Đại sứ quán Nga tại Syria bị trúng đạn cối
Đại sứ quán Nga tại thủ đô Damascus, Syria, bị trúng đạn cối hai lần nhưng không có thương vong.
Đại sứ quán Nga tại Damascus, Syria. Ảnh: Sputnik.
Đại sứ quán Nga tại Syria bị trúng đạn cối hai lần vào 10h và 10h19 GMT ngày 28/12, theo RT. Một quả đạn cối rơi vào sân trong khu tổ hợp đại sứ quán nhưng không phát nổ. Quả còn lại rơi gần khu phái đoàn ngoại giao. Các chuyên gia bom mìn nhanh chóng tiếp cận và vô hiệu hóa chúng.
Bộ Ngoại giao Nga mô tả vụ tấn công, do “những kẻ cực đoan” thực hiện, là hành động khiêu khích nhằm phá hoại tiến trình hòa bình ở Syria. Moscow kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án hành động trên và vụ việc cho thấy tầm quan trọng của “tiêu diệt” những phần tử cực đoan trong khu vực.
Đây không phải lần đầu tiên phái đoàn ngoại giao Nga tại Syria bị tấn công. Hồi tháng 10, đại sứ quán Nga cũng bị trúng đạn cối, một quả phát nổ ngay gần khu nhà ở nhưng chỉ gây thiệt hại vật chất, không có thương vong.
Video đang HOT
Nga là đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đang đối phó với phe đối lập đòi lật đổ ông từ năm 2011. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết đã có hơn 300.000 người thiệt mạng kể từ khi nội chiến Syria bắt đầu.
Như Tâm
Theo VNE
Kẻ ám sát nhà ngoại giao Nga từng bảo vệ đại sứ quán
Sĩ quan cảnh sát Mevlut Mert Altintas, kẻ sát hại Đại sứ Nga Andrey Karlov, từng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại đại sứ quán Nga ở thủ đô Ankara, truyền thông địa phương đưa tin.
Tên Mevlut Mert Altintas mang súng tại hiện trường vụ tấn công (Ảnh: AP)
Sputnik dẫn thông tin từ đài truyền hình địa phương NTV ngày 20/12 cho hay, Altintas, 22 tuổi, chỉ mới bảo vệ đại sứ quán hồi đầu tháng này, khi có các cuộc tuần hành gần tòa nhà nhằm phản đối sự can dự của Nga tại Syria và tình hình Aleppo.
Thị trưởng thành phố Ankara Melih Gokcek trước đó đã xác nhận nghi phạm là một sĩ quan cảnh sát thành phố.
Ngày 19/12, Altintas đã dùng súng sát hại Đại sứ Andrey Karlov khi ông đang tham dự một triển lãm nghệ thuật ở Ankara. Ba người khác đã bị thương trong vụ tấn công. Bộ Ngoại giao Nga coi đây là một vụ tấn công khủng bố.
Nghi phạm được cho là đã hô các khẩu hiệu Hồi giáo và còn nói: "Đừng quên Syria, đừng quên Aleppo. Tất cả những kẻ tham gia vào chế độ này phải chịu trách nhiệm".
Tay súng bắn 11 phát đạn
Altintas sinh năm 1994 tại thị trấn Soke thuộc tỉnh Aydin ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và từng học trường cảnh sát tại thành phố ven biển Izmir phía bắc.
Nghi phạm đã làm việc cho sở cảnh sát chống bạo động của thủ đô Ankara được 2 năm rưỡi nhưng nghỉ phép vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Các nguồn tin chưa được chứng thực cho hay Altintas đã bị cho tạm nghỉ việc trong vài tuần hồi giữa tháng 11 do bị tình nghi có liên quan tới những kẻ lên kế hoạch vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7. Truyền thông nhà nước cũng chiếu một bộ phim tài liệu cho thấy nghi phạm nghĩ phép 3 ngày ngay sau vụ đảo chính.
Theo BBC, Altintas đã cạo râu và mặc vest, đeo cà-vạt tại một khách sạn gần đó mà y nghỉ lại trước khi tiến hành vụ tấn công hôm qua.
Altintas khiến thiết bị báo động kim loại vang lên vì mang vũ khí vào triển lãm, nhưng sau đó được được phép vào bên trong sau khi trình thẻ cảnh sát. Anh ta đứng sau Đại sứ Nga trước khi gây ra vụ tấn công lúc 19h05 giờ địa phương. Y đã bắn 11 phát đạn, trong đó 9 viên nhằm vào Đại sứ Nga và 2 lần bắn chỉ thiên.
Sau khi sát hại ông Karlov và khiến những người khác hoảng sợ, nghi phạm đã từ chối đầu hàng và thậm chí còn đấu súng với cảnh sát trong khoảng 15 phút trước khi bị bắn chết.
Các thành viên gia đình, trong đó có cha mẹ và chị gái của nghi phạm đã bị tạm giữ để thẩm vấn tại quê nhà ở Soke sau vụ tấn công.
Thị trưởng Ankara Melih Gokcek cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng Atlintas có thể có liên hệ với phong trào của giáo sĩ Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ Fethullah Gulen hiện đang sống tại Mỹ. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Gulen đã lên án vụ tấn công nhằm vào Đại sứ Nga và bác bỏ mọi liên hệ với tay súng.
An Bình
Theo Danviet
Chảo lửa Aleppo trong ngày đầu im tiếng súng Quân đội chính phủ Syria đã kiểm soát hoàn toàn thành phố chiến lược Aleppo, sau khi quân nổi dậy rút đi vào ngày 13/12. Một thỏa thuận được ký giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/12 đã chấm dứt cuộc chiến ở thành phố chiến lược Aleppo của Syria, khi quân nổi dậy chống chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad...