Đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc tuyên bố tiếp tục chiến đấu sau khi bị sa thải
Đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc hôm 27/2 cho biết sẽ tiếp tục “chiến đấu” sau khi chính quyền quân sự sa thải ông vì “phản bội đất nước”.
Đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc Kyaw Moe Tun hôm 27/2 tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu dù chính quyền quân sự sa thải ông. Trước đó, ông đã kêu gọi các nước sử dụng “bất kỳ phương tiện cần thiết nào” để đảo ngược cuộc đảo chính ngày 1/2 của quân đội Myanmar.
Ông Kyaw Moe Tun nói với Reuters : “Tôi quyết định sẽ chiến đấu lâu nhất có thể”.
Đài truyền hình nhà nước Myanmar hôm 27/2 thông báo ông Kyaw Moe Tun bị sa thải vì phản bội đất nước.
Đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc hôm 27/2 cho biết sẽ tiếp tục “chiến đấu” sau khi chính quyền quân sự sa thải ông vì “phản bội đất nước”. (Ảnh: CGTN)
Tuy nhiên, Liên hợp quốc không chính thức công nhận quân đội là chính phủ mới của Myanmar, vì họ không nhận được thông báo chính thức về bất kỳ sự thay đổi nào, theo một quan chức Liên hợp quốc giấu tên. Vì vậy ông Kyaw Moe Tun hiện vẫn là đại sứ Liên hợp quốc của Myanmar.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông báo nào liên quan đến những thay đổi đối với cơ quan đại diện của Myanmar tại Liên hợp quốc ở New York”.
Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về Myanmar, Christine Schraner Burgener, trong khi đó cảnh báo Đại hội đồng Liên hợp quốc gồm 193 thành viên hôm 26/2 rằng không quốc gia nào nên công nhận hoặc hợp pháp hóa chính quyền quân sự Myanmar.
Nếu quân đội Myanmar, do Tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo, cố gắng tìm kiếm sự công nhận của quốc tế bằng cách thiết lập một đại diện mới tại Liên hợp quốc, điều này có thể gây ra mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm bằng một cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng, theo Reuters.
Liên hợp quốc đã từng phải giải quyết các yêu cầu mâu thuẫn về quyền đại diện tại cơ quan này.
Vào tháng 9/2011, Đại hội đồng thông qua yêu cầu của Libya về việc công nhận các đặc phái viên chính phủ lâm thời của nước này. Động thái được đưa ra sau khi Mỹ, Nga, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu đều đã công nhận chính quyền mới.
Ông Kyaw Moe Tun nói với Liên hợp quốc hôm 28/2 rằng ông đang phát biểu cho chính phủ của bà Suu Kyi và kêu gọi sự giúp đỡ để lật ngược “cuộc đảo chính quân sự bất hợp pháp và vi hiến”.
Ông Guterres trước đó đã cam kết sẽ huy động sức ép quốc tế “để đảm bảo rằng cuộc đảo chính này sẽ thất bại”.
Đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc bị sa thải vì 'phản bội đất nước'
Đài truyền hình nhà nước Myanmar đưa tin Đại sứ Liên hợp quốc Kyaw Moe Tun bị sa thải vì đã "phản bội đất nước' khi phát biểu chỉ trích chính quyền quân sự.
Đài truyền hình quốc gia Myanmar MRTV cho biết, ông Kyaw Moe Tun đã " phản bội đất nước, phát biểu cho một tổ chức không chính thức, không đại diện cho quốc gia và lạm dụng quyền, chức trách của một đại sứ ".
Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 26/2, Đại sứ Myanmar Kyaw Moe Tun lên án quân đội và khẩn thiết kêu gọi sự giúp đỡ từ quốc tế.
Đại sứ Myanmar Kyaw Moe Tun phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Reuters)
"Chúng ta cần hành động mạnh mẽ nhất có thể từ cộng đồng quốc tế để chấm dứt ngay lập tức cuộc đảo chính quân sự, ngăn chặn đàn áp người dân vô tội, trả lại quyền lực nhà nước cho nhân dân và khôi phục nền dân chủ,...", Đại sứ Kyaw Moe Tun phát biểu, kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để chấm dứt sự cai trị của quân đội ở nước này.
Trong cuộc họp đặc biệt về Myanmar, Đại sứ Kyaw Moe Tun cũng kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên ra tuyên bố công khai lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính ở nước này. Ông kêu gọi các nước không công nhận hoặc hợp tác với chế độ quân sự và yêu cầu quân đội phải tôn trọng cuộc bầu cử dân chủ năm ngoái.
Bên cạnh đó, Đại sứ Myanmar Kyaw Moe Tun cũng kêu gọi các quốc gia "thực hiện tất cả biện pháp mạnh mẽ hơn có thể" để ngăn chặn hành động bạo lực của lực lượng an ninh chống lại người biểu tình ôn hòa.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho một chính phủ của nhân dân, vì nhân dân", Đại sứ Kyaw Moe Tun nhấn mạnh.
Sau cuộc đảo chính hôm 1/2, quân đội Myanmar đã thay thế loạt vị trí quan trọng trong chính phủ do Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi thành lập. Tuy nhiên, Đại sứ Myanmar tại Liên hiệp quốc Kyaw Moe Tun vẫn được giữ lại.
Bài phát biểu của ông Kyaw Moe Tun nhận được những tràng pháo tay tại phòng họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Hình ảnh ghi lại biểu cảm của ông tràn ngập mạng xã hội Myanmar. Nhiều người ca ngợi ông như vị anh hùng của đất nước. " Xin cảm ơn ông vì đã dám nói lên tiếng nói của dân Myanmar ", một người dùng Twitter ở Myanmar viết.
Trước đó, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc tại Myanmar Christine Schraner Burgener "cực lực lên án" các động thái gần đây của chính quyền quân sự bao gồm việc sử dụng vũ lực gây chết người, gọi đó là hành động "không thể chấp nhận được" và kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy dân chủ ở nước này.
"Không có lời biện minh nào cho hành động của quân đội và chúng ta phải tiếp tục kêu gọi đảo ngược tình hình này. Những gì đang diễn ra làm đình trệ các kênh hợp tác song phương và tập thể để khôi phục con đường cải cách dân chủ của Myanmar" , Đặc phái viên Liên Hợp Quốc nói.
Christine Schraner Burgener cũng cho biết bà đã bị chế độ quân sự chặn, không cho đến thăm Myanmar.
"Có vẻ như họ muốn tiếp tục thực hiện các vụ bắt giữ quy mô lớn. Điều này thật tàn nhẫn và vô nhân đạo. Nếu có bất kỳ sự leo thang nào về mức độ tàn bạo của quân đội chống lại người dân thực hiện các quyền cơ bản của họ, chúng ta hãy hành động nhanh chóng và tập thể", bà Burgener nói thêm.
Đại sứ Myanmar tại LHQ nghẹn ngào phản đối đảo chính Đại sứ Myanmar Kyaw Moe Tun kêu gọi Liên Hợp Quốc "dùng bất kỳ biện pháp nào cần thiết để chống lại quân đội Myanmar", khôi phục nền dân chủ. "Chúng ta cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa từ cộng đồng quốc tế để chấm dứt ngay lập tức cuộc đảo chính quân sự, ngăn chặn áp bức người dân...