Đại sứ Mỹ quyết không rời Moskva bất chấp ‘khuyến nghị’ từ Điện Kremlin
Mạng tin Axios ngày 19/4 dẫn nguồn thạo tin ẩn danh cho biết Đại sứ Mỹ tại Nga không chấp nhận rời Moskva, bất chấp việc Điện Kremlin “khuyến nghị” ông nên trở về nước sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden áp lệnh trừng phạt mới chống Nga.
Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan. Ảnh: TASS
Đại sứ John Sullivan, một nhà ngoại giao uy tín, quan chức dưới thời ông Trump vẫn được ông Biden giữ lại, đang nổi lên là nhân vật trung tâm, một nhân tố đo lường quyết tâm của Nhà Trắng trong căng thẳng với Moskva.
Bộ Ngoại giao Nga cuối tuần trước ra thông báo trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ, cấm một số quan chức Nhà Trắng, trong đó có Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland, nhập cảnh vào Nga. Tuy nhiên, Nga không trục xuất Đại sứ Sullivan, thay vào đó Điện Kremlin triệu quan chức ngoại giao này tới gặp ông Yuri Ushakov – Trợ lý đối ngoại của Tổng thống Nga. Tại cuộc gặp, ông Ushakov khuyến nghị ông Sullivan trở về Washington để tham vấn với quan chức trong chính quyền Tổng thống Biden.
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ đã quyết định không làm theo “tư vấn” của ông Ushakov. Nguồn thạo tin cho biết ông Sullivan giữ quan điểm nếu Điện Kremlin muốn ông về nước, Tổng thống Putin sẽ buộc phải ra lệnh trục xuất ông.
Video đang HOT
Xuất hiện dấu hiệu căng thẳng trong quan hệ Nga – Mỹ thời gian gần đây, mới nhất là các đòn trừng phạt, trả đũa lẫn nhau về trục xuất các nhà ngoại giao. Tuy nhiên, cả Washington và Moskva đều tìm cách không để đối đầu vượt tầm kiểm soát.
Ngay sau khi ký sắc lệnh cấm vận Nga, ông Biden bày tỏ hy vọng Nga sẽ không đưa ra trừng phạt đáp trả Mỹ và hai bên có thể “khởi động đối thoại chiến lược” giúp thúc đẩy nghị trình của Mỹ về Iran, biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và nhiều vấn đề khác. “Đây là thời điểm để xuống thang [căng thẳng]. Mỹ sẵn sàng hướng đến một tiến trình như vậy trên tinh thần xây dựng”, ông Biden nói trước báo giới ngày 15/4.
Về phần mình, Nga đã triệu hồi Đại sứ Anatoly Antonov về nước để tham vấn và chưa cử ông trở lại Mỹ. Moskva đáp trả tương xứng đòn trừng phạt của Washington, nhưng không trục xuất hay đưa ra tuyên bố “không hoan nghênh” đối với ông John Sullivan. Đây được xem là động thái kìm chế leo thang căng thẳng của Điện Kremlin, bởi lần gần nhất Moskva tuyên bố “không hoan nghênh” với Đại sứ Mỹ là trường hợp của ông George Kennan, diễn ra vào năm 1952.
Czech bất ngờ vì lệnh trục xuất đáp trả của Nga
Quyền Ngoại trưởng Czech nói lệnh trục xuất 20 nhà ngoại giao do Nga đưa ra cứng rắn hơn dự đoán và kêu gọi sự đoàn kết từ EU.
"Phản ứng của Nga mạnh mẽ hơn những gì chúng tôi dự đoán, khi số nhà ngoại giao bị yêu cầu rời Nga nhiều hơn sĩ quan tình báo bị chúng tôi trục xuất. Tôi sẽ gặp Thủ tướng và thảo luận những biện pháp bổ sung nếu cần thiết", quyền Ngoại trưởng Czech Jan Hamacek cho biết hôm nay.
Quan chức Czech cũng kêu gọi ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thể hiện sự đoàn kết. "Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những hành động ủng hộ và từng nước thành viên EU sẽ tự quyết định có đưa ra những quyết định cứng rắn hay không", quyền Ngoại trưởng Hamacek nói.
Xe chở nhà ngoại giao Czech rời đại sứ quán ở Moskva hôm 19/4. Ảnh: AFP .
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua triệu đại sứ Czech Vitezslav Pivonka để thông báo quyết định trục xuất 20 nhân viên đại sứ quán và yêu cầu họ rời khỏi Nga trước ngày 20/4, đáp trả quyết định trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga ở Czech được Prague đưa ra trước đó, liên quan tới vụ nổ kho đạn năm 2017.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích chính phủ Czech không chia sẻ thông tin về cuộc điều tra vụ nổ. "Đây là bằng chứng cho thấy toàn bộ câu chuyện mang tính ngụy tạo, bẩn thỉu và giả dối", quan chức Nga cho hay.
Điện Kremlin cũng ra thông cáo cho biết hành động trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga là "gây hấn và thiếu thiện chí".
Thủ tướng Czech Andrej Babis hôm 17/4 phát biểu trực tiếp trên truyền hình về "nghi ngờ có cơ sở rằng các sĩ quan thuộc cơ quan tình báo quân đội Nga GRU có liên quan trong vụ nổ kho đạn ở khu vực Vrbetice". Vụ nổ làm rung chuyển kho đạn cách thủ đô Prague 330 km về phía đông nam hồi tháng 10/2014, khiến hai người thiệt mạng. Babis gọi tình huống này là "chưa từng có và đầy tai tiếng"
Quyền Ngoại trưởng Hamacek sau đó thông báo 18 nhân viên đại sứ quán Nga bị yêu cầu rời đi trong vòng 72 giờ. Lệnh trục xuất và cáo buộc là xung đột lớn nhất giữa Czech và Nga từ năm 1989 tới nay.
Đại sứ quán Mỹ tại Prague thông báo trên Twitter rằng Washington "luôn sát cánh cùng đồng minh trước sau như một. Chúng tôi đánh giá cao hành động này của Czech, buộc Nga phải trả giá vì gây nguy hiểm trên lãnh thổ Czech".
Mỹ phản ứng trước hành động trục xuất nhân viên ngoại giao của Nga Mỹ tuyên bố coi những thông báo của Nga về các biện pháp đáp trả mới nhất là động thái "leo thang" và khẳng định Mỹ có quyền trả đũa. Tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moskva. Ảnh: AFP Dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 16/4, đài Sputnik đưa tin: "Thông báo hôm nay của...