Đại sứ quán Pháp tại Libya bị đánh bom
Một quả bom đã phát nổ ngay bên ngoài đại sứ quán Pháp tại thủ đô Tripoli của Libya hôm nay, làm 2 nhân viên an ninh bị thương và gây thiệt hại lớn đối với toà nhà.
Hiện trường vụ đánh bom bên ngoài đại sứ quán Pháp.
Chiếc xe gài chất nổ đã phát nổ ngay sau lúc 7 giờ sáng giờ địa phương tại khu dân cư khá giả al-Andalus ở thủ đô Tripoli.
Vụ nổ đã phá huỷ hoàn toàn khu vực tiếp tân của đại sứ quán và các phần của những ngôi nhà liền kề.
Mặt tiền đại sứ quán Pháp đã bị hư hại nặng.
Vụ tấn công đã khiến 2 nhân viên an ninh Pháp bị thương và gây ra một vụ hoả hoạn tại lối vào đại sứ quán. Các quan chức cho hay ngọn lửa đã lan tới một số các văn phòng bên trong toà nhà.
Video đang HOT
2 chiếc ô tô đậu bên ngoài toà đại sứ cũng bắt lửa và 2 toà nhà liền kề bị hư hại. Các nhân viên cứu hoả đã khẩn trương tới hiện trường vụ tấn công.
Tại Paris, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã gọi vụ đánh bom là một “hành động ghê tởm”. Một cuộc điều tra về vụ việc đang được tiến hành.
Cảnh tượng ngổn ngang sau vụ đánh bom.
Ông Fabius nói thêm rằng giới chức Pháp đang hợp tác với các quan chức Libya để xác định các thủ phạm.
Theo hãng tin BBC, những người sống gần đại sứ quán Pháp bị sốc trước vụ tấn công và cho biết họ không còn muốn sống gần toà đại sứ nữa.
Một chiếc ô tô bị cháy rụi tại hiện trường.
Các phái bộ ngoại giao tại Libya từng bị tấn công trong quá khứ, mà gần đây nhất là vụ tấn công toà lãnh sự Mỹ tại thành phố Benghazi, phía đông Libya hồi tháng 9/2012, khiến đại sứ Christopher Stevens và 3 công dân Mỹ khác thiệt mạng.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, vụ tấn công vào đại sứ quán Pháp hôm nay là vụ tấn công nghiêm trọng đầu tiên nhằm vào một đại sứ quán nước ngoài ở thủ đô của Libya.
Hiện trường nhanh chóng bị phong toả.
Vụ tấn công xảy ra tại thủ đô Tripoli.
Theo Dantri
Quan chức ngoại giao Mỹ mất ghế vì Libya
Ba quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua từ chức, sau một báo cáo lên án gay gắt về "sự thất bại có hệ thống" và "sự thiếu sót về quản lý" trong vụ lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi bị tấn công hồi tháng 9.
Trợ lý ngoại trưởng Eric Boswell, chủ tịch văn phòng an ninh ngoại giao, và Charlene Lamb, phó trợ lý ngoại trưởng về các chương trình quốc tế, đã tuyên bố rút khỏi những vị trí trên, CNN và CBS đưa tin. Danh tính của quan chức thứ ba xin từ chức chưa được xác định.
Thông tin trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi một ủy ban gồm 5 thành viên công bố báo cáo điều tra đã được chờ đợi từ lâu về vụ tấn công của phiến quân vào lãnh sự quán Mỹ ở thủ đô Benghazi, Libya.
Đại sứ Chris Stevens và ba người Mỹ khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công diễn ra vào ngày 11/9 này. Lực lượng phiến quân al-Qaeda bị tố đứng sau vụ tấn công.
"Những thất bại có hệ thống, cùng những thiếu sót về lãnh đạo và quản lý ở cấp cao trong hai văn phòng của Bộ Ngoại giao khiến vị thế an ninh ở Benghazi không được đáp ứng đầy đủ và không có khả năng đối phó với cuộc tấn công đã xảy ra". báo cáo cho hay.
Thứ trưởng ngoại giao Bill Burns hôm qua nhận định rằng báo cáo đã làm rõ các vấn đề nghiêm trọng về hệ thống vốn không thể chấp nhận được". "Đó là những vấn đề mà Ngoại trưởng Clinton yêu cầu chúng ta nhận trách nhiệm và những vấn đề mà chúng ta bắt đầu chấn chỉnh", ông nói.
Ông Burns thừa nhận rằng "Mỹ đã học được những bài học đau đớn trong vụ Benghazi".
Vụ tấn công ở Benghazi cũng từng gây khó khăn cho kế hoạch chọn nội các nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama, khi ứng viên sáng giá để thay thế cho bà Clinton, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Susan Rice, buộc phải rút khỏi cuộc đua.
Bà Rice phải đối mặt với những chỉ trích liên tiếp từ phía đảng Cộng hòa khi phát biểu rằng theo các thông tin tình báo tốt nhất, vụ tấn công là một cuộc biểu tình "tự phát" bên ngoài lãnh sự quán.
Tuy nhiên, ủy ban điều tra trên xác nhận không có vụ biểu tình nào trước vụ tấn công ngày 11/9, và cũng không có bất kỳ thông tin tình báo nào về một mối đe dọa kiểu này.
Theo VNE
Vụ tấn công ở Benghazi hé lộ nhiều điểm yếu an ninh của Mỹ Bộ Ngoại giao Mỹ bị chỉ trích nặng nề sau khi một Ủy ban độc lập chỉ ra những sơ hở an ninh chết người trong việc bảo vệ nhân viên ngoại giao Mỹ ở nước ngoài, nguyên nhân dẫn đến cái chết của 4 nhà ngoại giao Mỹ ở Benghazi cách đây 3 tháng. Trụ sở sứ quán Mỹ ở Benghazi bị...