Đại sứ Mỹ tiết lộ điều tâm đắc và tiếc nuối trước khi rời Việt Nam
Đại sứ Kritenbrink chia sẻ đã có hơn ba năm “tuyệt vời” khi làm việc tại Việt Nam, nhưng tiếc vì chưa được đi thăm hết mọi miền đất nước trước khi hết nhiệm kỳ.
“Điều mà tôi tâm đắc là được đảm nhận vai trò đại sứ tại một trong số đối tác quan trọng nhất của Mỹ. Tôi thích cảm giác được cùng với đồng nghiệp hợp tác chặt chẽ với những đối tác Việt Nam để xây dựng mối quan hệ, tình hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước”, Đại sứ Daniel Kritenbrink nói trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 7/4 trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam. Nhà ngoại giao có thể nói trôi chảy tiếng Trung và tiếng Nhật đã được Tổng thống Biden đề cử là trợ lý ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Đại sứ Kritenbrink đã được cựu tổng thống Donald Trump đề cử làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam vào tháng 7/2017 và bắt đầu nhiệm kỳ vào tháng 11 năm đó. Đại sứ cho biết ông thực sự “tâm đắc” khi Việt Nam và Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu có lợi cho cả hai quốc gia trong thời gian nhiệm kỳ của ông.
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ cho rằng những thành tựu đó không chỉ có công sức của cá nhân ông, mà đó là công sức của gần 1.000 “đồng nghiệp tuyệt vời” trong phái đoàn Mỹ tại Việt Nam.
“Chúng tôi có hơn 700 nhân viên Việt Nam, những người rất tuyệt vời, cùng hơn 200 nhân viên Mỹ. Tôi rất vinh hạnh khi được lãnh đạo đội ngũ tuyệt vời như vậy”, ông nói.
Video đang HOT
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink trong cuộc họp báo ở Hà Nội sáng 7/4. Ảnh: Giang Huy.
Nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ cũng đánh giá cao và cảm kích trước sự hỗ trợ, hợp tác của các lãnh đạo chính phủ Việt Nam trong ba năm ông đảm nhận vai trò đại sứ Mỹ tại đây.
“Tôi thường nói với bạn bè ở Mỹ, nếu dùng 3 từ để mô tả lãnh đạo Việt Nam, đó sẽ là chiến lược, có năng lực và rất thực tế”, ông Kritenbrink chia sẻ.
Đại sứ Mỹ thêm rằng ông rất yêu vẻ đẹp của đất nước Việt Nam và có lẽ không bao giờ quên các chuyến công tác hay du lịch tới Sa Pa, Hà Giang, Hội An, Cần Thơ cùng nhiều địa điểm khác. Ông thấy thực sự xúc động trước sự nồng hậu của người dân Việt Nam ở những nơi từng ghé thăm.
“Một người bạn Mỹ từng hỏi tôi rằng ấn tượng của tôi về Việt Nam là gì. Tôi đã trả lời rằng có hai ấn tượng. Một là sự tốt bụng và hào phóng của người dân Việt Nam. Hai là sự hạnh phúc và lạc quan của hầu hết người bạn Việt Nam của tôi”, ông kể. “Bất kỳ khi nào đi bộ ở phố cổ, hồ Hoàn Kiếm hay ngồi trong ô tô đi quanh Hà Nội, tôi luôn thấy hình ảnh người dân Việt Nam ngồi bên chiếc ghế nhựa uống cà phê, ăn đồ ăn rồi cười nói với nhau. Tôi không bao giờ quên cảnh tượng đó”.
Nhà ngoại giao Mỹ thêm rằng ông rất yêu đồ ăn Việt Nam và không biết sẽ phải làm gì nếu sau này không thể ăn phở, bún chả, chả cá bất kỳ khi nào mong muốn. Ông cũng cho biết bản thân rất thích ăn xoài vào bữa sáng, nhưng biết rằng khó có thể duy trì sở thích này khi ở Washington.
“Đất nước và con người Việt Nam sẽ luôn có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên các bạn”, Đại sứ Mỹ nói.
Khi được hỏi về điều ông cảm thấy hối tiếc về quãng thời gian ở Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink chia sẻ có chút tiếc nuối vì chưa thể tới thăm mọi miền trên đất nước Việt Nam. “Nhưng tôi và gia đình tôi đã nói với nhau rằng đây chính là lý do tốt để chúng tôi có thể trở lại Việt Nam trong tương lai”, ông cho hay.
Mỹ chi 5 triệu USD lập Học viện YSEALI tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ chi 5 triệu USD để thành lập Học viện YSEALI ở Việt Nam, nhằm hỗ trợ các chuyên gia trẻ trên nhiều lĩnh vực.
Tại sự kiện "Tương lai của ASEAN: Vai trò của Giới trẻ" ở TP HCM hôm 4/9, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương David Stilwell
công bố Học viện YSEALI (Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á) sẽ được đặt tại Đại học Fulbright Việt Nam, TP HCM, theo thông cáo của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM cùng ngày.
Học viện YSEALI được thành lập với mục đích cung cấp các buổi hội thảo về xây dựng năng lực trên nhiều lĩnh vực cho các chuyên gia từ 25-40 tuổi khắp Đông Nam Á.
Chương trình của Học viện YSEALI cũng cung cấp cơ hội tham gia các hội thảo, dự án nhóm và tham quan thực tế. Những bạn trẻ còn có cơ hội bổ ích để mở rộng mạng lưới nghề nghiệp. Dự kiến các học giả, các nhà thực hành chính sách và diễn giả khách mời từ Mỹ, Đông Nam Á sẽ được mời để hướng dẫn và tư vấn cho hơn 400 chuyên gia trẻ từ tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN và Đông Timor.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink trong một sự kiện ở Nghê An hồi tháng 3/2019. Ảnh: Nguyễn Hải.
"Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, thay mặt cho Bộ Ngoại giao và toàn bộ chính phủ Mỹ, xem YSEALI là chương trình nổi bật, giúp tăng cường phát triển nguồn nhân lực trên toàn khu vực", Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu trong sự kiện.
Ông Kritenbrink nói thêm từ khi YSEALI được khởi động vào tháng 12/2013, đã có hơn 150.000 thành viên trong mạng lưới YSEALI, trong đó có 30.000 thành viên đến từ Việt Nam.
Sự hợp tác lần này sẽ kết nối YSEALI, một chương trình nổi bật của chính phủ Mỹ, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các lãnh đạo tương lai đến từ ASEAN và Đông Timor, với Đại học Fulbright Việt Nam.
Trong hơn hai thập kỷ qua, hoạt động giao lưu nhân dân Việt Nam - Mỹ được mở rộng, trong đó có lĩnh vực giáo dục với gần 30.000 công dân trẻ Việt Nam đang học tập tại các trường đại học của Mỹ. Hai nước cũng thúc đẩy hợp tác giáo dục qua nhiều chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học. Nhiều dự án hợp tác và học bổng cũng được triển khai.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam tái khẳng định lập trường của Washington về Biển Đông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết Mỹ tiếp tục lập trường nhất quán trên Biển Đông và phản đối các hành động đe dọa, khiêu khích của Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của phóng viên trong họp báo sáng 7/4, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết Mỹ tiếp tục lập trường nhất quán trên...