Đại sứ Phạm Sanh Châu – người VN đầu tiên thi làm Tổng GĐ UNESCO
Vượt qua vòng loại, Đại sứ Phạm Sanh Châu cùng 8 đại diện đến từ 4 châu lục và 5 nhóm bầu cử so tài trong 2 ngày 26, 27.4 tại Paris để chọn ra Tổng Giám đốc UNESCO
Trong 2 ngày 26 và 27.4, 9 ứng cử viên vào vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sẽ trả lời phỏng vấn tại trụ sở UNESCO ở Paris, Pháp.
Đại sứ Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, là 1 trong 9 “đại cao thủ” đến từ 4 châu lục và 5 nhóm bầu cử, những người đã vượt qua vòng loại đầu tiên để tham gia cuộc thi toàn cầu quan trọng này. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện ứng thí vào vị trí quan trọng này, cũng là lần đầu tiên một nhà ngoại giao Việt Nam ra ứng cử làm người đứng đầu một cơ quan quan trọng thuộc LHQ.
Đại sứ Phạm Sanh Châu.
Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất của UNESCO, sẽ quản lý ngân sách 676 triệu USD, 2.500 nhân sự thuộc 200 quốc tịch và gần 70 văn phòng và trung tâm thuộc UNESCO. Trong số các ứng cử viên ứng cử chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO, có 3 nữ và 6 nam, đến từ 4 châu lục và 5 nhóm bầu cử, bao gồm: Hamad Hamad bin Abdulaziz al-Kawari người Qatar, Saleh al-Hasnawi người Iraq, bà Vera el-Khoury Lacoeuilhe người Lebanon, bà Moushira Khattab người Ai Cập, ông Juan Alfonso Fuentes Soria người Guatemala, ông Polad Bulbuloglu người Arzerbaijan, ông Qian Tang người Trung Quốc, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Audrey Azoulay, và Đại sứ Phạm Sanh Châu.
Theo thông lệ, mỗi buổi phỏng vấn các ứng cử viên sẽ gồm 2 phần: đầu tiên, các ứng cử viên sẽ có bài trình bày riêng, sau đó sẽ trả lời các câu hỏi của các thành viên trong Hội đồng. Đại sứ Phạm Sanh Châu là người thứ 6 trả lời phỏng vấn. Phần phỏng vấn của ông Phạm Sanh Châu bắt đầu từ 9 giờ 30 thứ năm ngày 27.4 theo giờ Paris, tức 14h30 ngày 27.4 giờ Hà Nội.
Video đang HOT
Đại diện nhóm các nước Đông Âu là người đầu tiên đặt câu hỏi cho ứng cử viên Việt Nam, tiếp theo là các nước thuộc nhóm Mỹ Latinh, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Phi, Trung Đông và Tây Âu. Tất cả các câu hỏi đều được giữ kín. Mỗi ứng cử viên phải trả lời bằng tiếng Anh và tiếng Pháp (hai ngôn ngữ làm việc của Ban thư ký UNESCO) và mỗi câu trả lời không được dài quá 5 phút. Cuộc phỏng vấn cho mỗi ứng cử viên kéo dài 90 phút sẽ được truyền trực tiếp qua website của UNESCO cho tất cả cán bộ làm cho các văn phòng UNESCO và 193 Uỷ ban quốc gia UNESCO trên toàn thế giới theo dõi.
Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ trong cuộc đời dầy dặn chinh chiến với thi cử trong và ngoài nước, chưa bao giờ cảm thấy sức ép về tâm lý lớn đến thế. Không chỉ sức ép về kiến thức mênh mông, sức ép về nhiều ngoại ngữ phải nghe hiểu và diễn đạt, sức ép về tốc độ thời gian nghe câu hỏi và trả lời, sức ép về truyền hình trực tiếp toàn cầu cho hàng triệu người xem, mà sức ép lớn nhất là vì đây sẽ là hình ảnh đại diện cho Việt Nam, là niềm tự hào quốc gia. Song ông cũng cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết.
9 ứng cử viên vị trí Tổng giám đốc UNESCO và Chủ tịch Hội đồng chấp hành.
Sau khi phỏng vấn, Hội đồng Chấp hành sẽ bỏ phiếu kín chọn ứng cử viên duy nhất vào tháng 10.2017.
Tháng 11.2017, Chủ tịch của Hội đồng Chấp hành sẽ thông báo cho Đại hội đồng tên ứng viên mà Hội đồng Chấp hành đã chọn. Đại Hội đồng sẽ xem xét đề cử này và bỏ phiếu kín bầu người thắng cử chính thức.
Người được chọn sẽ thay thế Tổng Giám đốc đương nhiệm Irina Bokova người Bulgaria, khi bà Bokova mãn nhiệm vào năm nay sau 2 nhiệm kỳ.
Theo P.V (NLĐ)
Hang Con Moong được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
Mang nhiều giá trị nổi bật về khảo cổ học và du lịch, di chỉ hang Con Moong (Thanh Hóa) được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Ngày 23/11, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ đón Bằng di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong và các di tích phụ cận.
Bên trong lòng hang Con Moong. Ảnh: Lê Hoàng.
Hang Con Moong (thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành) được phát hiện năm 1974, đến năm 2008 được công nhận là di tích quốc gia.
Theo các nhà sử học, hang Con Moong có địa tầng dày trung bình 9,5 m với 10 lớp có cấu trúc khác nhau. Từ lớp 1 đến lớp 6 (độ sâu 1- 6 m), các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể. Từ lớp 7 đến 10 không gặp dấu tích động vật nhưng phát hiện nhiều công cụ mảnh tước chế tác bằng đá quartz, tập trung nhiều nhất ở lớp 10 (độ sâu 8,5 - 9,5 m).
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đón Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt cho di tích hang Con Moong. Ảnh: Lê Hoàng.
Hang Con Moong trải qua 4 giai đoạn phát triển văn hóa, gồm giai đoạn trước Sơn Vi sang Sơn Vi đến văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn và Đa Bút. Kết quả nghiên cứu carbon và phóng xạ các lớp trên, độ từ cảm, tập trầm tích ở hang Con Moong và so sánh tương thích văn hóa với các di chỉ khảo cổ học khác cho thấy niên đại sớm nhất của hang Con Moong được dự đoán 40.000 - 60.000 năm trước. Đây là một trong số ít những di chỉ khảo cổ học có địa tầng dày và được bảo tồn tốt nhất hiện nay ở Việt Nam và cả Đông Nam Á.
Nhiều công cụ lao động, xương người tiền sử, vỏ nhuyễn thể hóa thạch được tìm thấy trong hang Con Moong. Ảnh: Lê Hoàng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho hay việc hang Con Moong trở thành di tích quốc gia đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trên hành trình tiến tới đề nghị UNESCO vinh danh hang là Di sản văn hóa thế giới.
Lê Hoàng
Theo VNE
Mộc bản Phúc Giang được công nhận Di sản tư liệu thế giới Sáng 25/9, UBND tỉnh Hà Tĩnh và dòng họ Nguyễn Huy đã đón Bằng công nhận mộc bản Trường học Phúc Giang là di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO. Phát biểu tại buổi lễ, bà Suzan Vize, Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, bày...