Đại sứ Osius muốn Mỹ là đối tác thương mại, đầu tư số 1 tại Việt Nam
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết, trong nhiệm kỳ của mình tại Việt Nam, ông sẽ nỗ lực hết sức để thúc đẩy quan hệ hai nước và có tham vọng lớn là muốn Mỹ trở thành đối thương mại và nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam”.
Bên lề cuộc Hội thảo Quốc tế “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” được tổ chức vào ngày 26/1 tại Hà Nội, Đại sứ Ted Osius đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Hội thảo do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Trường Đại học Portland (Hoa Kỳ) tổ chức, có sự tham dự của những nhà ngoại giao hàng đầu ở Việt Nam và Hoa Kỳ.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius tại cuộc Hội thảo “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa”
Ông có thể cho biết những nét lớn trong hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam-Hoa Kỳ?
Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực của cảnh sát biển và đây là điều rất quan trọng đối với 2 nước, đồng thời cũng góp phần đảm bảo cho tình hình an ninh ở khu vực châu Á. Hòa bình, ổn định sẽ giúp cho các nước được hưởng lợi từ các tuyến hàng hải, giúp hàng hóa được vận chuyển tự do giữa các nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ và hợp tác với Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong bản Thông điệp liên bang mới đây nhấn mạnh về vấn đề đối nội hơn là đối ngoại và trong các chính sách đối ngoại cũng nói rất ít đến các tranh chấp hàng hải ở châu Á. Như vậy liệu có nghĩa là Mỹ sẽ dành ít nguồn lực cho vấn đề này trong 2 năm cuối của nhiệm kỳ của ông Obama hay không?
Video đang HOT
Thực tế là không phải như vậy. Ông Obama cũng đã nói khá nhiều về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và châu Âu. Đó cũng là trọng tâm của chúng tôi đối với tầm nhìn về hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á.
Tổng thống Obama cũng đã nói về những lợi ích của TPP đối với Mỹ cũng như các nước trong khu vực và cũng nhấn mạnh về việc cần nhanh chóng kết thúc TPP cũng như tiến tới thực hiện TPP.
Việt Nam là 1 trong số 12 nước đang tích cực tham gia đàm phán về TPP.Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều coi TPP là một thỏa thuận có tính chiến lược, một thỏa thuận tốt về mặt kinh tế. Tôi lạc quan rằng chúng ta có thể kết thúc đàm phán hiệp định TPP trong năm nay. Và đây sẽ là một trong những thành tựu quan trọng để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
Theo ông, khi nào 2 nước có thể thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược?
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nội hàm của quan hệ chứ không phải cái tên của quan hệ. Như ngài Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc đã nói về 9 trụ cột trong quan hệ của 2 nước, tôi thấy các lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ đều rất tham vọng về quan hệ đối tác của 2 nước và họ muốn nhấn mạnh đến tính thực chất, đến những công việc mà 2 bên có thể làm cùng với nhau. Điều đó có tính quan trọng hơn nhiều so với cái tên của quan hệ.
Những ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ tại Việt Nam?
Trong nhiệm kỳ của tôi, tôi muốn làm sâu sắc thêm quan hệ giữa 2 nước. Tôi có tham vọng lớn là Mỹ không phải là đối tác thương mại, đầu tư đứng thứ 2 hay thứ 3 ở Việt Nam mà phải ở vị trí số 1. Thứ 2 là tôi cũng rất chú trọng vào quản lý nhà nước, trong đó chú trọng vào việc chống tham nhũng cũng như tôn trọng pháp luật và nhân quyền. Thứ 3 là thúc đẩy hợp tác về an ninh, đặc biệt là an ninh hàng hải.
Thứ 4 là đẩy mạnh hợp tác giáo dục giữa 2 nước, hướng tới thành lập được trường Đại học Fullbright ở Việt Nam. Đây sẽ không chỉ là trường đại học vào loại tốt nhất ở Việt Nam mà còn tốt nhất thế giới.
Cuối cùng, tôi cũng sẽ ưu tiên chú trọng lĩnh vực hợp tác khoa học, kỹ thuật, y tế. Chúng ta đã có rất nhiều việc để làm cùng nhau trong 20 năm qua nhưng trong 20 năm tới, chúng ta cũng sẽ hợp tác rất nhiều trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, y tế và môi trường…
Nam Hằng (ghi)
Theo dantri
Nhật cam kết hỗ trợ phát triển xây dựng, đô thị sinh thái ở Việt Nam
Chiều 3/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) Ohta hội đàm và ký kết các Biên bản ghi nhớ về các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, hai cơ quan...
Các lĩnh vực hợp tác sẽ tập trung là thoát nước, xử lý nước thải; Phát triển ngành xây dựng; Thúc đẩy triển khai dự án đô thị sinh thái tại Việt Nam; Hỗ trợ công tác xây dựng cơ chế, chính sách...
Đặc biệt, hai Bộ đã hiện thực hóa những thảo luận, thống nhất tại kỳ họp của Ủy ban Hợp tác Việt - Nhật lần thứ 6 về hợp tác trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có nâng tầm quan hệ giữa hai ngành xây dựng bằng Biên bản Hợp tác tổng thể giữa hai Bộ do hai Bộ trưởng ký và tổ chức họp Thường niên cấp Thứ trưởng giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản.
Hai Bộ trưởng ký biên bản ghi nhớ hợp tác.
Biên bản ký kết tập trung vào 8 nội dung chính: Xây dựng khung khổ pháp lý trong phạm vi quốc gia, xây dựng và thực hiện chính sách liên quan đến ngành xây dựng; thúc đẩy triển khai dự án đô thị sinh thái tại Việt Nam; thoát nước và xử lý nước thải; thúc đẩy phát triển ngành xây dựng trong đó có đào tạo nguồn nhân lực; phương pháp lập dự toán chi phí, quản lý hợp đồng - an toàn lao động - chất lượng công trình; phát triển nhà ở và thị trường bất động sản; quy hoạch và tái phát triển đô thị; nghiên cứu và nâng cao công nghệ phục vụ phát triển đô thị.
Biên bản hợp tác tổng thể giữa hai Bộ là cơ sở quan trọng để các đơn vị thuộc hai Bộ tiếp tục triển khai chi tiết các nội dung hợp tác cụ thể, làm sâu sắc hơn mối quan hệ tốt đẹp giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản.
Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, sự kiện này làm sâu sắc mối quan hệ giữa hai ngành xây dựng nói chung và hai Bộ nói riêng. Quan hệ hợp tác giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản trong những năm qua đã phát triển tốt đẹp, mở rộng trong nhiều lĩnh vực như: Quản lý đầu tư, hoạt động xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị và hạ tầng, tăng cường năng lực...
Bộ trưởng Xây dựng trình bày với đoàn công tác phía Nhật Bản về những điểm lớn trong quy hoạch Hà Nội.
Đặc biệt, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao việc Nhật Bản đã dành nguồn vốn ODA trong phát triển hạ tầng tại Việt Nam.
Ngài Ohta - Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản cũng chia sẻ mong muốn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm giữa hai Bộ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện thông qua tổ chức thường niên các Hội nghị Việt - Nhật về xây dựng với các chủ đề khác nhau như công nghệ xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, cấp nước và nước thải, phát triển đô thị, phát triển nguồn nhân lực...
P.Thảo
Theo Dantri
Mỹ, EU trừng phạt, Nga tìm đối tác ở vịnh Ba Tư Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt nhằm chống lại Nga sẽ có lợi cho sự phát triển quan hệ hợp tác của Moscow với các quốc gia vùng vịnh Ba Tư, theo Bộ trưởng Công nghiệp và Thương Mại Nga. Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov - Ảnh: Reuters Trong...