Đại sứ Myanmar tại Anh kêu gọi trả tự do cho Suu Kyi
Đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn được Ngoại trưởng Anh ca ngợi khi kêu gọi chính quyền quân sự phóng thích bà Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử.
“Chúng tôi yêu cầu thả Cố vấn Nhà nước Daw Aung San Suu Kyi và Tổng thống U Win Myint”, ông Zwar Minn hôm 8/3 viết trên tài khoản Facebook của đại sứ quán Myanmar tại Anh. Tuyên bố được ông đưa ra sau buổi hội đàm với Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Bộ trưởng phụ trách châu Á của Anh Nigel Adams.
Trước áp lực ngoại giao ngày càng lớn chống lại chính quyền quân sự ở Myanmar, đại sứ cho hay ông chọn “con đường ngoại giao” và cho rằng “câu trả lời cho cuộc khủng hoảng hiện nay chỉ giải quyết được trên bàn đàm phán”.
Một người cầm áp phích kêu gọi trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Suu Kyi trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon hôm 7/3. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Anh đã yêu cầu chính quyền quân đội Myanmar khôi phục nền dân chủ và trả tự do cho Suu Kyi cùng các nhà lãnh đạo khác bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2.
“Tôi biểu dương lòng dũng cảm và yêu nước của đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn khi kêu gọi tôn trọng kết quả bầu cử năm 2020 và trả tự do cho bà Aung Sung Suu Kyi và Tổng thống U Win Myin”, Ngoại trưởng Anh tuyên bố.
Tuần trước, đại sứ quán Myanmar tại Washington cũng ra tuyên bố chỉ trích lực lượng an ninh gây chết người trong các cuộc biểu tình, đồng thời kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar “hết sức kiềm chế”.
Myanmar rơi vào khủng hoảng hơn một tháng qua, khi các cuộc biểu tình bùng lên chống đảo chính. Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, c ảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 50 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình nổ ra.
Anh, Mỹ và một số nước phương Tây khác đã áp đặt những biện pháp hạn chế đối với chính quyền quân sự Myanmar. Liên minh châu Âu đang chuẩn bị mở rộng các biện pháp trừng phạt, nhắm vào những doanh nghiệp do quân đội Myanmar điều hành.
Anh trừng phạt Thống tướng Myanmar
Anh áp đặt biện pháp trừng phạt với 6 thành viên quân đội Myanmar, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, vì vai trò trong cuộc đảo chính quân sự.
"Động thái này gửi thông điệp rõ ràng tới chế độ quân sự ở Myanmar rằng những người chịu trách nhiệm vi phạm nhân quyền sẽ phải chịu trách nhiệm và chính quyền phải trao lại quyền kiểm soát cho chính phủ do người dân Myanmar bầu ra", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay cho hay.
Theo lệnh trừng phạt mới, Thống tướng Min Aung Hlaing, hiện đứng đầu chính quyền quân sự, cùng 5 thành viên quân đội bị cấm đến Anh, trong khi các doanh nghiệp và tổ chức của Anh bị cấm giao dịch với họ.
Viện trợ của Anh có thể được sử dụng để hỗ trợ gián tiếp cho quân đội đã bị đình chỉ.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing tại Yangon tháng 7/2016. Ảnh: Reuters .
Thông báo mới nhất của Anh đồng nghĩa tất cả thành viên Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar (SAC) phải chịu các biện pháp trừng phạt. Năm người khác chịu lệnh trừng phạt của Anh là trung tướng Aung Lin Dwe, trung tướng Ye Win Oo, tướng Tin Aung San, tướng Maung Maung Kyaw và trung tướng Moe Myint Tun.
Thông báo được đưa ra tròn một tuần sau khi Anh trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo, Bộ trưởng Nội vụ Soe Htut và Thứ trưởng Nội vụ Than Hlaing vì cáo buộc vi phạm nhân quyền sau cuộc đảo chính. Những quan chức này bị đóng băng tài sản ngay lập tức và cấm tới Anh.
Lấy lý do có gian lận trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm ngoái với phần thắng thuộc về đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, quân đội Myanmar hôm 1/2 đảo chính, bắt bà Suu Kyi và một loạt quan chức chính phủ. Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu lên án đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự.
New Zealand là chính phủ nước ngoài đầu tiên có hành động cụ thể nhằm phản đối đảo chính Myanmar, khi tuyên bố ngừng tiếp xúc quân sự và chính trị cấp cao với Myanmar. Na Uy sau đó cũng đóng băng viện trợ song phương đối với quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 11/2 thông báo trừng phạt 10 quan chức quân sự hàng đầu Myanmar bị cho là chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, cấp phó của ông, Soe Win, cùng 4 thành viên khác thuộc Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar. Động thái này sẽ ngăn các tướng lĩnh Myanmar tiếp cận hơn một tỷ USD trong các quỹ của chính phủ nước này tại Mỹ.
Mỹ hôm 22/2 tiếp tục áp lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với tư lệnh không quân Myanmar Maung Maung Kyaw và tướng Moe Myint Tun, hai thành viên SAC.
Mỹ, Anh, Pháp chỉ trích Myanmar bắn người biểu tình Mỹ, Anh và Pháp đồng loạt lên tiếng chỉ trích việc lực lượng an ninh Myanmar dùng đạn thật để trấn áp biểu tình tại thành phố Mandalay hôm 20-2. Một người đàn ông trong cuộc biểu tình ngày 20-2 tại thành phố Mandalay, Myanmar, được đưa đi cấp cứu - Ảnh: REUTERS Hai người đã thiệt mạng và nhiều người bị thương...