Đại sứ Mỹ: Philippines – Mỹ có thể tuần tra chung ở Biển Đông vào cuối năm
Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez nói các cuộc tuần tra chung giữa Philippines và Mỹ ở Biển Đông có thể bắt đầu vào cuối năm nay.
Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez cho biết hai bên đang thực hiện các cuộc thảo luận về hoạt động tuần tra chung trên biển giữa lực lượng hải quân hai nước.
“Dự kiến vào quý 3 năm nay, hoạt động tuần tra chung sẽ diễn ra”, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez nói, cho biết Australia cũng có thể tham gia vào hoạt động tuần tra hàng hải.
Tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. (Ảnh: Kyodo)
Video đang HOT
Trong khi đó, đề cập đến thời gian của các cuộc tuần tra chung, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Manila, Kanishka Gangopadhya, cho biết: “Các cuộc đàm phán của chúng tôi về hoạt động tuần tra hàng hải chung với Philippines đang tiếp tục và các nhà hoạch định quân sự hai nước đang nỗ lực giải quyết vấn đề về hậu cần”.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hồi tháng 2 thông báo rằng ông và người đồng cấp Philippines Carlito Galvez đã đồng ý khởi động lại các cuộc tuần tra hàng hải chung ở Biển Đông.
Hoạt động tuần tra chung giữa lực lượng hải quân Mỹ và Philippines đình chỉ sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào tháng 2/2016.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Galvez hôm 8/5 nói rằng, nước này không thực hiện cuộc thảo luận chính thức về các cuộc tuần tra chung với Mỹ và Australia.
Mối quan hệ giữa Philippines và Mỹ đang được hồi sinh dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. Tuần trước, ông Ferdinand Marcos Jr có cuộc gặp Tổng thống Joe Biden trong chuyến thăm 4 ngày tới Washington.
Trong chuyến thăm, Lầu Năm Góc đưa ra các hướng dẫn chi tiết, thể hiện cam kết của Washington trong hiệp ước phòng thủ Mỹ – Philippines. Văn bản hướng dẫn này nhằm cụ thể hoá hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines được ký vào năm 1951. Theo đó, hiệp ước này sẽ được kích hoạt nếu một trong hai bên bị tấn công trên Biển Đông hoặc nếu các tàu tuần duyên bị tấn công.
Philippines bảo vệ quyết định cho Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự mới
Lãnh đạo quốc phòng Philippines vừa đưa ra tuyên bố bảo vệ việc cho Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự mới tại quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Philippines nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng vào tháng 2/2023. Ảnh: Jakarta Post.
Quyết định của Philippines cho phép Mỹ mở rộng quyền tiếp cận các căn cứ quân sự của nước này để cải thiện khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa, chứ không nhằm mục đích chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh - đây là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez trước những lo ngại sau khi Philippines cho phép Mỹ tiếp cận thêm 4 địa điểm căn cứ quân sự, ngoài 5 địa điểm hiện nay theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường ( EDCA) từ năm 2014.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Philippines Carlito Galvez nhấn mạnh tình hình địa chính trị khu vực đang ngày càng không ổn định, Philippines muốn tăng cường khả năng phòng thủ trước các tình huống bất ngờ và các mối đe dọa an ninh. Ông Galvez cũng nhấn mạnh Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường và các quan hệ đối tác quốc phòng của Philippines "không nhằm mục đích gây hấn".
Trước đó, Trung Quốc lên tiếng cho rằng việc Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự của Philippines đã làm suy yếu sự ổn định khu vực và làm gia tăng căng thẳng. Hiện Philippines chưa tiết lộ cụ thể các địa điểm cho Mỹ tiếp cận, cho biết họ đang trong quá trình nghiên cứu.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho biết, chính phủ nước này đang trong quá trình soạn thảo hướng dẫn cho các hoạt động hàng hải chung ở Biển Đông bao gồm các cuộc tuần tra chung với các đối tác khu vực. Bộ Ngoại giao Philippines vẫn chưa nêu tên các đối tác khu vực nào sẽ tham gia các cuộc tuần tra chung có thể diễn ra giữa Philippines và Mỹ, nhưng Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez trước đó đề cập khả năng có sự tham gia của Australia và Nhật Bản
Bình luận trước thông tin này, Đại sứ Australia tại Philippines Hae Kyong Yu cho biết: Australia đã tham gia các cuộc thảo luận về hoạt động hàng hải kết hợp ở vùng biển quốc tế. Australia mong muốn hợp tác chặt chẽ với các đối tác để ủng hộ luật pháp quốc tế như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; Australia cũng có lợi khi các bên tuân thủ vùng biển tự do và cởi mở. Tuy nhiên Đại sứ Hae Kyong Yu cho biết, Australia vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề này.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Manila cho biết, hiện chưa có các cuộc thảo luận chính thức về khả năng tham gia các cuộc tuần tra chung. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ thúc đẩy hợp tác với các đối tác để tăng cường nhận thức về lĩnh vực hàng hải và thực thi luật hàng hải ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tại phiên điều trần ở Thượng viện, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo cũng cho biết, về mặt đối tác trong ASEAN, Philippines đang thảo luận với Singapore, Việt Nam và các nước khác trong khu vực nhằm mục đích tăng cường an ninh, không chỉ là quân sự quốc phòng mà còn là an ninh kinh tế.
Quân đội Nga và Belarus tiến hành tuần tra không quân chung Các máy bay quân sự của Nga và Belarus thực hiện các chuyến bay chung như một phần của giai đoạn tiếp theo trong cuộc kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu toàn diện ở Belarus. Trực thăng quân sự tham gia cuộc tập trận chung Nga-Belarus ở thành phố Baranovichi (Belarus) ngày 19/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo hãng tin TASS, ngày 5/5,...