Đại sứ Myanmar tại Anh lên tiếng sau khi bị chiếm sứ quán
Kyaw Zwar Minn, đại sứ tại Anh vừa bị chính quyền Myanmar sa thải, cảm thấy không an toàn ở London, còn người thân ở quê nhà lo bị trả thù.
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi bị cấp dưới chiếm văn phòng đại sứ quán ở London và chính quyền quân sự Myanmar sa thải tuần trước, cựu đại sứ Kyaw Zwar Minn cho biết ông không còn cảm thấy an toàn tại dinh thự phía bắc thủ đô nước Anh và đã liên lạc với c ảnh sát sau khi nhân viên cũ gửi thư yêu cầu ông phải chuyển ra khỏi tòa nhà này trước ngày 15/4.
“Bộ Ngoại giao Anh nói nếu họ xâm nhập nơi ở của chúng tôi, cảnh sát Anh sẽ không thể làm gì được”, ông nói, thêm rằng ông đang chờ giới chức Anh có thể làm được gì để giúp ông ở lại London.
Theo Kyaw Zwar Minn, trong những ngày gần đây, người thân ở quê nhà, những người ông không gặp suốt 5 năm qua, lo sợ bị trả thù do lập trường ủng hộ chính phủ dân sự bị lật đổ của ông. “Một số bạn bè và người thân của tôi đang phải lẩn trốn, tránh xa nơi ở của họ. Chỉ vì tôi mà họ không thể xuất hiện công khai”, ông cho hay.
Ông Kyaw Zwar Minn tại dinh thự phía bắc thủ đô London, Anh hôm 13/4. Ảnh: Guardian .
Kyaw Zwar Minn hối thúc Bộ Ngoại giao Anh tăng cường biện pháp an ninh, nhưng không kêu London áp thêm lệnh trừng phạt với chính quyền quân sự Myanmar. Tuy nhiên, ông nói rằng hoàn cảnh của mình là phép thử cho cam kết của Anh đối với các nền dân chủ trên thế giới.
“Mọi người đang theo dõi rất chặt chẽ bước tiếp theo của chính phủ Anh. Họ đã nhận được bài học từ quân đội Myanmar, bây giờ họ phải trả lại một bài học cho quân đội. Nước Anh phải thể hiện sức mạnh của mình”, ông cho hay.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Anh tuần trước cho biết họ đã “tái đảm bảo rằng đại sứ Kyaw Zwar Minn có thể sống an toàn ở Anh trong lúc quyết định tương lai lâu dài” tại cuộc họp với đại biện lâm thời Chit Win, hiện là quyền đại sứ Myanmar tại Anh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh không trả lời cụ thể về việc ông Kyaw Zwar Minn lo sợ dinh thự bị “xâm chiếm”, nhưng các quan chức Anh có thể đang tìm cách đàm phán một giải pháp và tình hình nhiều khả năng không đến mức kịch tính như vậy.
Kyaw Zwar Minn, trở thành nhà ngoại giao dưới thời Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi sau thời gian dài làm việc trong quân đội, đã phải ở một đêm trong xe hơi bên ngoài đại sứ quán tuần trước, sau khi phó đại sứ Chit Win và tùy viên quốc phòng Soe Aung chiếm tòa nhà theo lệnh của chính quyền quân sự Myanmar. Ông vẫn ở lại London với hy vọng chính phủ Anh sẽ bảo đảm ông trở lại đại sứ quán. Một đồng minh nói rằng xuất thân từ quân đội trước đây có thể giúp ông “tiếp tục chức vụ”.
Tuy nhiên, lo ngại ông có thể bị loại khỏi chức vụ ngày càng tăng lên khi một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Myanmar cảnh báo các nhân viên của ông đang theo dõi ông. Vị trí của ông vẫn chưa rõ ràng, bởi vai trò đại sứ không thường trú tại Ireland, Thụy Điển và Đan Mạch chưa bị chính quyền quân sự thu hồi.
Khi trao đổi với phóng viên, tâm trạng của ông thay đổi thất thường, khi vui vẻ, hân hoan, khi ủ rũ, chán nản. Ông cùng vợ, con trai và hai chó cưng đang ở dinh thự trị giá hàng triệu USD tại Hampstead.
Dường như Kyaw Zwar Minn đã chấp nhận rằng không thể giữ quyền kiểm soát dinh thự này, nhưng ông cảnh báo về tác động tiêu cực nếu ông bị trục xuất khỏi đó. “Đây là tòa nhà cuối cùng mà tôi có. Chúng tôi có 7 tòa nhà và 6 tòa đã bị mất. Tôi sẽ trả lại nó cho chính phủ hợp pháp. Làm sao tôi có thể giao nó cho quân đội được”, ông nói.
Khi được hỏi về những rủi ro gặp phải nếu trở lại Myanmar, ông cười đáp: “Nếu bạn muốn xem điều gì sẽ xảy ra khi tôi trở lại, tôi sẽ làm cho bạn một chiếc mặt nạ giống hệt tôi và đưa cho bạn. Bạn đeo nó và đến Yangon để có thể xem điều gì sẽ xảy ra”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh “vấn đề là mọi người đang chết ở đất nước của tôi. Họ mất nhiều hơn tôi. Cuộc sống của họ. Tính mạng của họ. Và gia đình họ còn đau khổ hơn tôi”.
Nhóm giám sát thuộc Hiệp hội Hỗ trợ tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết hơn 700 người đã thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2.
Đại sứ Kyaw Zwar Minn (áo đen) đứng ngoài tòa nhà đại sứ quán Myanmar ở Anh hôm 7/4. Ảnh: AFP .
Cựu đại sứ cũng mô tả sự cảnh giác của ông khi hai nhân viên cũ xuất hiện hôm 11/4. “Họ chuyển một bức thư được gửi từ Naypyidaw. Họ lấp ló ngoài cổng nhà chúng tôi. Đó là một loại đe dọa”, ông cho hay. Trong suốt bữa trưa, vợ ông nói rằng ông bị đối xử “như một con chó” và những nhân viên đó rất xấc xược. “Tại sao họ bắt nạt chúng ta?”, bà hỏi chồng.
Đối với một số nhà hoạt động muốn khôi phục chính phủ dân sự ở Myanmar, Kyaw Zwar Minn là người rất phức tạp. Ông là “một trong số ít đại sứ trên khắp thế giới lên tiếng phản đối đảo chính và kêu gọi thả bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint”, Mark Farmaner, giám đốc Chiến dịch Myanmar tại Anh, cho biết. “Ông ấy xứng đáng được ghi nhận vì điều đó”.
Tuy nhiên, Farmaner lưu ý nhà ngoại giao này đã “từ chối ủng hộ phong trào bất tuân dân sự và cũng từ chối tham gia ủy ban đại diện chính phủ dân sự (CRPH)”. “Một ngày sau khi đại sứ quán bị chiếm, ông ấy mới thực hiện kiểu chào bằng ba ngón tay mà người biểu tình ở Myanmar đã sử dụng”, Farmaner nói.
Kyaw Zwar Minn cho rằng những người chỉ trích nên hiểu tình thế tiến thoái lưỡng nan của ông. “Tôi không thể tham gia CRPH với tư cách đại sứ. Bây giờ tôi đang tự do. Đó là lý do tôi có thể chào bằng ba ngón tay”, ông cho hay.
Ông thể hiện sự khinh miệt đặc biệt đối với Chit Win, cấp phó cũ của mình. Chit Win đã lên tiếng ủng hộ CRPH, nhưng đồng thời cũng ủng hộ chính quyền quân sự, Kyaw Zwar Minn nói. “Tất nhiên ông ta là người tham vọng, có học thức, muốn có được vị trí cao. Đó không chỉ là sự phản bội, ông ta như một kẻ xấu xa”.
Kyaw Zwar Minn lo ngại cuộc khủng hoảng ở Myanmar có thể “dẫn đến nội chiến”. “Bạn có thể thấy chính quyền quân sự sẽ không lùi bước. Sẽ có thêm nhiều người chết và nền kinh tế sẽ sụp đổ. Sau đó, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trên đất nước của chúng tôi. Trẻ em đang chết dần. Mọi người đang chết dần. Tất nhiên là họ vô tội. Họ không có vũ khí, họ đã ra đường biểu tình, đây là quyền của họ”, ông cho hay.
Tùy viên quốc phòng Myanmar bị cáo buộc chiếm đại sứ quán ở Anh
Đại sứ Myanmar tại Anh cáo buộc tùy viên quốc phòng chiếm đại sứ quán, nhốt ông bên ngoài.
Người biểu tình tụ tập bên ngoài đại sứ quán Myanmar ở khu phố Myafair, thủ đô London hôm 7/4 cùng Kyaw Zwar Minn, đại sứ Myanmar tại Anh. Khi được hỏi người nào bên trong, ông trả lời: "Tùy viên quốc phòng, họ chiếm đại sứ quán của tôi".
Đại sứ Kyaw Zwar Minn đứng ngoài tòa nhà đại sứ quán Myanmar ở Anh hôm 7/4. Ảnh: AFP
Ông tuyên bố sẽ ở bên ngoài đại sứ quán "cả đêm", giải thích "đây là tòa nhà của tôi". "Khi tôi rời sứ quán, họ xông vào bên trong, chiếm cứ tòa nhà", Kyaw Zwar Minn nói. "Họ tuyên bố nhận chỉ thị từ thủ đô nên không cho tôi vào", ông nói thêm, kêu gọi chính phủ Anh can thiệp.
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn từ khi quân đội bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hôm 1/2. Phong trào biểu tình diễn ra hơn hai tháng nay, với gần 600 người thiệt mạng trong các cuộc trấn áp của lực lượng an ninh.
Quân đội Myanmar tháng trước triệu hồi đại sứ Kyaw Zwar Minn, sau khi ông ra tuyên bố thúc giục trả tự do cho Suu Kyi và Tổng thống Win Myint. "Ngoại giao là cách phản ứng duy nhất và là câu trả lời cho tình trạng bế tắc hiện tại", Kyaw Zwar Minn nói trong tuyên bố được Ngoại trưởng Anh Dominic Raab dẫn lại trên Twitter.
Bộ Ngoại giao Anh, bên liên tục chỉ trích cuộc đảo chính, cho biết "đang tìm hiểu tình huống xảy ra tại đại sứ quán Myanmar ở London". Cảnh sát thủ đô London cho hay đã được thông báo.
Đại sứ Myanmar kêu gọi Anh từ chối phái viên của quân đội Đại sứ Myanmar tại Anh, người bị chính quyền quân sự sa thải, kêu gọi London không công nhận phái viên của quân đội và trục xuất họ về Myanmar. "Chúng tôi tin rằng chính phủ Anh sẽ không ủng hộ những người đang làm việc cho quân đội và chúng tôi cũng muốn kêu gọi chính phủ Anh trục xuất họ", ông...