Đại sứ Thụy Điển: Hai yếu tố quan trọng nhất trong xã hội là sự cởi mở và tính minh bạch
“Công nghệ số cho những điều tốt đẹp” là chủ đề của Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 (VIF 19) diễn ra trong 2 ngày 20 – 21/3 tại bảo tàng Hà Nội. Sự kiện được Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp tổ chức cùng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Đây là lần thứ hai VIF 19 được tổ chức tại Việt Nam kể từ năm 2017. VIF 19 là một trong những sự kiện quan trọng nhân kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Thụy Điển và Việt Nam (1969 – 2019).
Diễn đàn VIF 19 năm nay đề cập đến các chủ đề như: Chính phủ điện tử vì những điều tốt đẹp, thành phố thông minh, kết nối và bền vững, công dân sử dụng công nghệ một cách ăn toàn và trách nhiệm công nghệ – đổi thay thúc đẩy tác động xã hội qua công nghệ mới…
Phát biểu khai mạc sự kiện, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg chia sẻ, hai yếu tố quan trọng nhất trong xã hội Thụy Điển là sự cởi mở và tính minh bạch. Ngày nay, 94% người Thụy Điển sử dụng Internet với tốc độ kết nối nhanh nhất thế giới.
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg tại sự kiện.
“Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ và internet đã giúp Thụy Điển thúc đẩy văn hóa cởi mở, tiếp cận thông tin, đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Từ đó, tạo ra những phát minh, sự tăng trưởng và thịnh vượng cho đất nước Thụy Điển như ngày hôm nay. Đó cũng là lý do khiến Thụy Điển được coi là một trong những quốc gia sáng tạo nhất trên thế giới. Một xã hội thông minh chỉ có thể đạt được khi có những công dân thông minh và am hiểu công nghệ”, ông Pereric Hogberg khẳng định.
Theo ông Pereric Hogberg, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh chóng, số người sử dụng Internet cũng rất đông đảo. Chính vì thế, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được thành tựu tương tự như Thụy Điển.
Cũng tại sự kiện, quyền đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam Caitlin Wiesen cho biết, các doanh nghiệp trẻ khối kỹ thuật nói chung và UNDP nói riêng đang nỗ lực tìm kiếm những cách tiếp cận mới và giải pháp đột phá nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, giảm nghèo và bất bình đẳng.
Video đang HOT
“Trên khắp thế giới, chính những thanh niên mong muốn đổi mới sáng tạo là những người đã ứng dụng công nghệ mới và mạng Internet trong xây dựng xã hội. Kết nối thanh niên đổi mới sáng tạo là chìa khóa giúp chúng ta đạt được Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030″, bà Caitlin Wiesen nói.
Đồng quan điểm với bà Caitlin Wiesen, ông Micheal Croft, Đại diện UNESCO tại Vietnam cho biết, đây là môt cách tuyệt vời để các bên tham gia có thể chứng kiến cuộc cách mạng công nghệ số đang diễn ra tại Việt Nam, cũng như các cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này đem lại.
Theo ông ông Micheal Croft, tiến trình đối thoại này giúp ích cho công việc và cách tiếp cận của UNESCO về vấn đề truyền thông và thông tin ở Việt Nam, đảm bảo rằng công việc mà UNESCO đang làm phù hợp với bối cảnh của Việt Nam cũng như kì vọng vào sức sáng tạo của giới trẻ.
Các đại biểu tham gia sự kiện.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng thư kí Hiệp hội Internet Việt Nam nhận xét, bước sang năm thứ 22, bên cạnh sự phát triển đáng ghi nhận về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ phục vụ các nhu cầu kết nối cơ bản cho một thị trường quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người và tỉ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 60%, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong việc nhận diện và hài hòa một số vấn đề xã hội và pháp lý phát sinh từ các dịch vụ công nghệ mới trên nền tảng Internet.
“Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 tiếp tục là một cơ hội tốt để chúng ta có được một cách nhìn đa chiều, trên mọi góc độ trong một môi trường cởi mở để cùng hướng tới mục tiêu thiết lập một cuộc sống số, một xã hội tốt đẹp hơn”, ông Bình nhấn mạnh.
Trong 2 ngày diễn ra VIF 19, công chúng Việt Nam được tiếp cận với nhiều hoạt động đáng chú ý như: Diễn đàn thanh niên quản trị Internet (YIGF Vietnam) nhằm mục đích nâng cao nhận thức của giới trẻ về quản trị internet, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ tham gia tích cực hơn vào quá trình thảo luận về chính sách.
Bên cạnh đó là buổi công bô và trao giải Cuôc thi toàn quôc “Sáng tạo vì mục tiêu phát triển”. Theo ban tổ chức, ba bài dự thi xuât sắc nhât của cuộc thi sẽ được mời trình bày tại Lễ công bố trong khuôn khổ VIF19. Giải Nhât là chuyên đi Thụy Điên trong vòng môt tuân đê khám phá những sáng tạo của nước này đã làm thay đôi thê giới.
Theo Thegioi&VietNam
Làm thế nào để trở thành một công dân số có trách nhiệm?!
Em Nguyễn Đức Ân (12 tuổi) chia sẻ: "Điều mà em thích nhất trong buổi Hội thảo chính là nội dung về sự nhiễu loạn thông tin trên Internet. Em sợ! Em nhận ra rằng có rất nhiều nguồn tin trên mạng, và sợ sẽ chia sẻ những thông tin sai, không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến bạn bè và những người xung quanh. Để khắc phục được những rủi ro từ tin giả, em sẽ hỏi cô giáo hay hỏi ông của em về những thông tin mà em thấy ở trên mạng".
Đó là một trong những nội dung thú vị mà anh Andreas Mattsson, Giám đốc Chương trình Trường Báo chí, Đại học Lund Thuỵ Điển và hơn 200 bạn học sinh đến từ các trường Trung học cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội cùng tìm hiểu tại buổi hội thảo với chủ đề "Công dân số có trách nhiệm - Giả mạo Sự thật - Đánh giá thông tin trong lớp học".
Đây là hội thảo do Đại sứ quán Thuỵ Điển, Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) và Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (VIGEF) phối hợp tổ chức tập huấn cho học sinh và giáo viên những kỹ năng của một công dân số có trách nhiệm.
Các em học sinh tai hội thảo
Bà Victoria Rhodin Sandstrom, Phó đại sứ, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt nhấn mạnh: "Sử dụng Internet mở ra cho chúng ta vô vàn những cơ hội khi tiếp cận các nguồn tin đa dạng. Tuy nhiên, ở Thụy Điển và ở các quốc gia khác trên toàn thế giới, chúng ta cần trang bị cho trẻ em và thanh thiếu niên các công cụ cần thiết để có thể phân biệt được những nguồn thông tin đáng tin cậy với các nguồn tin giả.
Chúng ta cần khuyến khích các em học cách đặt câu hỏi và phát triển tư duy phản biện đối với những thông tin mà các em tiếp nhận. Tôi hy vọng rằng các em học sinh, thông qua buổi hội thảo tập huấn ngày hôm nay, sẽ được trang bị tốt và sẵn sàng tiếp nhận vô vàn những cơ hội mà Internet mang lại. Bởi vì, điều quan trọng là không được "ngây thơ" khi sử dụng Internet. Tôi tin rằng niềm tin và trí tò mò cùng với tư duy phản biện chính là những yếu tố thúc đẩy sự đổi mới và phát triển xã hội".
Thông tin trên mạng rất đa dạng, là các công dân số, các em cần có kiến thức và kỹ năng để phân biệt đánh giá nguồn thông tin, tư duy logic để có các quyết định phù hợp
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD chia sẻ: "Trẻ em khi bắt đầu sử dụng internet là đã bắt đầu trở thành một công dân số thực thụ, tiếp cận với cả lợi ích và rủi ro trên mạng như bất kỳ một công dân nào. Thông tin trên mạng rất đa dạng, là các công dân số, các em cần có kiến thức và kỹ năng để phân biệt đánh giá nguồn thông tin, tư duy logic để có các quyết định phù hợp. MSD cam kết trong việc thúc đẩy kỹ năng số cho thanh thiếu nhi để các em có thể sử dụng internet an toàn, thông minh, tạo các dấu ấn riêng trên mạng, và có trách nhiệm truyền đi những thông điệp tích cực".
Nhờ có Internet, thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng và truyền thông xã hội ngày càng trở thành một nguồn tin quan trọng hỗ trợ đắc lực cho việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin đối với những người trẻ. Việc hiểu về các nguồn tin và kỹ năng phân biệt nguồn tin thật - tin giả vì thế ngày càng trở nên quan trọng hơn. Và để làm được điều đó yêu cầu một người cần có khiến thức và các công cụ cần kiểm chứng thông tin phù hợp.
Tại Hội thảo, các bạn học sinh và giáo viên có cơ hội tìm hiểu về Internet với các đặc tính đầy đủ của nó; sự hỗn loạn thông tin trên Internet và yêu cầu cần có kỹ năng và tư duy phản biện để phân biệt tin giả - tin thật; hay thế nào Quan hệ công chúng - Tuyên truyền;...
Em Nguyễn Đức Ân (12 tuổi) chia sẻ: "Điều mà em thích nhất trong buổi Hội thảo chính là nội dung về sự hỗn loạn thông tin trên Internet. Em sợ! Em nhận ra rằng có rất nhiều nguồn tin trên mạng, và sợ sẽ chia sẻ những thông tin sai, không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến bạn bè và những người xung quanh. Để khắc phục được những rủi ro từ tin giả, em sẽ hỏi cô giáo hay hỏi ông của em về những thông tin mà em thấy ở trên mạng".
Chị Phạm Thị Thu, giáo viên tại một trường Trung học cơ sở ở Đà Nẵng cho biết: "Việc dạy về những đặc tính của Internet cũng như những rủi ro khi sử dụng Internet cũng đã được lồng ghép vào các nội dung giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, phần nội dung về tin giả - tin thật chưa thực sự được đào sâu. Các bài giảng chỉ mới tập trung vào việc giúp các em xác định các nguồn tin chính thống.
Hiện tại, giáo viên giảng dạy về chủ đề này của nhà trường vẫn còn hạn chế với số lượng 1-2 giáo viên, do đó rất khó phân bổ các tiết học". Chị Thu cũng nói thêm rằng, sau buổi hội thảo hôm nay, các giáo viên được tập huấn cũng sẽ tập huấn lại cho các giáo viên khác trong trường và xây dựng các chương trình cụ thể để giảng dạy các nội dung về an toàn khi dụng Internet cho các lớp học.
Xuân Thanh
Theo phapluatxahoi
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2019: Ấn tượng đẹp và sâu sắc trong lòng những người làm báo Chiều nay (17/3), Hội Báo toàn quốc 2019 đã bế mạc tại Bảo tàng Hà Nội sau 3 ngày diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Đến dự Lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc 2019 có Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cùng đại diện lãnh đạo các bộ,...