Đại sứ Nga: Nga-Việt Nam không cần ai khuyên về chuyện hợp tác
Việt Nam và Nga không cần chỉ thị hay khuyến cáo của một bên nào đó trong hoạt động hợp tác quân sự và kỹ thuật-quân sự, Đại sứ Konstantin Vnukov bày tỏ.
“Việt Nam và Nga không cần chỉ thị hay khuyến cáo của một bên nào đó trong hoạt động hợp tác quân sự và kỹ thuật-quân sự”, Đại sứ Konstantin Vnukov bày tỏ.
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov ngày 13/3 đưa ra quan điểm trên khi được hỏi ý kiến về việc Mỹ đề nghị Việt Nam ngừng cho Nga sử dụng căn cứ Vịnh Cam Ranh làm địa điểm tiếp dầu cho máy bay ném bom của họ.
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov.
Video đang HOT
Theo Đại sứ Vnukov, sự hợp tác quân sự- kỹ thuật cũng nhưmối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương giữa hai nước là tự chủ và độc lập. “Là hai quốc gia độc lập, chúng ta không cần bất cứ chỉ thị hay khuyến cáo từ một bên nào đó. Và chắc chắn, chúng ta cũng không có ý định nghe theo yêu cầu của bên thứ ba”, Đại sứ Vnukov nhấn mạnh.
Cùng với đó, ông lưu ý rằng, tất cả sự hợp tác về mặt quân sự và kỹ thuật-quân sựgiữa hai nước Việt-Nga cũng không trực tiếp nhắm vào quốc gia thứ ba nào.
“Mối quan hệ hợp tác (giữa hai nước) không tạo ra bất cứ sự đe dọa nào tới hòa bình và ổn định trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Chúng ta sẽ tiếp tục phát triển mối hợp tác hai bên cùng có lợi này”, vị đại sứ Nga nhấn mạnh.
Trước đó, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng đề nghị Hà Nội không cho Moscow sử dụng căn cứ Vịnh Cam Ranh để tiếp dầu cho các máy bay ném bom.
Thanh Nga (theo Tass)
Theo_Kiến Thức
"Sóng gió" trong quan hệ Mỹ - Vê-nê-xu-ê-la
Mới đây, việc Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la N.Ma-đu-rô tuyên bố áp dụng một hệ thống thị thực bắt buộc đối với tất cả công dân Mỹ tới Vê-nê-xu-ê-la, nhằm đáp trả sự can thiệp của Oa-sinh-tơn vào công việc nội bộ của quốc gia Nam Mỹ này, đã khiến mối quan hệ vốn không mấy êm đềm giữa hai nước lại một lần nữa dậy "sóng".
Người dân Vê-nê-xu-ê-la tuần hành bày tỏ sự đoàn kết và ủng hộ Chính phủ.
Bât chấp nỗ lực của Ca-ra-cát nhằm khởi động các cuộc đàm phán chính trị để cải thiện quan hệ song phương trong thời gian qua, mối quan hệ vốn đầy sóng gió giữa Mỹ và Vê-nê-xu-ê-la đã bị đẩy lên một nấc thang căng thẳng mới. Đầu tháng 2-2015, chính quyền Mỹ đã tung ra cái gọi là "báo cáo" và chiến dịch truyền thông, trong đó vu cáo Vê-nê-xu-ê-la "buôn ma túy và vi phạm nhân quyền".
Cụ thể, Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) đã dự báo rằng, một "làn sóng biểu tình chống chính phủ sẽ bùng phát tại Vê-nê-xu-ê-la" trước thềm bầu cử QH nước này trong năm 2015. Trước đó, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma công bố bản "Chiến lược an ninh quốc gia 2015" nêu rõ, Oa-sinh-tơn sẽ hỗ trợ "mọi công dân ở các nước nơi nền dân chủ bị đe dọa như ở Vê-nê-xu-ê-la". Chưa dừng lại ở đó, nhiều cơ quan truyền thông của "xứ cờ hoa" còn phao tin rằng, một quan chức cấp cao trong Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la đứng đầu một đường dây buôn bán ma túy, đồng thời vu cáo quốc gia Nam Mỹ là "một nhà nước buôn lậu ma túy và vi phạm nhân quyền". Ngay lập tức, trong bài phát biểu trên truyền hình sau đó, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la N.Ma-đu-rô đã phản đối mạnh mẽ những thông tin nêu trên từ Nhà trắng và cho rằng, đây là một âm mưu mới, nhằm mở đường cho sự can thiệp từ bên ngoài vào nước này.
Từ lâu, mối quan hệ giữa Mỹ và Vê-nê-xu-ê-la đã ở trong tình trạng "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Kể từ khi Tổng thống U.Cha-vết lên nắm quyền năm 1999, Oa-sinh-tơn đã thực thi nhiều biện pháp nhằm cô lập Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la, gồm sử dụng các "ngón đòn" kìm kẹp kinh tế, hay tiếp tay phe đối lập trong nước tiến hành các cuộc biểu tình quy mô lớn, nhằm gây khó dễ cho chính quyền Ca-ra-cát. Vì vậy, không ngạc nhiên khi giờ đây "chú Sam" lại âm mưu "thò tay" can thiệp tình hình Vê-nê-xu-ê-la. Phó Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn mới đây đã bị cáo buộc đứng sau một kế hoạch nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Ma-đu-rô, đồng thời đẩy Tổ chức hợp tác năng lượng vùng Ca-ri-bê (PETROCARIBE), một tổ chức tạo điều kiện ưu đãi cho các nước vùng Ca-ri-bê tiếp cận nguồn dầu mỏ phong phú của Vê-nê-xu-ê-la, vào nguy cơ bị giải thể. Trước những cáo buộc này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã áp đặt hạn chế nhập cảnh đối với một số quan chức, cựu quan chức người Vê-nê-xu-ê-la và cả những người thân của họ, mà Oa-sinh-tơn cho rằng, có liên quan các vụ "vi phạm nhân quyền và tham nhũng".
Trước những "ngón đòn" truyền thông và lệnh trừng phạt thù địch của Mỹ kể trên, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la. Cộng đồng các nước Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê (CELAC) cùng Phong trào Không liên kết (NAM) phản đối sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của Ca-ra-cát, đồng thời cho rằng, cách ứng xử của Oa-sinhtơn đã gây bất ổn và không mang tinh thần tôn trọng cần có giữa hai nhà nước, tác động xấu tới ổn định và hòa bình tại khu vực. Về phần mình, Chính quyền Tổng thống Ma-đu-rô thể hiện quyết tâm làm thất bại âm mưu can thiệp từ phía Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Vê-nê-xu-ê-la Đ.Rô-đri-ghết cho biết, sẽ đưa vụ việc này ra trước các tổ chức ngoại giao và tư pháp quốc tế. Đầu tháng 3 vừa qua, người đứng đầu Ca-ra-cát đã chỉ thị giảm 80% số lượng nhân viên ngoại giao Mỹ ở thủ đô nước này, đồng thời cảnh báo phái bộ ngoại giao Mỹ cần thông báo trước và phải được sự cho phép của chính quyền địa phương đối với mọi cuộc họp nào do các nhà ngoại giao Mỹ tiến hành ở Vê-nê-xu-ê-la. Đây cũng là lời khẳng định mạnh mẽ rằng, Chính phủ và nhân dân Vê-nê-xu-ê-la sẽ đoàn kết nhằm đấu tranh chống mọi âm mưu chống phá chính quyền đến từ ngoài biên giới.
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Vê-nê-xu-ê-la diễn biến căng thẳng, việc tiếp tục thúc đẩy kênh đối thoại giữa hai bên nhằm tìm kiếm giải pháp xoa dịu theo đề xuất trước đó của Ca-ra-cát là việc làm cần thiết. Các nhà phân tích nhận định, dù còn tồn tại nhiều bất đồng, song nếu Mỹ và Vê-nê-xu-ê-la cùng thể hiện nỗ lực "đối thoại thay đối đầu", trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, cải thiện quan hệ và không can thiệp công việc nội bộ của nhau, thì khi ấy, "bài toán" cải thiện quan hệ song phương mới có thể tìm ra lời giải.
LIÊN HÀ
Theo_Báo Nhân Dân
Kẻ hành hung Đại sứ Mỹ có quan hệ thế nào với Triều Tiên? Trong khi đó, truyền thông Triều Tiên lên tiếng khẳng định vụ hành hung Đại sứ Mỹ là sự "trừng phạt" vì các cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Hôm 6/3, cảnh sát Hàn Quốc cho hay họ đang điều tra mối liên hệ giữa vụ tấn công Đại sứ Mỹ tại Seoul và các chuyến thăm Triều Tiên của nhân vật này. Vị đại...