Đại sứ quán Nga gửi công hàm phản đối FBI thẩm vấn thành viên quốc hội
Theo Đại sứ Nga tại Mỹ, quan chức FBI thẩm vấn thành viên quốc hội Nga và yêu cầu được gặp bà trong một bối cảnh không chính thức khi bà tới Mỹ.
Đại sứ quán Nga gửi công hàm phản đối đến Bộ Ngoại giao Mỹ về việc FBI thẩm vấn thành viên quốc hội Nga, bà Inga Yumasheva khi bà đến Mỹ, dự định tham dự diễn đàn Đối thoại Fort Ross.
Inga Yumasheva.
“Bà Yumasheva đã bị giữ tại sân bay ở New York. Bà được yêu cầu đến một phòng riêng và một người xưng là nhân viên FBI thẩm vấn bà trong một giờ. Hơn nữa, bà được đề nghị gặp nhân viên FBI trong một địa điểm khác, không chính thức để tiếp tục cuộc trò chuyện”, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nói hôm thứ Bảy (5/10).
Ông nhấn mạnh rằng Nga coi những hành động như vậy là không thể chấp nhận được. “Chúng tôi đã gửi một công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay”, ông Antonov nói thêm, nhấn mạnh rằng Đại sứ quán Nga đang chờ lời giải thích.
Diễn đàn Đối thoại Fort Ross sẽ được tổ chức tại California vào ngày 6/10. Diễn đàn này là một nền tảng để liên lạc giữa các thành viên quốc hội Mỹ và Nga.
Video đang HOT
(Nguồn: Sputnik)
PHƯƠNG ANH
'Công chúa Huawei' bị lấy mật khẩu điện thoại sai phép?
Vụ dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu được chú ý toàn thế giới, vì nó khởi đầu ngay giữa thương chiến Mỹ - Trung và đã khiến quan hệ hai nước xấu đi. Luật sư hai bên bất đồng về nhiều điểm.
Bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei, bị bắt giữ ngày 1/12/2018 tại sân bay Vancouver, theo yêu cầu của phía Mỹ.
Mỹ đang yêu cầu dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ để xét xử, với cáo buộc bà đã lừa dối ngân hàng HSBC về chuyện làm ăn của Huawei với Iran, quốc gia đang chịu lệnh cấm vận. Hành vi này có thể khiến HSBC gặp rắc rối pháp lý.
Hiện tại, luật sư của bà và luật sư chính phủ Canada Diba Majzub, đại diện cho phía Mỹ, vừa có phiên tranh tụng để phía bà Mạnh thu thập thêm bằng chứng, trước phiên tòa dẫn độ chính thức vào tháng 1/2020, theo CTV News (Canada).
Bà Mạnh Vãn Châu trong phiên tranh tụng ngày 1/10. Ảnh: AP.
Luật sư của hai bên bất đồng về nhiều điểm. Chẳng hạn, luật sư của bà Mạnh cáo buộc các viên chức xuất nhập cảnh Canada đã "điều tra bí mật" đối với bà Mạnh khi bà tới sân bay Vancouver ngày 1/12/2018, và đã thu giữ các thiết bị điện tử của bà theo yêu cầu của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
Họ cho rằng lệnh bắt giữ của tòa án nói bà phải bị bắt giữ "ngay lập tức", nhưng các viên chức Canada đã làm trái điều này để có thể lục soát đồ đạc của bà Mạnh nhằm tìm thêm manh mối cho cáo buộc của Mỹ - bao gồm kiểm tra các thiết bị điện tử, lấy mật khẩu.
Ngoài ra, thẩm phán Heather Holmes, của tòa tối cao British Columbua, liên tục chất vấn ông Majzub, luật sư chính phủ Canada, liệu việc kiểm tra bà Mạnh ở biên giới có cần thiết hay không, khi các viên chức xuất nhập cảnh biết rằng bà sắp sửa bị bắt theo lệnh dẫn độ của Mỹ, theo South China Morning Post.
Phía ông Majzub lập luận rằng các viên chức biên giới không có quyền bắt giữ, theo Luật Dẫn độ, đồng thời cung cấp 150 trường hợp khác trong đó họ có hỗ trợ, nhưng không phải bên thực hiện lệnh bắt giữ. Ông cũng lập luận rằng theo luật, các viên chức buộc phải kiểm tra mọi hành khách, để xác định xem có cho họ vào Canada hay không, theo CTV News.
Ông Majzub bảo vệ việc thu giữ điện thoại, lập luận rằng việc kiểm tra của các viên chức biên giới là cần thiết, và gọi đó là "quy trình bình thường".
Ông cho biết mặc dù Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) biết rằng FBI cũng muốn thu giữ điện thoại, "không có bằng chứng nào cho thấy CBSA không thu giữ điện thoại vì quy trình riêng của mình", theo South China Morning Post.
Các luật sư phía bà Mạnh tin rằng đã có cuộc "điều tra bí mật" ở sân bay giữa các viên chức biên giới, FBI và Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP), và đang tìm thêm bằng chứng để chứng minh điều này. Họ cho rằng ba cơ quan trên đã hợp tác một cách bất thường, và điều này vi phạm quyền của thân chủ họ.
Nhưng ông Majzub lập luận rằng việc thu giữ thiết bị điện tử của bà Mạnh là cuộc kiểm tra hải quan và nhập cảnh, khác với một cuộc điều tra hình sự, và phía Canada chưa vượt qua ranh giới đó, theo CTV News.
Ông nói thêm các viên chức biên giới đã thu giữ thiết bị của bà Mạnh và lấy mật khẩu, rồi chuyển cho Cảnh sát Hoàng gia, nhưng vì FBI không yêu cầu điều đó, nên trong hai tháng nay, họ đã cố gắng trả lại cho bà Mạnh.
Phía bà Mạnh cáo buộc rằng việc chia sẻ mật khẩu như vậy đã vi phạm quyền của bà, nhằm phục vụ cho mục tiêu của Mỹ.
Nhưng ông Majzub nói việc chia sẻ mật khẩu là "một lỗi sai, chứ không phải hành động có chủ đích". Ông lập luận rằng phía cơ quan biên giới đã có động thái cần thiết để ngăn không cho mật khẩu tiếp tục bị lộ, nhưng không kịp, vì phía Cảnh sát Hoàng gia đã đưa thông tin về mật khẩu vào trong hồ sơ tòa án.
Bà Mạnh, con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, đang tại ngoại và sống trong căn biệt thự 10 triệu USD ở Vancouver, một trong hai nhà của bà tại đây.
Các phiên tranh tụng hiện tại sẽ kéo dài tới ngày 4/10. Các phiên tranh tụng về dẫn độ sẽ bắt đầu tháng 1/2020 và kéo dài tới tháng 10-11/2020.
Theo Zing.vn
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ yêu cầu nước ngoài hỗ trợ điều tra FBI, CIA Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã có những cuộc gặp riêng với các quan chức tình báo nước ngoài, yêu cầu hỗ trợ cuộc điều tra nhắm vào CIA và FBI được ông Trump kỳ vọng. Theo Washington Post, Tổng thống Trump hy vọng cuộc điều tra này của Bộ Tư pháp sẽ làm mất uy tín các cuộc điều tra trước...