Đại sứ quán Trung Quốc tại Syria bị phe nổi dậy đe dọa tấn công
Đại sứ Trung Quốc tại Syria, ông Trương Tấn, ngày 9/9 đã nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng các nhà ngoại giao nước này tại Syria đang làm việc trong các điều kiện nguy hiểm vì các phần tử nổi dậy địa phương đang đe dọa tòa đại sứ quán.
Các cảnh sát có vũ trang làm nhiệm vụ bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Damascus, Syria.
Ông Trương cho hay một mảnh đạn từ vụ tấn công bằng súng cối đã bay trúng đại sứ quán và cho phóng viên của tờ Thời báo Hoàn cầu xem 3 mảnh vỡ của một quả súng cối hôm 4/9.
Đại sứ Trung Quốc cho biết quả súng cối đã rơi trúng một cây xanh, cách tòa đại sứ quán chỉ 10 m và các mảnh vỡ đã bắn vào bên trong tòa nhà. Ông Trương nói thêm rằng nguy cơ thiệt hại là rất cao.
Các cuộc tấn công nguy hiểm nhất thường xảy ra trong chuyến thăm của các nhà ngoại giao Trung Quốc tới các tòa nhà chính phủ khác nhau ở thủ đô Damascus, trong đó có dinh tổng thống, bộ quốc phòng, bộ ngoại giao, trụ sở đảng Ba’ath cầm quyền.
Trong một cuộc gặp của ông Trương với Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem, họ đã bị một tay súng bắn tỉa tấn công qua cửa kính tòa nhà bộ ngoại giao. Theo ông Trương, Ngoại trưởng Syria đã suýt bị trúng đạn.
Lực lượng nổi dậy tại Syria đặc biệt ác cảm với Trung Quốc do sự ủng hộ kiên định của nước này đối với chính quyền của Tổng thống Assad. Theo chỉ huy một lữ đoàn của Quân đội giải phóng Syria, các phần tử nội dậy sẽ phát động một cuộc tấn công tổng lực nhằm vào đại sứ quán Trung Quốc.
Video đang HOT
Ông Trương Tấn và các nhà ngoại giao khác đang có mặt tại Syria cho hay rất may mắn khi không ai trong số 2.000 công dân Trung Quốc có mặt tại Syria thiệt mạng trong cuộc nội chiến tại Quốc gia Trung Đông trước khi được sơ tán.
Không giống Iraq và Afghanistan, Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ tại Syria, ông Trương cho hay. Vì lý do này, Bắc Kinh gặp khó khăn trong việc sơ toán toàn bộ cùng lúc các công dân ra khỏi Syria. Tuy nhiên, phần lớn người Trung Quốc đã được sơ tán khỏi quốc gia Trung Đông và Thời báo Hoàn cầu cho biết hiện chỉ còn chưa tới 20 người Trung Quốc tại Syria.
Nhận thấy khả năng các phần tử nổi dậy có thể tấn công đại sứ quán, Bắc Kinh đã cử một nhóm an ninh gồm 8 cảnh sát có vũ trang để bảo vệ các nhà ngoại giao tại Syria.
Hồi đầu năm nay, giới chức Syria phát hiện ra rằng một tài xế địa phương làm việc cho đại sứ quán Trung Quốc đã tới Jordan hồi tháng 2 và được phe đối lập tuyển mộ. Tài xế này sau đó bị giới chức Syria bắt giữ và khai rằng ông ta đã lên kế hoạch gài bom vào một trong các phương tiện của đại sứ quán.
Kể từ khi cuộc nội chiến tại Syria nổ ra vào năm 2011, giao tranh giữa các lực lượng chính phủ và phe nổi dậy đã khiến 100.000 người thiệt mạng và khiến 2 triệu người mất nhà cửa.
An Bình
Theo Thời báo Hoàn cầu
Tổng thống Mỹ hoan nghênh đề xuất của Nga về Syria
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu hôm 9.9 rằng ông thấy được bước đột phá tiềm năng trong cuộc khủng hoảng Syria, sau khi Nga đề xuất Damascus giao nộp kho vũ khí hóa học nhằm tránh cuộc tấn công của Washington.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) trả lời phỏng vấn kênh CBS ở Nhà Trắng hôm 9.9 - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, trong một loạt các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông Obama vẫn bi quan và tiếp tục thuyết phục Quốc hội ủng hộ hành động quân sự, nói rằng cần có đe dọa vũ lực để ép Syria nhượng bộ.
Trong một ngày kịch tính về ngoại giao xung quanh vấn đề Syria, Nga đã tận dụng một phát biểu "vô thưởng vô phạt" của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry để đưa ra một đề xuất mới có thể vớt vát danh dự của tất cả các bên, theo Reuters.
"Ưu tiên của tôi trước sau vẫn là một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này", ông Obama nói với kênh NBC.
Ông Obama khẳng định một thỏa thuận để Tổng thống Bashar al-Assad giao nộp vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế sẽ không giải quyết được cuộc xung đột kinh hoàng tại Syria song nói thêm: "Nhưng nếu chúng ta có thể đạt được mục tiêu hạn chế này mà không cần thực hiện hành động quân sự, đó sẽ là ưu tiên của tôi".
"Có khả năng chúng ta sẽ có được bước đột phá", ông Obama nói với CNN.
Ông Obama vốn cho rằng ông Assad cần phải bị trừng phạt vì điều được Washington gọi là một cuộc tấn công bằng hơi độc ở ngoại ô Damascus hôm 21.8.
Biến chuyển ngoại giao kịch tính xuất hiện sau nhiều tuần căng thẳng khi ông Kerry được một phóng viên hỏi rằng liệu có điều gì mà chính phủ Syria có thể làm để tránh một cuộc tấn công của Mỹ hay không.
"Chắc chắn. Ông ta có thể giao nộp toàn bộ vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế trong tuần tới, toàn bộ, không chậm trễ và cho phép kiểm kê tất cả. Nhưng ông ta không sẵn sàng làm thế và việc này không thể được thực hiện", ông Kerry phát biểu trong cuộc họp báo ở London cùng người đồng cấp Anh William Hague.
Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó nói rõ phát biểu của ông Kerry chỉ là một cách nói khoa trương nhằm nhấn mạnh việc ông Assad không thể giao nộp vũ khí hóa học.
Thế nhưng, vài tiếng đồng hồ sau đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói ông đã đưa ra một đề xuất tương tự ông Kerry với người đồng cấp Syria Walid al-Moualem trong cuộc hội đàm ở Moscow.
Ông al-Moualem nói Damascus hoan nghênh sáng kiến của Nga dù không nói liệu Syria có chấp thuận hoặc có khả năng tuân thủ hay không.
Ông Lavrov nói: "Nếu việc thiết lập sự kiểm soát quốc tế với vũ khí hóa học có thể giúp tránh các cuộc tấn công thì chúng tôi sẽ làm việc ngay với Damascus".
Ông Lavrov cho biết Nga cũng thúc thục Syria hãy tiêu hủy vũ khí và trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW).
Ngoại trưởng Mỹ Kerry sau đó đã điện thoại cho ông Lavrov nói rằng dù phát biểu của ông ở London chỉ mang tính khoa trương, song nếu có một đề xuất nghiêm túc thì Washington sẽ cân nhắc, theo một quan chức Mỹ cấp cao.
Theo TNO
Đảng cầm quyền Syria nhóm họp vì lo ngại tấn công Từ ngày 7/9, ban lãnh đạo đảng Baath cầm quyền ở Syria đã bắt đầu các phiên họp thường kỳ để thảo luận về nguy cơ nước Mỹ sẽ phát động tấn công một khi được Quốc hội cho phép trong cuộc bỏ phiếu vào ngày mai. Tổng thống Assad điều hành phiên họp của ủy ban trung ương đảng Baath. Hãng thông...