Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc sắp từ chức
Đại sứ Mỹ tạ i Trung Quốc Terry Branstad sẽ từ chức sau hơn ba năm ở Bắc Kinh, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng.
Một nguồn thạo tin hôm 14/9 xác nhận đại sứ Terry Branstad dự kiến rời Bắc Kinh trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay cảm ơn Branstad trên Twitter vì sự đóng góp của ông cho người dân Mỹ với tư cách là đại sứ tại Trung Quốc. “Tổng thống Donald Trump đã chọn đại sứ Branstad vì kinh nghiệm hàng chục năm làm việc với Trung Quốc biến ông ấy trở thành người phù hợp nhất để đại diện cho chính quyền và để bảo vệ lợi ích, lý tưởng Mỹ trong mối quan hệ quan trọng này”, Ngoại trưởng Mỹ viết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và ông Terry Branstad tại Iowa năm 2012. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Mỹ không nêu lý do Branstad từ chức, hay đưa ra bất kỳ thông báo nào về việc ai sẽ tiếp quản vị trí ngoại giao quan trọng này.
Thông tin được đưa ra sau khi People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 9/9 từ chối đăng một bài viết của Branstad cáo buộc chính phủ Trung Quốc “lợi dụng” sự cởi mở của Mỹ trong những thập kỷ gần đây, với lý do “không đúng sự thật”.
“Nếu ông muốn xuất bản bài viết này trên People’s Daily, ông nên chỉnh sửa đáng kể nội dung dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, People’s Daily viết trong thư từ chối.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ ngay sau đó chỉ trích People’s Daily, cho biết nếu chính phủ Trung Quốc muốn trở thành cường quốc thật sự, họ nên “tôn trọng quyền để các nhà ngoại giao phương Tây trao đổi trực tiếp với người dân Trung Quốc”.
Branstad là một trong những đại sứ đầu tiên được Trump lựa chọn sau khi ông đắc cử năm 2016. Ông chủ Nhà Trắng cho biết Branstad được chọn vì kinh nghiệm của ông trong chính sách công, thương mại và nông nghiệp, cũng như “mối quan hệ lâu dài với Chủ tịch Tập Cận Bình”.
Branstad được cho là quen biết ông Tập từ năm 1985, thông qua những cuộc trao đổi của chính phủ Mỹ – Trung.
Ban đầu, việc Branstad, cựu thống đốc bang Iowa, được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc được Bắc Kinh rất hoan nghênh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ca ngợi ông “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Branstad đã trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ Mỹ – Trung, với căng thẳng song phương gia tăng trên nhiều lĩnh vực như nguồn gốc Covid-19, chiến tranh thương mại hay các đòn “ăn miếng trả miếng” nhắm vào các tập đoàn công nghệ của nhau.
Trump, người đang nỗ lực tái tranh cử bằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc, đã gia tăng các biện pháp quyết liệt nhắm vào Bắc Kinh. Chính quyền Trump hồi tháng 7 yêu cầu Trung Quốc đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Houston. Trung Quốc sau đó đáp trả bằng cách yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Mỹ hồi đầu tháng tiếp tục tuyên bố hủy thị thực 1.000 sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc, khiến Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích đây là hành vi “đàn áp”.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chính sách biển Đông vẫn tiếp tục sau bầu cử
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói việc Mỹ gần đây cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông là sự tiếp nối chính sách đã có từ lâu và sẽ được tiếp tục trong nhiều năm tới.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Tiền Phong ngày 3/9, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink khẳng định Mỹ từ lâu đã là một cường quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và những bước đi gần đây của Mỹ là cách Washington tiếp nối và điều chỉnh chính sách đã có từ lâu của mình.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink. (Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng)
" Có một sự thay đổi lớn đã diễn ra ở Biển Đông từ năm 2013. Đó là Trung Quốc ngày càng tăng cường các hành vi bất hợp pháp, hung hăng và khiêu khích để cưỡng ép và bắt nạt các nước láng giềng, buộc họ phải chấp nhận những yêu sách bành trướng của Bắc Kinh. Đây chính là lý do chúng tôi thực hiện các bước đi đó", Đại sứ Kritenbrink nói.
Giải thích về việc trừng phạt 24 công ty và các cá nhân Trung Quốc tham gia xây dựng và quân sự hóa các đảo trên Biển Đông, Đại sứ Kritenbrink cho biết Mỹ muốn thể hiện rõ sự ủng hộ mạnh mẽ luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật pháp quốc tế trên biển, cụ thể là biển Đông; và rằng tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế, hành xử theo luật lệ và không thực hiện các hành vi bắt nạt hay cưỡng ép.
Đại sứ Mỹ cho biết, trong vòng 3 tháng qua, Mỹ đã có một số bước đi quan trọng để thể hiện rõ hơn nữa cam kết của mình đối với những nguyên lý về luật pháp quốc tế, duy trì ổn định và tự do về hàng hải đã có từ lâu đời. Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo hồi tháng 7 đối với khu vực Biển Đông, dựa trên phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016.
Sau đó, để thể hiện rõ hơn nữa rằng Mỹ sẽ có những bước đi thiết thực để buộc các quốc gia hành xử trái nguyên lý đó sẽ phải trả giá, ngày 26/8, Mỹ công bố 2 bước đi: hạn chế visa đối với một số cá nhân Trung Quốc có vai trò trong hoạt động bồi đắp và xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các cấu trúc tại Biển Đông; đưa thêm 24 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc vào Danh sách thực thể của Bộ Thương mại Mỹ, trong đó có nhiều thành viên của Công ty xây dựng truyền thông Trung Quốc (CCCC).
Điều đó nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn làm ăn với công ty này tại Mỹ đều sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu. Bước đi này sẽ hạn chế hoạt động của các công ty đó, và danh tiếng của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Hợp tác an ninh Việt - Mỹ sẽ mở rộng
Về hợp tác Việt - Mỹ, Đại sứ Kritenbrink khẳng định quan hệ hai nước đang phát triển trên hầu hết các lĩnh vực. Hai bên phối hợp với nhau trong nhiều vấn đề, từ Triều Tiên, Biển Đông tới xây dựng năng lực cho Việt Nam.
Đại sứ Mỹ cho rằng hai nước có những tương đồng về lợi ích quốc phòng và an ninh. Mỹ và Việt Nam đều mong muốn hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực; tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều hành xử theo luật lệ và tuân thủ luật quốc tế, các quốc gia không có những hành động bắt nạt hay cưỡng ép nước khác; tự do hàng hải và hàng không trong các khu vực, trong đó có biển Đông.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 3/9. (Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng)
Đại sứ cho biết các hoạt động hợp tác của hai bên đã đạt được nhiều bước tiến. Từ năm 2009, Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam 400 triệu USD để xây dựng năng lực, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
" Tôi cho rằng đây là sự đầu tư cho một nước Việt Nam vững mạnh và độc lập. Một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập và thịnh vượng rất có lợi cho Mỹ và toàn bộ khu vực", Đại sứ nói.
Ông nhấn mạnh, chỉ riêng trong thời gian ông làm Đại sứ ở Việt Nam đã có 3 chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Việt Nam; hai chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam.
Đại sứ Kritenbrink cho rằng hợp tác an ninh Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển và được củng cố trong thời gian tới, mở rộng ra các lĩnh vực mới, có thể là thương mại quốc phòng và trao đổi thông tin.
Báo Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ chịu tổn thất quân sự 'nặng nề' Tờ Global Times của Trung Quốc tuyên bố Ấn Độ phải đối mặt một Trung Quốc "hùng cường" và sẽ chịu tổn thất quân sự nặng nề nếu cạnh tranh. "Ấn Độ nói rằng họ đã ngăn chặn hoạt động quân sự của Trung Quốc. Từ 'ngăn chặn' cho thấy quân đội Ấn Độ thực hiện hành động tiêu cực trước và quân...