạnh sông Taedong ở Bình Nhưỡng hồi đầu tháng này. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Đại sứ Thụy Điển cho biết người dân Bình Nhưỡng tuy tò mò nhưng rất thân thiện. “Một số người có vẻ hoang mang khi tôi thực hiện động tác lộn ngược đầu. Chúng tôi giao tiếp bằng những nụ cười hoặc nói về việc tập yoga của tôi. Đó là một trải nghiệm rất bổ ích”, ông cho hay.
Ông đã đăng những bức ảnh thực hiện động tác yoga ấn tượng lên mạng xã hội tại một số địa danh nổi tiếng của Bình Nhưỡng, gồm Tháp Juche, Khách sạn Ryugyong và Khải Hoàn Môn.
Yoga có thể là thú giải khuây cho đại sứ Bergstrom vào thời điểm Bình Nhưỡng thực thi các biện pháp nghiêm ngặt ngăn Covid-19. “Dù có điều gì xảy ra xung quanh, tôi vẫn có thể làm việc của mình”, ông cho hay.
Sau khi Covid-19 lây lan ở nước láng giềng Trung Quốc hồi tháng 1, Triều Tiên nhanh chóng đóng biên, hủy hầu hết các chuyến bay và dịch vụ tàu, cách ly người đến từ nước ngoài hơn một tháng. Triều Tiên đến nay chưa báo cáo ca nhiễm nCoV nào, dù đại dịch đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 15,4 triệu người nhiễm và hơn 630.000 người tử vong.
Các nhà ngoại giao nước ngoài tại Bình Nhưỡng được phép ra khỏi nơi làm việc và cư trú từ đầu tháng 3, nhưng vẫn phải đối mặt với hạn chế đi lại và di chuyển quanh thành phố.
Quốc hội Mỹ cảnh báo uy lực tên lửa Triều Tiên
Cơ quan Khảo cứu Quốc hội Mỹ cho rằng các mẫu tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên có thể xuyên thủng nhiều lá chắn phòng thủ.
"Các bước tiến gần đây trong chương trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo Triều Tiên dường như nhằm phát triển năng lực đánh bại hoặc giảm hiệu quả của những lá chắn phòng thủ triển khai trong khu vực như Patriot, Aegis và Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)", Cơ quan Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết trong báo cáo công bố hồi tuần trước.
CRS, cơ quan chuyên tiến hành các nghiên cứu chính sách công cho quốc hội Mỹ, cho rằng loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng gần đây không chỉ đưa ra các thông điệp chính trị đơn thuần, mà có thể là nỗ lực cải thiện độ tin cậy, hiệu quả và khả năng sống sót của lực lượng tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng thử hồi tháng 11/2019. Ảnh: KCNA.
"Triều Tiên cũng đạt bước tiến trong dự án tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, dường như để đối phó hệ thống THAAD trên đất liền bằng cách tung đòn tấn công từ ngoài tầm theo dõi của nó. Tuy nhiên, hệ thống chiến đấu Aegis nhiều khả năng vẫn bám bắt được các đầu đạn này", báo cáo có đoạn viết.
CRS tập trung vào ba hệ thống tên lửa chiến thuật với tên mã KN-23, KN-24 và KN-25 được Triều Tiên thử nghiệm trong giai đoạn 2019-2020. Cả ba mẫu tên lửa đều có nhiều đặc điểm tương đồng, từng gây nhầm lẫn rằng chúng là một loại vũ khí.
Các tên lửa này đều đặt trên khung gầm di động, tăng khả năng ẩn mình trước và sau khi phóng, hạn chế thiệt hại bởi đòn tập kích của đối phương. Chúng có đường bay phức tạp, gây khó khăn cho những hệ thống phòng không, nhưng tầm bắn khá hạn chế. Phiên bản KN-23 có tầm bắn lớn nhất là gần 700 km.
"KN-23 cho thấy bước tiến đáng kể nhất của Triều Tiên trong vũ khí chiến thuật. Một quả đạn từng thể hiện động tác kéo cao, thay đổi đường bay để đánh lừa tên lửa phòng không. Mẫu KN-24 sở hữu khả năng cơ động trong khi bay và trang bị hệ thống dẫn đường cho phép tung đòn đánh với độ chính xác cao, cùng khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân", CRS cho hay.
Trong khi đó, KN-25 là "sự kết hợp giữa tên lửa và pháo phản lực" với hệ thống điện tử tiên tiến, dẫn đường bằng định vị vệ tinh và có cấu trúc khí động học, tương tự hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật HIMARS của lục quân Mỹ. "Quân đội Triều Tiên có thể phóng đạn theo loạt lớn để gây quá tải lưới phòng không đối phương", báo cáo có đoạn.
Triều Tiên nối lại hoạt động phóng thử tên lửa từ tháng 5/2019, chấm dứt 18 tháng không thử vũ khí và cho thấy sự mất kiên nhẫn của Bình Nhưỡng khi đàm phán với Washington rơi vào bế tắc.
Nước này đã thử 5 loại vũ khí mới trong năm 2019 gồm pháo phản lực siêu lớn, rocket dẫn đường thế hệ mới, tên lửa đạn đạo tầm ngắn tương tự dòng Iskander Nga, tên lửa đạn đạo chiến thuật giống mẫu ATACMS của lục quân Mỹ và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-3.
Ông Kim Jong-un họp quan chức quân sự để 'củng cố biện pháp răn đe chiến tranh' Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dẫn đầu cuộc họp các quan chức quân sự, thảo luận về việc "củng cố thêm biện pháp răn đe chiến tranh của đất nước". Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dẫn đầu cuộc họp các quan chức quân sự, thảo luận về việc "củng...