Đại sứ Mỹ: Sẵn sàng cùng TQ tham gia các nỗ lực thúc đẩy luật pháp quốc tế
Mỹ không đòi hỏi các nước phải “chọn bên” giữa Mỹ và Trung Quốc và sẵn sàng cùng Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy luật pháp quốc tế, hành xử theo quy tắc.
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều 2/7, liên quan đến khác biệt giữa Mỹ – Trung có thể phải khiến các nước phải chọn bên, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam khẳng định Mỹ không đòi hỏi điều này mà chỉ hy vọng các nước tham gia cùng thúc đẩy luật pháp quốc tế vì lợi ích chung.
Cuộc họp báo được tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam – Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink.
Đại sứ Daniel Kritenbrink nói: “Bạn đã nói đến việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định ASEAN sẽ không chọn bên. Chúng tôi cũng không muốn các quốc gia phải chọn bên nào và không đòi hỏi điều này. Chúng tôi cũng không yêu cầu Việt Nam phải chọn bên.
Điều chúng tôi muốn là khi các quốc gia nhận ra họ sẽ có lợi ích trong việc có được một trật tự theo pháp luật, khi tuân thủ luật pháp quốc tế, khi ngăn cản các quốc gia lớn hơn bắt nạt các quốc gia khác, thì họ sẽ hợp tác với chúng tôi để thúc đẩy các lợi ích chung đó. Chúng tôi không đòi hỏi các quốc gia phải chọn bên và cũng sẵn sàng cùng Trung Quốc tham gia trong tất cả các nỗ lực này để thúc đẩy luật pháp quốc tế, hành xử theo quy tắc và không bắt nạt các quốc gia khác.”
Liên quan đến việc 3 tàu sân bay Mỹ xuất hiện trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Đại sứ nói Mỹ không nhằm mục tiêu ứng phó với một hoạt động cụ thể nào mà muốn khẳng định những mục tiêu trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài trên Biển Đông.
“Chúng tôi tin rằng các quốc gia ở biển Đông dù lớn hay nhỏ đều phải hành xử theo luật pháp quốc tế, đảm bảo các tuyên bố của họ dựa trên luật pháp quốc tế, hành xử theo quy tắc và các quốc gia lớn hơn không nên bắt nạt hay đe dọa các quốc gia nhỏ hơn. Chúng tôi tin vào các giải pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình; quyền tự do bay và di chuyển trên biển Đông. Chúng tôi phản đối các hoạt động tìm cách cưỡng ép các quốc gia khác trên biển Đông.”
Video đang HOT
Đại sứ tái khẳng định Mỹ phản đối các hành động của Trung Quốc trong việc ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí của các quốc gia khác trên biển Đông, trong đó bao gồm các hoạt động của Việt Nam. “Chúng tôi tin rằng các hành động khiêu khích liên tục này của Trung Quốc đe dọa đến an ninh năng lượng khu vực và làm ảnh hưởng đến Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Thật tiếc rằng Trung Quốc vẫn đang tiếp tục các hành động hung hăng và làm bất ổn, tiếp tục làm ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh trên biển Đông. Họ đã tiến hành các hành động này trong nhiều năm. Và chúng tôi đánh giá rằng Trung Quốc đã cố gắng sử dụng khủng hoảng COVID-19 để tăng cường thêm các hoạt động khiêu khích và hiếu chiến.”
Theo Đại sứ, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam và ASEAN để thúc đẩy các lợi ích chung, bao gồm “tăng cường các hoạt động ngoại giao với các đối tác bao gồm 10 nước ASEAN; hỗ trợ tăng cường năng lực hàng hải của các quốc gia trong đó bao gồm các quốc gia ASEAN; phát triển năng lực quân sự của chính Mỹ, tham gia vào các hoạt động như thực hiện quyền tự do hàng hải, một quyền mà các quốc gia khác cũng có thể.”
“Đó là lý do quân đội Mỹ có mặt trên Biển Đông trong thời gian vừa qua và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động như vậy ở những nơi luật pháp quốc tế cho phép”, ông nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Giữa cạnh tranh Mỹ - Trung, ASEAN không muốn chọn phe
ASEAN luôn mong muốn một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, hoà bình, thịnh vượng, hợp tác cùng phát triển, không muốn chọn bên nào mà mong muốn các bên hợp tác cùng phát triển, cùng có lợi, vì hoà bình ở khu vực và sự phát triển tương lai của các đối tác, trong đó Trung Quốc và Mỹ là những đối tác mà ASEAN rất coi trọng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp báo quốc tế sau Hội nghị. (Ảnh: Như Ý)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định như vậy khi trả lời báo chí trong cuộc họp báo chiều nay nhân dịp kết thúc thành công Hội nghị cấp cao ASEAN 36 dưới hình thức trực tuyến.
Thủ tướng cho biết, Hội nghị đã diễn ra rất tốt đẹp. Tất cả các thành viên là người đại diện cho nhà nước, thủ tướng, tổng thống ASEAN tham dự đông đủ, đã có sự thống nhất tuyệt đối trong những vấn đề quan trọng, sự đồng thuận rất lớn của các thành viên ASEAN, thống nhất trong nhiều vấn đề quan trọng của nội khối.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay đại diện các đoàn ngoại giao. (Ảnh: Như Ý)
Thủ tướng cho biết các lãnh đạo tham dự Hội nghị đều đánh giá cao kết quả chống COVID-19 trong khối ASEAN, với tỷ lệ tử vong thấp, phần lớn các nước hiện nay đã kiểm soát được. Việt Nam là nước trong 75 ngày qua không có người mắc trong cộng đồng. Có nước như Thái Lan và nhiều nước bị ảnh hưởng nặng nề như Singapore và Malaysia cũng đang kiểm soát tốt, số lây nhiễm giảm đi, mở ra chương mới để thiết lập tình trạng bình thường mới ở các nước.
Trong cuộc chiến chống COVID-19 có nỗ lực lớn của ASEAN, đặc biệt là tinh thần thân thiện, hợp tác ASEAN.
Thủ tướng cho biết các lãnh đạo đã tập trung thảo luận 5 vấn đề, gồm:
- Chủ động các kế hoạch phục hồi kinh tế và hợp tác nội khối. Đại dịch đang được kiểm soát tốt nhưng không được chủ quan để COVID-19 quay lại. Biến thể của virus đang diễn biến phưc tạp ở nhiều nước.
- Tiếp tục xây dựng cộng đồng vững mạnh theo các mục tiêu đã đặt ra cho 2020.
- Mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ đối ngoại của ASEAN với các đối tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN.
- Gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định cho hợp tác phát triển bền vững, thịnh vượng.
- Đề cao tinh thần thiện chí, tuân thủ luật pháp, nhất là luật pháp quốc tế trong giải quyết khác biệt ở khu vực. Lãnh đạo ASEAN cũng thảo luận những diễn biến gần đây trong tình hình quốc tế và khu vực, những vấn đề nổi cộm trong khu vực, trong hợp tác quốc tế. Với hững vấn đề nổi cộm như vậy, chúng tôi nhất trí tiếp tục thúc đẩy hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và thực hiện tốt các quy định của luật hpaps quốc tế thông qua đối thoại hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNLCOS 1982. Những va chạm không thể tránh khỏi, nhưng chúng tôi kêu gọi các bên kìm chế, tránh làm phức tạp tình hình, thực hiện đầy đủ những quy định quốc tế, đặc biệt là thực hiện tốt DOC, đàm phán COC hiệu quả, phù hợp.
Thủ tướng cho biết các lãnh đạo ASEAN cũng mong muốn vấn đề của người Rakhine sẽ được giải quyết trên tinh thần nhân đạo; quan hệ Triều Tiên - Hàn Quốc sớm được giải quyết; chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề của người Palestine Israel.
Thủ tướng cho biết Tuyên bố Chủ tịch đã được thống nhất thông qua với sự thống nhất cao.
Cuộc họp báo có sự tham dự của nhiều phóng viên trong nước, quốc tế và đại diện các đoàn ngoại giao. (Ảnh: Như Ý)
PV: Căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng đến phục phục hồi kinh tế của ASEAN. ASEAN nên làm gì sẽ làm gì để giảm nhẹ tác động của sự cạnh tranh này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trung Quốc và Mỹ là các đối tác quan trọng hàng đầu của các nước trên thế giới, trong đó có ASEAN và Việt Nam. Cho nên, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng đến toàn cầu. Nhưng giữa ASEAN với Trung Quốc và Mỹ đang có nhiều khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Đây là nền tảng quan trọng để duy trì, củng cố và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa ASEAN với hai nền kinh tế lớn này. ASEAN luôn mong muốn một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, hoà bình, thịnh vượng, hợp tác cùng phát triển và không phải chọn muốn chọn bên nào mà mà hợp tác cùng phát triển, cùng có lợi, vì hoà bình ở khu vực và sự phát triển tương lai của các đối tác, trong đó Trung Quốc và Mỹ là những đối tác mà ASEAN rất coi trọng.
Việc đẩy lùi COVID-19 và phục hồi kinh tế là hai nhiệm vụ quan trọng của cộng đồng quốc tế và của chính Trung Quốc và Mỹ. Chúng tôi mong muốn Trung Quốc và Mỹ cùng phát huy điểm đồng, vượt qua khác biệt để xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung của thế giới và khu vực.
Chủ đề của năm ASEAN 2020 là Gắn kết và Chủ động thích ứng.Trong bối cảnh COVID1-9 và trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đang nỗ lực cùng các thành viên ASEAN xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi kinh tế. Chúng tôi tập trung củng cố đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy các hội nghị với Trung Quốc và Mỹ để hợp tác chống dịch, duy trì giao thương mạnh mẽ với Trung Quốc và Mỹ, đảm bảo các chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ và thương mại, đầu tư, thúc đẩy phục hồi kinh tế ở khu vực và thế giới. Việc này, các nước ASEAN cùng Mỹ và Trung Quốc đều có lợi. Chúng tôi đã có những biện pháp thúc đẩy để mang lại kết quả tốt trong lúc khó khăn.
PV: COVID-19 ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của Việt Nam như thế nào trong vấn đề biển Đông?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hoà bình, an ninh, ổn định trên thế giới nói chung và thế giới nói riêng là lợi ích chung của cộng đồng, nhất là các nước ASEAN. Trong thời gian qua, ASEAN đã có rất nhiều nỗ lực đóng góp thúc đẩy đối thoại, duy trì hợp tác để tìm quy chế, cơ chế hợp tác trên biển Đông. Hội nghị lần này của chúng tôi tái khẳng định quyết tâm của ASEAN quyết tâm xây dựng biển Đông thành khu vực hợp tác phát triển, an ninh và an toàn. Dịch bệnh COVID-19 vừa qua đã làm gián đoạn các cuộc thảo luận về COC giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, Việt Nam cùng ASEAN hợp tác với các bên liên quan, kìm chế các hành động làm phứ tạp tình hình trên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế để đưa biển Đông thành vùng biển của hoà bình, hữu nghị và hợp tác, tự do hàng không, hàng hải, thực hiện tốt UNCLOS 1982. Chúng tôi cùng nhau nhất trí thực hiện tốt DOC hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để biển Đông luôn là vùng biển hoà bình, hữu nghị...
Indonesia phản đối 'quyền lịch sử' của Trung Quốc ở Biển Đông Phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên Hợp Quốc đệ trình công hàm khẳng định "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp UNCLOS. Công hàm được phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký António Guterres hôm 12/6, nhằm phản hồi công hàm của Trung Quốc gửi ngày 2/6 liên quan đến Biển...