Đại sứ Mỹ trở lại Libya
Đại sứ Mỹ ở Libya, ông Gene Cretz đã trở lại Thủ đô Tripoli ngày hôm qua để tiếp tục sứ mệnh thời hậu Gaddafi.
Đại sứ Gene Cretz đã đến Tripoli trước một ngày theo kế hoạch và là lần đầu tiên sau 8 tháng ông rời Libya về Mỹ để tham vấn Washington sau khi WikiLeaks đăng tải các ý kiến của ông về đời sống và thói quen riêng tư của nhà lãnh đạo Gaddafi trong một điện tín ngoại giao mật năm 2009. Lúc đó, chính quyền Tổng thống Obama đã xem xét khả năng thay thế ông, một phần vì những căng thẳng gây nên do những đánh giá thông tục này.
Hôm thứ Tư, phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), Tổng thống Obama đã thông báo Mỹ sắp hoàn tất việc hiện diện ngoại giao đầy đủ trở lại Tripoli và đang làm việc để chấm dứt phong toả các tài sản của nhà cựu lãnh đạo Gaddafi.
Đại sứ Mỹ Gene Cretz đã trở lại Thủ đô Tripoli ngày hôm qua để tiếp tục sứ mệnh thời hậu Gaddafi.
Mỹ cùng với các đồng minh NATO đã phát động chiến dịch không kích nhằm lặt đổ lực lượng của Đại tá Gadafi sau khi Hội đồng bảo an LHQ hồi tháng Ba thông qua nghị quyết cho phép thiết lập vùng cấm bay và chấp thuận tất cả các hành động cần thiết để bảo vệ dân thường Libya. NATO đã lãnh sứ mệnh chính trong cuộc chiến này.
Ngày hôm qua, cơ quan ra quyết định của NATO – Hội đồng Bắc Đại Tây Dương đã gia hạn sứ mệnh của tổ chức này thêm 90 ngày. Trong trường hợp ngược lại, chiến dịch của NATO sẽ kết thúc vào ngày 27/9 tới.
Tại Libya, Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC) – tổ chức lãnh đạo lực lượng nổi dậy đã không thành lập được nội các, bỏ lỡ cơ hội ra mắt chính phủ mới trước khi giới lãnh đạo lâm thời đại diện cho quốc gia Bắc Phi này đến tham dự khóa họp thường niên của Đại hội đồng LHQ trong tuần này.
Ngày hôm qua, phát biểu tại New York, ông Mahmoud Jibril – Thủ tướng của NTC đã bày tỏ hy vọng chính phủ mới sẽ được thành lập “trong vòng một tuần hoặc tối đa là 10 ngày kể từ hôm nay”.
Theo Bee.net.vn
'Bóng ma' Hồi giáo cực đoan ở Libya
Khi thời kỳ "hậu Gaddafi" vừa mới bắt đầu, NATO chợt rùng mình quan ngại về viễn cảnh một đất nước Libya rơi vào tầm ảnh hưởng của lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Tuy thừa nhận lực lượng Hồi giáo với danh nghĩa "Tình nguyện viên Hồi giáo" đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ chế độ Gaddafi, nhưng trong bài phát biểu hôm 12/9 mới đây, Tổng thư ký NATO Rasmussen lại bày tỏ lo ngại đất nước Libya có thể bị thâu tóm bởi những phân tử cực đoan Hồi giáo.
Tuyên bố trên được ông Rasmussen đưa ra trong bối cảnh sự chia rẽ nội bộ lãnh đạo lực lượng nổi dậy ở Tripoli đang rõ ràng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khác biệt trong cách đánh giá về những đóng góp của lực lượng Hồi giáo trong việc lật đổ chính quyền Đại tá Gaddafi.
Trả lời trên Đài tiếng nói nước Nga hôm 18/9, ông Andrei Grozin - chuyên gia phân tích chính trị hàng đầu nước Nga, nhận định: "Trước, trong và sau cuộc chiến, binh lính Hồi giáo, lực lượng được xem như "bộ phận Al-Qaeda ở Bắc Phi" chính là hạt nhân nòng côt của lực lượng đối lập lật đổ chính quyền Gaddafi tại Libya. Đây là sự thật không thể phủ nhận".
Thực tế, không chỉ ở Libya mà cả Iraq và Afghanistan trước đó cũng cho thấy cái bóng vật vờ của những "bóng ma" Hồi giáo cực đoan.
Hồi cuối năm 2010, trong bài phát biểu về cuộc chiến tại Afghanistan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng bày tỏ sự quan ngại của nước Mỹ về sự hiện diện đường đường chính chính của những phần tử Hồi giáo cực đoan tại nhiều "điểm nóng" trên thế giới.
Không rõ trong lực lượng quân nổi dậy có bao nhiêu chiến binh Al-Qaeda và bao nhiêu vũ khí của Quân đội Libya đã lọt và tay những thành phần đó.
Bản thân người Mỹ không bao giờ quên việc họ đã "đào tạo" và đưa các phần tử Hồi giáo cực đoan vào Afghanistan nhằm chống lại Hồng quân Liên Xô.Sau đó, Al-Qaeda - hậu duệ của các phân tử Hồi giáo cực đoan được Mỹ tài trợ và vũ trang, quay lại tấn công chính những người nuôi dưỡng chúng.
Theo ông Andrei Grozin, "Tuyên bố của Rasmussen có lẽ nhằm mục đích bày tỏ "sự vô tội" của NATO. Rằng, NATO không hay biết là ở Libya có những người cùng chí hướng với Al-Qaeda, còn giờ đây NATO đã biết được vê điêu này và rất quan ngại là Al-Qaeda có thể thâu tóm quyền lực. Đây là biểu hiện rõ nhất của cái gọi là tính chất hai mặt của NATO với thế giới Hồi giáo".
Kinh nghiệm gần 10 năm phát động cuộc chiến chống khủng bố với NATO, mà đứng đầu là Mỹ, lực lượng Hồi giáo cực đoan chính là "cánh cửa" giúp NATO tiến vào thế giới của những "thể chế độc tài". Afghanistan, Iraq, giờ là Libya chứng minh sự hữu dụng trong việc cộng tác với Hồi giáo cực đoan.
Trong khi đó, các phần tử cực đoan Hồi giáo cũng châp nhận sự hỗ trợ của phương Tây "ở những thời điêm nhât định". Đây là sự hợp tác cùng có lợi.
Tuy nhiên, bản thân những nhà lãnh đạo NATO hiểu rằng, nếu tiếp tục song hành cùng lực lượng Hồi giáo cực đoan trong thể chế chính trị Libya mới, hay bất cứ quốc gia nào, điều này sẽ gây chia rẽ NATO. Bởi thực tế chứng minh, ngay cả khi Osama bin Laden đã bị tiêu diệt, NATO vẫn không thể kiểm soát được Al-Qaeda.
Theo Washington Times, các nhóm Hồi giáo cực đoan trong lực lượng nổi dậy Libya đang ngấm ngầm lên kế hoạch lật đổ chính phủ hậu Gadhafi và thành lập một nhà nước Hồi giáo tại quốc gia Bắc Phi này.
Thậm chí, những phần tử này đã đăng tải lên các diễn đàn chiến lược thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Libya. Lực lượng này xem việc chiếm được Tripoli chỉ là bước đầu trong cuộc chiến giành quyền lãnh đạo đất nước. Tiếp theo sẽ tiến hành cuộc chiến là đánh bại các binh sĩ vô thần và Hội đồng quốc gia chuyển tiếp.
Hiện các lực lượng tình báo NATO đang đẩy mạnh giám sát các phần tử Hồi giáo trong lực lượng đối lập Libya. Bước đầu xác nhận thông tin có hàng ngàn chiến binh Hồi giáo ở Libya đang được al-Qaeda gấp rút đào tạo, không trực tiếp tham gia vào cuộc tổng tiến công vào Tripoli, Bani Walid nhưng sẵn sàng hành động khi có lệnh.
Báo cáo trên cũng cho hay âm mưu của các phần tử này trùng hợp với sự nổi lên của Abu Abdallah al-Sadiq, cựu lãnh đạo của nhóm chiến đấu Hồi giáo Libya có liên hệ với Al-Qaeda. Abu Abdallah al-Sadiq đang là chỉ huy trong lực lượng đối lập Libya và từng dẫn đầu quân nổi dậy tiến chiếm Tripoli.
Cùng với sự chia rẽ về phân chia quyền lực trong ban lãnh đạo mới, thì sự xuất hiện của những "bóng ma" Hồi giáo cực đoan sẽ càng khiến cho tình hình chính trường tại Libya thêm rối ren.
Xem ra, khát vọng về một đất nước không có xung đột chưa thể trở thành hiện thực với người dân Libya cũng như những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Theo Báo Đất Việt
Tại sao Nigeria lại 'nước đôi' với chế độ Gaddafi? Dù Nigeria công nhận Chính phủ lâm thời của phe nổi dậy Libya nhưng sức ảnh hưởng của ông Gaddafi vẫn còn rất lớn nên chính quyền Nigeria cảm thấy rất khó xử. Một vài trang báo gần đây đưa tin về những "cung bậc tình cảm" rất khác nhau của Nigeria về sự hiện diện của những người trung thành với nhà...