Đại sứ quán Anh mở cửa trở lại tại Iran
Ngoại trưởng Anh William Hague đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại Đại sứ quán Anh ở Tehran, Iran vào thứ ba (17/6), kể từ khi nó bị đóng cửa sau cuộc tấn công của người biểu tình vào năm 2011.
Đây được coi là thông báo mới nhất của Nghị viện Anh sau một loạt các bước được thực hiện trong thời gian gần đây để cải thiện mối quan hệ của hai nước.
Người biểu tình tấn công Đại sứ quán Anh ngày 29 tháng 11 năm 2011 tại Tehran, Iran
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Anh nói rằng: “Có một loạt các vấn đề thực tế mà chúng tôi cần phải giải quyết. Tuy nhiên ý định đầu tiên của chúng tôi là mở cửa trở lại Đại sứ quán tại Tehran trước khi những thỏa thuận thực tế được thực hiện”.
Hague cho biết hai mối quan tâm chính của ông trong việc đưa ra các quyết định này là các lãnh đạo Đại sứ quán Anh sẽ được an toàn và liệu rằng họ sẽ có thể làm việc mà không có trở ngại.
Video đang HOT
Ông nói thêm: “Iran là một quốc gia quan trọng trong khu vực bất ổn, và việc duy trì các đại sứ quán trên toàn thế giới ngay cả trong những điều kiện khó khăn là trụ cột trung tâm trong hoạt động ngoại giao của vương quốc Anh”.
Các cuộc tấn công của sinh viên biểu tình vào Đại sứ quán Anh hồi tháng 11 năm 2011 đã khiến Anh phẫn nộ đóng cửa Đại sứ quán và điều động tất cả các quan chức Anh về nước. Đồng thời Anh cũng đóng cửa Đại sứ quán Iran ở London và ra lệnh cho tất cả các nhà ngoại giao Iran phải rời khỏi nước này.
Cuộc biểu tình ở Tehran đã gây ra sự giận dữ khiến Anh áp đặt lệnh trừng phạt đối với các tổ chức Iran về chương trình hạt nhân.
Sau cuộc bầu cử năm 2013, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã thúc đẩy sự tiến triển tích cực trong mối quan hệ của Iran với phương Tây. Mối quan hệ đó đã mang một ý nghĩa mới trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở Iraq, nơi các chiến binh Sunni đã nắm giữ phần lớn lãnh thổ đất nước.
Iran – một đồng minh của chính phủ Shia do Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki lãnh đạo, cho biết, họ sẽ trợ giúp Iraq nếu nước này yêu cầu. Hiện nay Mỹ đang phải đối mặt với nhiều lựa chọn khó khăn về chính trị trong việc hợp tác với Iran để ngăn chặn sự gia tăng khủng bố của các nhóm vũ trang Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria.
Mỹ và Iran đã tổ chức các cuộc thảo luận rất ngắn gọn về Iraq và các mối đe dọa của ISIS tại Vienna vào hôm thứ hai (16/6), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marie Harf nói.
Theo ANTD
Mỹ-Anh lập đội "chống khủng bố" chuẩn bị không kích ở Iraq
Mỹ và Anh đã thành lập đội "chống khủng bố" chung để chuẩn bị tiến hành các đợt không kích nhằm vào phiến quân Hồi giáo ở Iraq.
"Lực lượng không quân đặc nhiệm (SAS) của quân đội Anh đã trên đường tới Iraq vào cuối tuần qua để chuẩn bị cho các cuộc không kích. Các nguồn tin quốc phòng Anh khẳng định, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng nhiệm Anh William Hague đã ra lệnh thành lập đội chống khủng bố chung Anh-Mỹ. Đội này được cho là bao gồm các nhân viên của Tổng cục Tình báo (MI-6) cũng như lính đặc nhiệm Anh", tờ Sunday Times của Anh đưa tin.
Sứ mệnh trên có thể là kết quả lựa chọn của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tờ Sunday Times tiết lộ, nhiệm vụ của lực lượng SAS sẽ là xác định các mục tiêu trước khi Obama quyết định có sử dụng sức mạnh của Không quân Mỹ hay không.
Chiến đấu cơ F18 của Không quân Anh có thể tham gia chiến dịch không kích tại Iraq.
Theo các chuyên gia quân sự, những đội đặc nhiệm như vậy có thể sử dụng laser đặc biệt để điều khiển tên lửa tấn công mục tiêu, nhằm tăng độ chính xác của các cuộc không kích. Họ có cũng có thể điều chỉnh mức độ hủy diệt trong các chiến dịch quân sự.
Với cuộc khủng hoảng hiện tại nay tại Iraq, Mỹ có thể tìm được vai trò hỗ trợ chính phủ Iraq ngăn chặn các nhóm Hồi giáo cực đoan Al- Qaeda. Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, Tehran có thể cân nhắc hợp tác với Washington để chống lại sự đe dọa từ nhóm vũ trang cực đoan.
Trong khi các lựa chọn chống lại các nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Sunni ở Iraq đang được cân nhắc, nhóm Hồi giáo cực đoan Nhà nước hồi giáo ở Iraq và vùng Cận Đông (ISIS) vẫn tiếp tục chiến dịch chiếm thủ đô Baghdad. Nhóm này hiện đang chiếm giữ thành phố Mosul và Tikrit.
Trước đó, Anh và Mỹ đã loại trừ khả năng đưa quân đội trở lại Iraq cũng như khả năng tiến hành một chiến dịch quân sự kéo dài tại quốc gia vùng Vịnh này.
Theo Khampha
Đức và Anh đình chỉ hợp tác quân sự với Nga Ngay 19-3, chinh phu Đức đa tuyên bô đinh chi môt hợp đồng quân sự cua một công ty công nghệ quốc phòng nươc nay, với Nga. Hợp đồng quốc phòng ký kết với Nga cua công ty quôc phong Rheinmetall (Đưc) đã bị đình lại bởi Bộ kinh tế nước này. Theo bản hơp đông này, Rheinmetall cung cấp công nghệ mô...