Đại sứ Mỹ tại ASEAN: Trung Quốc độc đoán trong vấn đề Biển Đông
Năm 2015, Mỹ ưu tiên lắng nghe ý kiến từ khu vực, ngoài kinh tế, các vấn đề ưu tiên còn có bảo vệ hàng hải, môi trường, bảo vệ hòa bình, ổn định, Biển Đông…
Tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 1 tháng 1 đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian. Sau đây là toàn bộ nội dung bài phỏng vấn này:
Nina Hachigian là tân Đại sứ Mỹ tại ASEAN. Nina đã trải qua một tháng bận rộn, sau khi tham gia chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên “Tạp chí Ngoại giao” James Pach.
James Pach: Gần đây, bà đã hoàn thành công việc tại Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á; bà cho rằng, những hội nghị này đạt được những thành quả nào?
Nina Hachigian: Hai hội nghị cấp cao này đều rất thành công, tôi rất vui mừng đã tham gia hai hội nghị cấp cao này. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ, Tổng thống Obama tiếp tục tái khẳng định, quan hệ Mỹ và ASEAN là một phần quan trọng của tái cân bằng chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Ông còn nhấn mạnh, hợp tác song phương Mỹ và ASEAN là “tam vị nhất thể”: Kinh tế, chính trị an ninh và văn hóa xã hội.
Điều làm tôi cảm thấy phấn khởi nhất là Mỹ và ASEAN đã cùng ra “Tuyên bố chung về ứng phó biến đổi khí hậu giữa Mỹ-ASEAN” (the U. S. – ASEAN Joint Statement on Climate Change). Đây là một sự kiện lớn, cho thấy Mỹ và ASEAN cùng nỗ lực để Đại hội biến đổi khí hậu Paris của Liên hợp quốc vào tháng 12 năm 2015 đạt được thành công, đồng thời cũng cho thấy ASEAN đang tham gia giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu phức tạp.
Mỹ tiếp tục sẽ cùng nỗ lực với các đối tác hợp tác, phát triển Hội nghị cấp cao Đông Á thành diễn đàn đi đầu giải quyết các thách thức chính trị và an ninh của khu vực này. Năm 2014, hội nghị cấp nao này đưa ứng phó với “Nhà nước Hồi giáo” (IS) và dịch Ebola vào chương trình làm việc quan trọng.
Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian
James Pach: Tiến trình dân chủ ở Myanmar đình trệ thậm chí thụt lùi, toàn thế giới càng lo ngại, trong khi đó mức độ quan tâm vấn đề dân tộc thiểu số Rohingya cao hơn. Mỹ làm thế nào để khuyến khích hoặc thúc đẩy Chính phủ Myanmar tiếp tục cải cách?
Nina Hachigian: Tổng thống Obama đã bày tỏ rất quan tâm đến vấn đề khu vực Rakhine của Myanmar, nhất là vấn đề người dân tộc thiểu số Rohingya. Trong cuộc hội đàm giữa ông với Tổng thống Myanmar Thein Sein, Tổng thống Obama cho biết, những vấn đề này là “vấn đề cấp bách nhất” của Myanmar và nhấn mạnh toàn thế giới đều quan tâm.
Tổng thống Obama thúc giục thực hiện một biện pháp giải quyết trong vấn đề khu vực Rakhine: Trước hết, cần làm cho khu vực này giành được nhiều vật chất nhân đạo hơn; thứ hai, cần công khai giải quyết vấn đề thân phận quốc tịch của thành viên dân tộc Rohingya; thứ ba, cần để những nhân sĩ không quốc tịch này trong dân tộc Rohingya của khu vực này nhập tịch. Ông còn nhấn mạnh, nếu hiện trạng của khu vực Rakhine tiếp tục diễn ra thậm chí xấu đi, tiến trình dân chủ tổng thể của Myanmar sẽ bị ảnh hưởng.
Chính phủ Mỹ xưa nay nhấn mạnh Chính phủ Myanmar có trách nhiệm áp dụng các biện pháp thỏa đáng bảo đảm an toàn cho tất cả công dân nước này, cải thiện và nâng cao đãi ngộ đối với họ; nhân quyền và tự do cơ bản của người dân Myanmar phải được tôn trọng.
James Pach: ASEAN luôn bị phê phán do không thể phát huy vai trò quan trọng trong các sự kiện khủng hoảng mang tính khu vực, như khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, bảo đảm nhân quyền và xung đột Biển Đông. Bà cho rằng, những phê phán này đối với ASEAN phải chăng khách quan? Những điểm yếu này của ASEAN phải chăng sẽ kiềm chế năng lực xử lý vấn đề với đối tác ASEAN của Mỹ?
Video đang HOT
Nina Hachigian: Tôi hoàn toàn cho rằng, những phê phán đối với ASEAN này là không chính xác. Chẳng hạn, ASEAN đã nhiều lần tái khẳng định lo ngại đối với sự kiện do Trung Quốc gây ra ở Biển Đông, hơn nữa đang ứng phó với các thách thức mang tính khu vực có rất nhiều khó khăn.
Có một số thách thức tuy không xác định là “khủng hoảng”, nhưng thực sự rất quan trọng, chẳng hạn buôn bán động vật hoang dã; hơn nữa, trên phương diện ứng phó với các cuộc khủng hoảng như xử lý khẩn cấp thảm họa tự nhiên, những điều này đều cần hợp tác và ứng phó chung của các nước thành viên.
Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian với Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tôi cũng cho rằng, tại Hội nghị cấp cao thường niên của ASEAN năm 2014 đã có một số thay đổi mới. 10 nước thành viên không còn chỉ quan tâm đến những vấn đề đã có trong nội khối, mà bắt đầu nỗ lực vào các thách thức mang tính toàn cầu phức tạp hơn. Các nước thành viên ASEAN bắt đầu tìm hiểu và đã tiếp nhận đồng thuận này: Họ càng phát huy vai trò lãnh đạo trong giải quyết các vấn đề mang tính khu vực, các vấn đề mang tính toàn cầu, khả năng thống nhất, khả năng hội tụ của ASEAN đối với các nước thành viên càng mạnh.
Tuyên bố cùng ứng phó với biến đổi khí hậu chính là ví dụ tốt nhất. ASEAN còn có rất nhiều ví dụ tương tự, như các nước thành viên ASEAN học được kinh nghiệm từ việc Tây Phi ứng phó với mối đe dọa dịch Ebola: Trong tương lai nếu có dịch bệnh tương tự bùng phát ở trong nước họ hoặc khu vực Đông Nam Á, cần để cách ly những người mắc bệnh.
Không thể quên những bài học ứng phó với dịch bệnh như SARS, H1N1. Tương tự, đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề “Nhà nước Hồi giáo” (IS) cũng là một mối đe dọa rõ ràng và hiện thực, hơn nữa mối đe dọa này mang tính toàn cầu, các nước khu vực này nhận thức được, họ cần cùng nhau ứng phó với những mối đe dọa này.
James Pach: Trong khoảng 18 tháng qua, Mỹ không thúc đẩy tiến trình dân chủ của ASEAN, không hành động gì trên các phương diện như chính biến ở Thái Lan, bầu cử ở Malaysia và Campuchia gây tranh cãi, tiến trình dân chủ ở Myanmar thụt lùi. Mỹ phải làm như thế ngăn chặn tình trạng hỗn loạn trong những tiến trình dân chủ hóa này?
Nina Hachigian: Mỹ luôn vì bảo đảm quyền lợi tự lựa chọn chính quyền của nhân dân các nước, quyền lợi phổ biến tự do bày tỏ nguyện vọng. Trên phạm vi toàn cầu, Mỹ luôn kêu gọi chính phủ các nước bảo vệ nhân quyền và tự do cơ bản của người dân nước họ, thực hiện nghĩa vụ quốc tế của họ.
Chúng tôi cũng đã khởi động rất nhiều chương trình hợp tác song phương, giúp đỡ các nước thành viên ASEAN nâng cao năng lực quản lý chính phủ; ở cấp độ khu vực, chúng tôi hợp tác với ASEAN, cùng xử lý các vấn đề quan trọng chẳng hạn buôn bán người.
James Pach: Cuộc bầu cử ở Indonesia thành công là điểm sáng chính trị mang tính khu vực có số lượng không nhiều trong năm 2014 của khu vực ASEAN. Indonesia và Tân Tổng thống Joko Widodo làm đối tác của Mỹ có thể phát huy vai trò thế nào trong các vấn đề của khu vực này?
Nina Hachigian: Indonesia là quốc gia lãnh đạo của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi cảm ơn đóng góp của cựu Tổng thống Indonesia Yudhoyono trong hợp tác khu vực, cũng bày tỏ tán thưởng đối với Tân Tổng thống Joko Widodo kiên trì những nguyên tắc này. Đại sứ Blake và tôi sẽ cùng hợp tác với Indonesia từ nhiều phương diện, ứng phó các loại thách thức của khu vực này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh
James Pach: Bà có lòng tin như nào đối với xây dựng thành công đúng hạn Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)? Cộng đồng kinh tế ASEAN có ý nghĩa thế nào đối với chính sách thương mại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ?
Nina Hachigian: Mục tiêu hoàn thành xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN trước tháng 12 năm 2015 là cột mốc của mục tiêu tham vọng làm sâu sắc hòa nhập kinh tế 10 nước ASEAN.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không phải là một mục tiêu cuối cùng; mà chỉ là một bước đi trong tiến trình phát triển mang tính liên tục. Các nước ASEAN đã xây dựng kế hoạch tiếp tục hòa nhập sau năm 2015.
Cộng đồng kinh tế ASEAN có lợi ích to lớn đối với ASEAN, đồng thời cũng có lợi ích to lớn đối với Mỹ. Nó yêu cầu các nước cùng với việc giảm hàng rào thuế quan, cởi mở nhiều cơ hội đầu tư hơn. Tuy Cộng đồng kinh tế ASEAN vẫn chỉ là một phạm vi không lớn, nhưng có thể giảm chi phí lưu động tự do hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ASEAN hội nhập là phù hợp với lợi ích của Mỹ. Một ASEAN đoàn kết, thống nhất còn có lợi cho bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á.
James Pach: Tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Mỹ, bà nhắc đến Trung Quốc ngày càng độc đoán trong vấn đề Biển Đông. Mỹ và ASEAN sẽ áp dụng những phương pháp nào để xử lý tranh chấp Biển Đông?
Các nhà lãnh Mỹ và ASEAN (nguồn Thediplomat.com)
Nina Hachigian: Mỹ khuyến khích ASEAN và Trung Quốc nhanh chóng áp dụng biện pháp có hiệu quả, xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct), làm dịu quan hệ căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông gây ra. Chúng tôi đã thúc giục các bên giữ kiềm chế trong hành vi, không được làm cho những tranh chấp này trở nên phức tạp hoặc tiếp tục gay gắt.
Tại Hội nghị cấp cao Đông Á, Tổng thống Obama tái khẳng định, tự do, đi lại không có trở ngại, hòa bình và ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế ở khu vực Biển Đông – những điều này đều là lợi ích quốc gia của Mỹ. Ông còn nhấn mạnh, chủ trương chủ quyền biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế, và thúc giục các bên lấy phương thức hòa bình xử lý tranh chấp, chứ không được dùng biện pháp cưỡng chế, đe dọa hoặc quân sự khác.
James Pach: Là đại sứ ở ASEAN, cá nhân bà sẽ ưu tiên làm gì trong năm 2015?
Nina Hachigian: Tôi trước hết muốn lắng nghe ý kiến của nhà lãnh đạo các nước ASEAN và nhân dân khu vực Đông Nam Á, tìm hiểu họ kỳ vọng nhất nhận được gì từ quan hệ Mỹ-ASEAN. Không có việc gì quan trọng hơn là trực tiếp lắng nghe ý kiến của các nhà lãnh đạo và nhân dân ASEAN.
Đối với Mỹ, quan hệ ngoại giao với ASEAN rất quan trọng, cũng là một khâu rất quan trong trong chính sách tái cân bằng. Đoàn ngoại giao Mỹ ở ASEAN rất trẻ, nhưng đang tiếp tục trưởng thành. Công việc mà chúng tôi đang làm đều có triển vọng rất tốt và tiềm năng to lớn. Các vấn đề quan trọng tương đương với phát triển kinh tế còn có phụ nữ, bảo vệ hàng hải, môi trường, bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực này, cùng với vấn đề Biển Đông, đây đều là những vấn đề ưu tiên xử lý của chúng tôi.
Tôi sẽ cùng với đội ngũ của mình đóng góp vào tăng cường quan hệ Mỹ-ASEAN, bao gồm quan hệ với thanh niên khu vực ASEAN. Chúng ta cùng nỗ lực vì mục tiêu thực hiện đoàn kết, tăng cường vị thế trung tâm của ASEAN và xây dựng một Đông Nam Á pháp trị, hòa bình, giàu mạnh.
Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (ảnh tư liệu)
Theo Giáo Dục
Thủ tướng Việt - Trung gặp mặt, đề cập an ninh Biển Đông
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay đề nghị Trung Quốc cùng duy trì an ninh, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, khi có cuộc gặp với người đồng cấp Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề ASEM 10. Ảnh: VGP
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Khắc Cường diễn ra bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) lần thứ 10 tại Milan, Italy.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển lành mạnh, ổn định.
Thủ tướng đề nghị hai bên kiểm soát tốt tình hình trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy các cơ chế đàm phán tiến triển, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; tôn trọng luật pháp quốc tế, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng khẳng định Trung Quốc luôn mong muốn hợp tác cùng có lợi với Việt Nam và xử lý thỏa đáng các vấn đề khó khăn phát sinh trong quan hệ hai nước. Ông đã phản hồi tích cực đối với những đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hai đảng, hai nước thời gian tới.
Hội nghị ASEM 10 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị của thành phố Milan vào chiều nay, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao 53 thành viên Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
Bên lề hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Anh Ngọc
Theo VNE
Ngoại trưởng Nhật Bản nói gì về an ninh Biển Đông? Nhật Bản cam kết duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông, coi đây là trách nhiệm và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Chiều 1/8/2014, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đang có chuyến thăm Chính thức...