Đại sứ quán Úc “do thám khắp châu Á”?
Tờ Sydney Morning Herald ngày 31/10 đưa tin, các sứ quán Úc đã được bí mật dùng để nghe lén điện thoại và lọc dữ liệu tại khắp châu Á, gồm cả Jakarta, Bangkok, Bắc Kinh, Hà Nội, như một phần của hệ thống do thám của Mỹ.
Biểu tình phản đối hoạt động do thám của NSA tại Washington.
Tờ Sydney Morning Herald dẫn nguồn của một quan chức tình báo Úc và Edward Snowden cho hay, Cơ quan Tình báo Chính phủ Úc (Defence Signals Directorate) đã bí mật thực hiện việc do thám tại các đại sứ quán mà hầu hết giới ngoại giao Úc không hay biết.
Fairfax Media, công ty truyền thông lớn tại Úc, nói rằng việc thu thập thông tin tình báo diễn tại các đại sứ quán Úc ở Jakarta, Bangkok, Hà Nội, Bắc Kinh, Dili (Đông Timor), và Cao ủy của Úc tại Kuala Lumpur và Port Moresby…
Trong khi đó Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc từ chối bình luận về vụ việc được tiết lộ này.
Còn ông Des Ball, một chuyên gia tình báo cho hay Cơ quan Tình báo Chính phủ Úc đã hợp tác với Hoa Kỳ từ lâu để theo dõi khu vực châu Á Thái Bình Dương. “Biết láng giềng của mình thực sự nghĩ gì là quan trọng cho tất cả các kiểu đàm phán ngoại giao và mậu dịch”, Giáo sư Ball nói với Fairfax Media.
Video đang HOT
Tài liệu mật của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) do Edward Snowden tiết lộ và được tạp chí Der Spiegel của Đức đăng tải cho thấy có một chương trình do thám tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ cũng như các cơ quan ngoại giao của nhóm “Năm cặp mắt” đối tác tình báo trong đó có Úc, Anh và Canada.
Được gọi dưới mật mã STATEROOM, chương trình này gồm hoạt động nghe lén điện thoại và đọc dữ liệu lưu chuyển bằng internet.
Tài liệu này nói rõ rằng Cơ quan Tình báo Chính phủ Úc thực hiện hoạt động do thám tại cá cơ sở ngoại giao của Úc.
Tài liệu cũng nhấn mạnh các cơ sở do thám này “nhỏ về quy mô và số lượng nhân viên”. “Hoạt động này là bí mật, và sứ mệnh thực sự của các hoạt động này không được đa phần nhân viên ngoại giao làm việc tại các cơ sở đó biết”.
Tài liệu của NSA cũng cho hay các cơ sở do thám này được che giấu rất kỹ. “Ví dụ ăng-ten đôi khi được giấu trong những chỗ lỗi về kiến trúc hoặc trong kho chứa đồ trên mái”.
Tài liệu bị rò rỉ của NSA không nói rõ vị trí chính xác của các cơ sở của Cơ quan Tình báo Chính phủ Úc ở nước ngoài. Tuy nhiên, một cựu quan chức tình báo quân sự Úc cho biết với Fairfax Media rằng Cơ quan Tình báo Chính phủ Úc thực hiện hoạt động do thám từ các sứ quán Úc ở khắp châu Á Thái Bình Dương.
Cựu sỹ quan tình báo này cũng cho hay cơ sở do thám ở Sứ quán Úc tạiJakarta đóng một vai trò quan trọng, thu thập thông tin tình báo về các mối đe dọa khủng bố và buôn bán người, “nhưng nhiệm vụ chính là thông tin tình báo chính trị, ngoại giao và kinh tế”.
Ông cũng cho hay lãnh sự quán Úc ở Denpasar, Bali cũng được dùng để thu thập tín hiệu tình báo.
Hồi tháng 6 vừa qua, chính phủ Đông Timor cũng công khai phàn nàn Úc do thám nước này, trong đó có chặn liên lạc, nghe lén các văn phòng chính phủ trong các cuộc đàm phán về tương lai của trữ lượng dầu và khí đốt Timor Gap.
Thông tin do tờ Sydney Morning Herald tiết lộ trong bối cảnh một phái đoàn quan chức tình báo của Đức đang ở Washington để hội đàm với Nhà Trắng về tin tức liên quan tới việc điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel bị nghe lén.
Còn James Clapper, giam đôc Tinh bao Quôc gia Hoa Kỳ vào tuần này phat biêu trươc cac nghi sy rằng theo dõi để biết y đinh cua cac nha lanh đao nươc ngoai là “chu trương hang đâu” cua chinh sach tinh bao My.
Theo Dantri
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam tiếp xúc song phương bên lề AMM 46
Tại Brunei, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm qua tiếp tục có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Malaysia, Singapore, Đông Timor, Bangladesh , Mông Cổ, Australia và Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Đại diện cấp cao của EU về An ninh và Chính sách đối ngoại chung.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman. (Ảnh: Nguyễn Giáp/Vietnam )
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chúc mừng thành công của Đối thoại Shangri La được tổ chức tại Singapore vừa qua. Bộ trưởng Shanmugam đánh giá cao việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và có bài phát biểu quan trong tại Đối thoại Shangri La. Bộ trưởng Shanmugam thông báo Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ thăm Việt Nam và hai bên sẽ tiến hành ký kết Tuyên bố về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore vào tháng 9/2013. Hai Bộ trưởng nhấn mạnh việc hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, thực chất. Hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng bên cạnh quan hệ chính trị tốt đẹp, hai nước cần tiếp tục duy trì đà phát triển tốt đẹp của hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư cũng như triển khai hiệu quả các lĩnh vực kết nối giữa hai nước.
Trong cuộc trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Malaysia. Hai Bộ trưởng bày tỏ hài lòng trước những phát triển tích cực trong lĩnh vực kinh tế-thương mại-đầu tư và mong muốn sớm tổ chức cuộc họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp hợp tác kinh tế, khoa học-công nghệ. Bộ trưởng Phạm Bình Minh mong Chính phủ Malaysia tục quan tâm, tạo điều kiện để lao động Việt Nam có môi trường làm việc tốt, tiếp tục đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế của Malaysia và Việt Nam.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Đông Timor José Luis Guterres, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam chúc mừng những thành tựu gần đây của Đông Timor trong xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt kinh tế tăng trưởng tốt. Về quan hệ song phương, hai Bộ trưởng bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ nhiều mặt, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin, viễn thông...
Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh Dipu Moni, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chúc mừng những thành tựu về kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân cũng như những thành tựu về đối ngoại mà chính phủ và nhân dân Bangladesh đạt được trong thời gian qua. Hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng hai bên cần phải tăng cường hơn nữa trao đổi các chuyến thăm cấp cao, tìm ra những biện pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của mỗi nước. Bộ trưởng Dipu Moni bày tỏ mong muốn của Bangladesh trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN và tham gia các cơ chế hợp tác, kết nối khu vực như Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hợp tác Mê Công - Sông Hằng.
Trong cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Luvsanvandan Bold, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chúc mừng Mông Cổ đã tổ chức thành công bầu cử Tổng thống (26/6/2013). Hai Bộ trưởng nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ vào cuối năm nay sẽ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Hai Bộ trưởng nhất trí hai bên sẽ phối hợp tích cực để triển khai các biện pháp thiết thực, có ý nghĩa kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển sâu rộng hơn nữa, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ bày tỏ mong muốn hợp tác sâu hơn với ASEAN.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Australia Bob Carr, hai Bộ trưởng vui mừng trước sự phát triển tích cực của quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Australia, nhất là trong bối cảnh hai nước đang triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hai Bộ trưởng cho rằng nhằm đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, làm cơ sở cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện lên tầm cao hơn, hai bên cần tiếp tục trao đổi đoàn nhằm tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực mà Australia có thế mạnh như khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo.
Trong trao đổi với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Đại diện cấp cao của EU về An ninh và Chính sách đối ngoại chung Catherine Ashton, hai bên hài lòng trước sự phát triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - EU nhất là kể từ khi hai bên ký chính thức Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) tháng 6/2012 tại Brussels, Bỉ. Nhân dịp này, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị EU và các nước thành viên đẩy nhanh tiến trình phê chuẩn để Hiệp định sớm có hiệu lực.
Theo Dantri
Tàu chiến cận duyên Mỹ USS Freedom tập trận với Malaysia Hải quân Mỹ và Malaysia hôm qua 23/6 đã kết thúc 10 ngày tập trận thường niên CARAT 2013 ngoài khơi Malaysia, đặc biệt có sự tham gia của chiếc USS Freedom, thuộc lớp tàu cận chiến duyên hải LCS hiện đại nhất của Mỹ vừa được phái đến khu vực. USS Freedom Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 4 chiếc...